Sách bài tập KHTN 9 Bài 16 (Kết nối tri thức): Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 16.

1 146 25/10/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch

Bài 16.1 trang 48 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Năng lượng từ gió trên Trái Đất cũng được chuyển hoá từ năng lượng mặt trời.

B. Vòng tuần hoàn của nước cũng là một trong các vòng năng lượng trên Trái Đất.

C. Năng lượng sinh khối dựa vào sự phân huỷ của thực vật nên không có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.

D. Sự chuyển hoá năng lượng giữa các vật sống thông qua trao đổi chất, chuỗi thức ăn, hô hấp ở sinh vật,... cũng có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Vì sinh khối (như gỗ, than đá, dầu mỏ) được hình thành từ các sinh vật đã chết, mà các sinh vật này lại lấy năng lượng từ quá trình quang hợp để sinh trưởng. Quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học. Vậy, năng lượng sinh khối có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.

Bài 16.2 trang 48 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hoá năng tích trữ trong lục lạp của thực vật được chuyển hoá từ năng lượng mặt trời nhờ quá trình quang hợp ở thực vật.

B. Quá trình quang hợp ở thực vật là quá trình chuyển nhiệt năng của Mặt Trời thành hoá năng.

C. Trong chuỗi thức ăn, thực vật là nguồn cung cấp năng lượng cho động vật ăn thực vật.

D. Năng lượng tích trữ trong ATP của động vật cũng có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vì năng lượng ánh sáng mặt trời không phải là nhiệt năng mà là năng lượng bức xạ điện từ. Quang hợp chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành hóa năng.

Bài 16.3 trang 48 Sách bài tập KHTN 9: Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp với vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước.

Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp với vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước

Lời giải:

1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – a.

Bài 16.4 trang 49 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Năng lượng mặt trời làm chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng trên Trái Đất gây ra gió và dòng hải lưu.

B. Năng lượng từ gió và từ sóng biển cũng có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.

C. Năng lượng từ dòng chảy không có nguồn gốc từ mặt trời mà do sự chênh lệch độ cao ở bề mặt đất.

D. Động năng và thế năng của hơi nước ở trên cao được chuyển hoá từ nhiệt năng của Mặt Trời.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Vì dòng chảy (ví dụ như dòng sông) chủ yếu được hình thành do mưa (nước bốc hơi từ mặt đất do năng lượng mặt trời), và sự chênh lệch độ cao chỉ là yếu tố tác động đến tốc độ và hướng của dòng chảy chứ không phải là nguồn gốc.

Bài 16.5 trang 49 Sách bài tập KHTN 9: Quan sát Hình 16.1, trả lời câu hỏi sau: Tại sao ban đêm không thấy Mặt Trời mà chúng ta vẫn sử dụng năng lượng mặt trời?

Quan sát Hình 16.1, trả lời câu hỏi sau, Tại sao ban đêm không thấy Mặt Trời

Lời giải:

Do Mặt Trời làm nóng mặt đất và biển vào ban ngày, còn ban đêm Mặt Trời không chiếu sáng nhưng sự nguội đi của mặt đất và biển khác nhau, làm chênh lệch nhiệt độ, tạo ra gió. Sử dụng năng lượng gió vào ban đêm cũng chính là đang sử dụng gián tiếp năng lượng mặt trời.

Bài 16.6 trang 50 Sách bài tập KHTN 9: Dựa vào sơ đồ mô tả sự chuyển hoá năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng trên Trái Đất ở Hình 16.2, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng.

Dựa vào sơ đồ mô tả sự chuyển hoá năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng trên Trái Đất

A. Năng lượng mặt trời chuyển hoá thành hoá năng nhờ quá trình quang hợp ở thực vật.

B. Năng lượng mặt trời giúp động vật hô hấp, hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2.

C. Động vật chuyển hoá năng lượng mặt trời thành động năng cho vận động hằng ngày.

D. Động năng giúp thực vật sinh trưởng và phát triển trên Trái Đất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Quá trình quang hợp là một trong những quá trình quan trọng nhất trên Trái Đất. Thực vật hấp thụ ánh sáng mặt trời, nước và carbon dioxide để tạo ra glucose (một loại đường) và oxygen. Glucose là nguồn năng lượng cung cấp cho sự sống của thực vật và được lưu trữ dưới dạng hóa năng trong các liên kết hóa học của các phân tử hữu cơ.

