Sách bài tập KHTN 9 Bài 28 (Kết nối tri thức): Lipid
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Lipid sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 28.
Giải SBT KHTN 9 Bài 28: Lipid
Bài 28.1 trang 79 Sách bài tập KHTN 9: Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, ...(1)... trong nước, ...(2)... được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hoả,...
Các cụm từ phù hợp với các khoảng trống (1) và (2) lần lượt là:
A. "không tan" và "nhưng tan".
B. "tan" và "nhưng không tan".
C. "không tan" và "cũng không tan".
D. "tan"và "đồng thời tan".
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước, nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hoả,...
Bài 28.1 trang 79 Sách bài tập KHTN 9: Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, ...(1)... trong nước, ...(2)... được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hoả,...
Các cụm từ phù hợp với các khoảng trống (1) và (2) lần lượt là:
A. "không tan" và "nhưng tan".
B. "tan" và "nhưng không tan".
C. "không tan" và "cũng không tan".
D. "tan"và "đồng thời tan".
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước, nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hoả,...
Bài 28.3 trang 79 Sách bài tập KHTN 9: Chất béo dạng lỏng thường là
A. dầu thực vật.
B. mỡ động vật.
C. bơ nhân tạo.
D. bơ tự nhiên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Chất béo dạng lỏng thường là dầu thực vật.
Bài 28.4 trang 79 Sách bài tập KHTN 9: Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng
A. oxi hoá.
B. hydrogen hoá.
C. xà phòng hoá.
D. hydrate hoá.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hoá.
Bài 28.5 trang 79 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Chất béo không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
b) Chất béo đều ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng.
c) Phản ứng xà phòng hoá của chất béo tạo ra muối của acid béo và glycerol.
d) Phản ứng xà phòng hoá của chất béo là phản ứng với acid.
Lời giải:
a) Đúng.
b) Sai vì chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn ở nhiệt độ phòng.
c) Đúng.
d) Sai vì Phản ứng xà phòng hoá của chất béo là phản ứng với kiềm.
Bài 28.6 trang 79 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Chất béo là các triester của glycerol và acid béo.
b) Công thức tổng quát của chất béo là (RCOO)3C3H5.
c) Glycerol là acid hữu cơ có công thức cấu tạo C3H5(OH)3.
d) Acid béo thường có mạch carbon dài, không phân nhánh.
Lời giải:
a) Đúng.
b) Đúng.
c) Sai vì glycerol là alcohol đa chức có công thức cấu tạo C3H5(OH)3.
d) Đúng.
Bài 28.7 trang 80 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Chất béo có thể được sử dụng làm nhiên liệu trong công nghiệp.
b) Chất béo có thể được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
c) Chất béo là một trong các nhóm thực phẩm chính của con người.
d) Chất béo không còn được sử dụng để sản xuất xà phòng.
Lời giải:
a) Đúng.
b) Đúng.
c) Đúng.
d) Sai vì chất béo còn được sử dụng để sản xuất xà phòng.
Bài 28.8 trang 80 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Tiêu thụ quá nhiều chất béo có nguy cơ gây bệnh béo phì.
b) Mọi loại chất béo đều có hại cho sức khoẻ.
c) Nên ưu tiên sử dụng các chất béo có nguồn gốc dầu thực vật hay dầu cá.
d) Sử dụng chất béo nguồn gốc động vật nên được hạn chế.
Lời giải:
a) Đúng.
b) Sai vì khi cơ thể mắc bệnh béo phì, thừa chất béo thì sẽ có hại cho sức khoẻ.
c) Đúng.
d) Đúng.
Bài 28.9 trang 80 Sách bài tập KHTN 9: Để tác dụng hết với lượng chất béo có trong 500 g dầu dừa, người ta cần vừa đủ 90 g NaOH. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%, tính khối lượng glycerol và xà phòng thu được từ quá trình này.
Lời giải:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
nglycerol =
mglycerol = 0,75. 92 = 69 g.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mxà phòng = 500 + 90 – 69 = 521 (g).
Bài 28.10 trang 80 Sách bài tập KHTN 9: Em hãy đề xuất một số biện pháp sử dụng chất béo trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì.
Lời giải:
Gợi ý: Một số biện pháp sử dụng chất béo trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì:
- Hạn chế sử dụng chất béo từ mỡ động vật và các thực phẩm chế biến sẵn (qua quá trình chiên hay nướng).
- Ưu tiên dùng chất béo từ dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu hướng dương, chất béo giàu omega-3 từ cá như cá hồi, cá mòi,…
- Nấu ăn ở nhiệt độ thấp hoặc sử dụng phương pháp nấu không cần dầu mỡ như luộc, hấp, hoặc nướng để giảm lượng chất béo trong bữa ăn.
Bài 28.11 trang 80 Sách bài tập KHTN 9: Lipid là một nhóm các hợp chất hữu cơ phong phú, bao gồm chất béo (dầu và mỡ động thực vật), dầu, steroid, và phospholipid. Chúng không tan trong nước nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ. Lipid đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, từ việc là thành phẩn cấu trúc của màng tế bào đến việc là nguồn dự trữ năng lượng. Một phân tử chất béo đơn giản có thể được biểu diễn bằng công thức (R-COO)3C3H5, với R đại diện cho gốc hydrocarbon. Chất béo có thể chia thành hai loại chính dựa trên cấu trúc hoá học của chúng: bão hoà (no) và không bão hoà (không no), với đặc điểm cấu tạo khác nhau. Chất béo không chỉ cung cấp năng lượng mà còn tham gia vào quá trình xà phòng hoá, trong đó chất béo phản ứng với kiềm tạo ra glycerol và muối của acid béo
Câu 1. Lipid tham gia vào những quá trình nào trong cơ thể?