Bài 16.7 trang 50 Sách bài tập KHTN 9: Sự hình thành dầu mỏ và than đá cũng có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời như mô tả trong sơ đồ Hình 16.3.

Sự hình thành dầu mỏ và than đá cũng có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời

a) Dầu mỏ, than đá được hình thành như thế nào?

b) Tại sao có thể nói:"Năng lượng hoá thạch cũng có nguồn gốc từ MặtTrời"?

Lời giải:

a) Nhờ năng lượng mặt trời, thực vật và động vật phát triển. Do biến đổi địa chất, chúng bị chôn vùi ở đáy đại dương và trong đầm lầy hàng triệu năm, do đó tạo ra dầu mỏ, khí đốt và than đá như ngày nay.

b) Có thể nói:"Năng lượng hoá thạch cũng có nguồn gốc từ Mặt Trời". Vì năng lượng hoá thạch có nguồn gốc từ động vật, thực vật bị chôn vùi cách đây hàng triệu năm. Mà động vật, thực vật sử dụng năng lượng mặt trời để sinh trưởng và phát triển.

Bài 16.8 trang 51 Sách bài tập KHTN 9: Hãy lập sơ đồ về các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhiên liệu hoá thạch.

Lời giải:

Có nhiều cách lập sơ đồ về các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhiên liệu hoá thạch, học sinh có thể tham khảo sơ đồ sau:

Hãy lập sơ đồ về các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhiên liệu hoá thạch

Bài 16.9 trang 51 Sách bài tập KHTN 9: Ngày nay, các mỏ nhiên liệu dễ khai thác ngày càng cạn kiệt, cần phải thăm dò để tìm các nguồn nhiên liệu ở vùng biển sâu, ở đại dương hoặc vùng hẻo lánh, các cực của Trái Đất. Hãy giải thích vì sao giá nhiên liệu có xu hướng ngày càng tăng là do phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.

Lời giải:

Hiện nay ngày càng khó khăn để khai thác các nguồn nhiên liệu như dầu mỏ, than đá và khí tự nhiên, do các mỏ dễ tìm đã bị khai thác hết hoặc cạn kiệt. Điều này làm tăng chi phí khai thác từ các nguồn nhiên liệu khó tiếp cận hơn như dầu mỏ từ các khu vực biển sâu, than mỏ từ đáy biển hoặc khí tự nhiên từ các khu vực khó tiếp cận trên đất liền do:

+ Tốn công sức và chi phí thăm dò.

+ Chi phí xây dựng hệ thống dẫn nguồn nhiên liệu từ các khu vực xa xôi về sẽ lớn.

+ Chi phí khai thác lớn, cần nghiên cứu trang thiết bị hiện đại hơn …

Bài 16.10 trang 51 Sách bài tập KHTN 9: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Năng lượng mặt trời được chuyển hoá thành các dạng năng lượng trên Trái Đất thông qua ...(1)... như vòng tuần hoàn của nước, vòng năng lượng giữa các vật sống.

b) Năng lượng từ gió, từ dòng sông cũng đến từ năng lượng ...(2)...

Lời giải:

a) (1) vòng năng lượng trên Trái Đất;

b) (2) – mặt trời.

Bài 16.11 trang 51 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây về năng lượng hoá thạch là đúng?

A. Năng lượng hoá thạch dễ khai thác với khối lượng lớn và thuận lợi khi lưu trữ.

B. Chi phí đầu tư ban đầu khai thác năng lượng hoá thạch đắt hơn chi phí đầu tư ban đầu khai thác năng lượng gió.

C. Năng lượng hoá thạch khó vận chuyển với khối lượng lớn, khó bảo quản so với năng lượng mặt trời.

D. Công nghệ chuyển hoá năng lượng hoá thạch thành các dạng năng lượng khác khó hơn chuyển hoá năng lượng gió thành các dạng năng lượng khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Năng lượng hoá thạch dễ khai thác với khối lượng lớn và thuận lợi khi lưu trữ.

B sai vì chi phí đầu tư ban đầu khai thác năng lượng hoá thạch rẻ hơn chi phí đầu tư ban đầu khai thác năng lượng gió.

C sai vì năng lượng hoá thạch dễ vận chuyển với khối lượng lớn, dễ bảo quản so với năng lượng mặt trời.

D sai vì công nghệ chuyển hoá năng lượng hoá thạch thành các dạng năng lượng khác dễ hơn chuyển hoá năng lượng gió thành các dạng năng lượng khác.

Bài 16.12 trang 51 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng về năng lượng hoá thạch?

A. Năng lượng hoá thạch luôn được năng lượng mặt trời bổ sung nên không thể cạn kiệt.

B. Sử dụng năng lượng hoá thạch sẽ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên.

C. Đốt nhiên liệu hoá thạch gây ô nhiễm không khí, phát tán bụi mịn vào không khí.

D. Giá nhiên liệu hoá thạch phụ thuộc vào chi phí khai thác nó, chi phí này có xu hướng ngày càng tăng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Năng lượng hoá thạch cần hàng triệu năm mới tạo thành và hiện nay đang dần cạn kiệt vì khai thác quá mức.

Bài 16.13 trang 52 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào sau đây là đúng về dầu mỏ?

A. Hiện nay, dầu mỏ được coi là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu.

B. Các mỏ dầu được phân bố đồng đều giữa các nước trên thế giới.

C. Dầu mỏ khó có khả năng cạn kiệt do nó có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.

D. Giá dầu mỏ chỉ phụ thuộc vào chi phí khai thác nó.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hiện nay, dầu mỏ được coi là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu.

B sai vì các mỏ dầu được phân bố không đồng đều giữa các nước trên thế giới.

C sai vì dầu mỏ có khả năng cạn kiệt vì cần hàng triệu năm để hình thành.

D sai vì giá dầu mỏ phụ thuộc vào chi phí khai thác nó, chi phí vận chuyển, lưu kho, chi phí khắc phục môi trường,…

Lý thuyết KHTN 9 Bài 15: Tác dụng của dòng diện xoay chiều

I. Tác dụng nhiệt

Dòng điện xoay chiều chạy qua vật dẫn làm nó nóng lên, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt.

II. Tác dụng phát sáng

Dòng điện xoay chiều chạy qua đèn sợi đốt làm đèn phát sáng chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng phát sáng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 15: Tác dụng của dòng diện xoay chiều

III. Tác dụng từ

Dòng điện xoay chiều chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây dẫn sinh ra từ trường chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ. Có thể kiểm chứng tác dụng từ của dòng điện xoay chiều bằng thí nghiệm mô tả ở Hình 15.4.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 15: Tác dụng của dòng diện xoay chiều

- Trong công nghiệp, người ta có thể sử dụng nam châm điện xoay chiều có từ trường mạnh để di chuyển bột sắt. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong thực tế để tạo nam châm điện, rơ le điện từ, động cơ điện, máy chụp cộng hưởng từ trong y học, tàu đệm từ, ….

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 15: Tác dụng của dòng diện xoay chiều

IV. Tác dụng sinh lí

Nếu sơ ý để cho dòng điện xoay chiều đi qua cơ thể thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lí.

- Trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều thích hợp để điều trị một số bệnh.

Ví dụ: Máy khử rung tim là một trong số các thiết bị ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức  Bài 15: Tác dụng của dòng diện xoay chiều

Lưu ý: Dòng điện xoay chiều có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của con người. Cần thận trọng khi sử dụng dòng điện xoay chiều ở gia đình và không được lại gần các trạm biến thế điện.

1 146 25/10/2024