A. Chỉ dự trữ năng lượng.
B. Chỉ cấu tạo màng tế bào.
C. Dự trữ năng lượng và cấu tạo màng tế bào.
D. Cung cấp oxygen cho tế bào.
Câu 2. Phản ứng xà phòng hoá chứng minh điều gì về tính chất hoá học của chất béo?
A. Chất béo không phản ứng với kiềm.
B. Chất béo phản ứng với nước tạo thành glycerol và muối acid béo.
C. Chất béo phản ứng với kiềm tạo thành glycerol và muối acid béo.
D. Chất béo không thể tạo ra glycerol.
Câu 3. So sánh chất béo bão hoà và không bão hoà, điểm khác biệt chính của chúng là gì?
A. Chất béo bão hoà chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo không bão hoà.
B. Chất béo không bão hoà chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo bão hoà.
C. Chất béo bão hoà và không bão hoà không có sự khác biệt.
D. Chất béo không bão hoà chứa ít năng lượng hơn chất béo bão hoà.
Câu 4. Đề xuất một biện pháp sử dụng chất béo hợp lí trong chế độ ăn hằng ngày để tránh bệnh béo phì.
A. Tăng cường tiêu thụ chất béo bão hoà.
B. Hạn chế tất cả các loại chất béo trong chế độ ăn.
C. Ưu tiên chất béo không bão hoà từ dầu thực vật và cá.
D. Chỉ ăn các loại thực phẩm không chứa chất béo.
Lời giải:
Câu 1. Đáp án đúng là: A
Lipid tham gia vào những quá trình chỉ dự trữ năng lượng trong cơ thể.
Câu 2. Đáp án đúng là: C
Phản ứng xà phòng hoá chứng minh: Chất béo phản ứng với kiềm tạo thành glycerol và muối acid béo.
Câu 3. Đáp án đúng là: B
So sánh chất béo bão hoà và không bão hoà, điểm khác biệt chính của chúng là: Chất béo không bão hoà chứa nhiều liên kết đôi hơn chất béo bão hoà.
Câu 4. Đáp án đúng là: C
Biện pháp sử dụng chất béo hợp lí trong chế độ ăn hằng ngày để tránh bệnh béo phì: Ưu tiên chất béo không bão hoà từ dầu thực vật và cá.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 28: Lipid
I. Lipid
- Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước, nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ như xăng, dầu hoả,…
- Một số loại lipid điển hình là:
+ Chất béo: nguồn dự trự năng lượng chính trong cơ thể và là thành phần chính của dầu thực vật và mỡ động vật.
+ Sáp: thường được tìm thấy trên bề mặt lá, thân cây, trái cây của nhiều loại thực vật và da, lông của một số loài động vật, giúp chống nước và một số tác động có hại từ môi trường ngoài.
II. Chất béo
Loại lipid được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày là chất béo.
1. Khái niệm
- Khi đun chất béo với nước, có mặt xúc tác acid hoặc enzyme lipase sẽ thu được glycerol và acid béo.
- Glycerol là alcohol có công thức cấu tạo:
Viết thu gọn là: C3H5(OH)3
- Acid béo là các acid hữu cơ có công thức chung R-COOH, với R thường là –C15H31, -C17H35, -C17H33, -C17H31,… và thường có mạch carbon dài, không phân nhánh.
- Chất béo là các triester (loại ester chứa 3 nhóm –COO– trong phân tử) của glycerol và aicd béo, có công thức cấu tạo thu gọn là (RCOO)3C3H5 (R có thể giống nhau hoặc khác nhau).
2. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, một số chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu cá,…; một số chất béo tồn tại ở trạng thái rắn như các loại mỡ động vật, bơ,…
- Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước và tan trong một số dung môi hữu cơ như benzene, xăng,…
3. Tính chất hoá học
- Chất béo có thể bị thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiềm.
- Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH (hoặc KOH), sản phẩm thu được là muối Na (hoặc K) của acid béo và glycerol.
Ví dụ:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Muối Na (hoặc K) của các acid béo được sử dụng làm xà phòng nên loại phản ứng này có tên là phản ứng xà phòng hoá.
4. Ứng dụng
- Chất béo là một trong các thực phẩm thiết yếu của con người, được sử dụng dưới dạng dầu thực vật, mỡ động vật, bơ hoặc một số loại hạt.
- Chất béo được dùng trong công nghiệp mĩ phẩm (chất làm mềm, dưỡng ẩm,…), dược phẩm, nhiên liệu (dầu diesel sinh học), nguyên liệu (sản xuất xà phòng),…
5. Sử dụng chất béo đúng cách để hạn chế béo phì
- Béo phì có thể gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khoẻ, là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau. Một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì là do chế bộ ăn uống quá nhiều chất béo.
- Để hạn chế bệnh béo phì và các bệnh liên quan, trong chế độ ăn uống cần lưu ý lựa chọn thực phẩm có lượng chất béo phù hợp, ưu tiên sử dụng các chất béo có nguồn gốc thực vật, chất béo giàu omega-3, hạn chế sử dụng các chất béo có nguồn gốc động vật, các loại bơ nhân tạo, các thức ăn có chứa chất béo đã qua chế biến ở nhiệt độ cao,…
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 9 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Global Success
- Giải sgk Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức