Sách bài tập KHTN 9 Bài 30 (Kết nối tri thức): Tinh bột và cellulose

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Tinh bột và cellulose sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 30.

1 165 01/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 30: Tinh bột và cellulose

Bài 30.1 trang 84 Sách bài tập KHTN 9: Công thức nào dưới đây là công thức phân tử của tinh bột hoặc cellulose?

A. C5H10O5.

B. C6H12O6.

C. C12H22O11.

D. (C6H10O5)n.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Công thức phân tử của tinh bột hoặc cellulose là: (C6H10O5)n.

Bài 30.2 trang 84 Sách bài tập KHTN 9: Trong các tính chất vật lí sau, tinh bột và cellulose có chung bao nhiêu tính chất?

(1) chất rắn;

(2) màu trắng;

(3) dạng bột;

(4) không tan trong nước lạnh, nhưng tan trong nước nóng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong các tính chất vật lí trên, tinh bột và cellulose có chung tính chất: chất rắn; màu trắng.

Bài 30.3 trang 85 Sách bài tập KHTN 9: Tinh bột phản ứng với iodine tạo hợp chất có màu

A. xanh tím.

B. vàng nâu.

C. đỏ nâu.

D. lục nhạt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tinh bột phản ứng với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím.

Bài 30.4 trang 85 Sách bài tập KHTN 9: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc cellulose đều tạo ra

A. glucose.

B. fructose.

C. glucose và fructose.

D. saccharose.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc cellulose đều tạo ra glucose.

Bài 30.5 trang 85 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Tinh bột không hoà tan trong nước lạnh.

b) Tinh bột thường tập trung nhiều ở hạt, củ và quả của cây.

c) Cellulose tập trung nhiều ở thân cây và vỏ cây.

d) Cellulose có thể hoà tan hoàn toàn trong nước nóng.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Đúng.

d) Sai vì cellulose không thể hoà tan trong nước lạnh cũng như nước nóng.

Bài 30.6 trang 85 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Phản ứng thuỷ phân tinh bột tạo ra glucose.

b) Cellulose không tham gia phản ứng thuỷ phân.

c) Tinh bột phản ứng với iodine tạo màu đỏ nâu.

d) Cellulose có thể phản ứng màu với iodine.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Sai vì cellulose tham gia phản ứng thuỷ phân tạo ra glucose.

c) Sai vì tinh bột phản ứng với iodine tạo màu xanh tím.

d) Sai vì cellulose không thể phản ứng màu với iodine.

Bài 30.7 trang 85 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Hồ tinh bột không đổi màu khi thêm iodine.

b) Phản ứng thuỷ phân của cellulose tạo ra glucose.

c) Phản ứng thuỷ phân của tinh bột tạo ra fructose.

d) Tinh bột và cellulose bị thuỷ phân bởi cùng một loại enzyme.

Lời giải:

a) Sai vì hồ tinh bột đổi màu khi thêm iodine.

b) Đúng.

c) Sai vì phản ứng thuỷ phân của tinh bột tạo ra glucose.

d) Sai vì tinh bột và cellulose bị thuỷ phân bởi loại enzyme khác nhau.

Bài 30.8 trang 85 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng.

b) Cellulose giúp xây dựng thành tế bào thực vật và giúp duy trì độ cứng, hình dáng của cây.

c) Tinh bột là một trong những nguồn dinh dưỡng chính của con người.

d) Một lượng lớn cellulose được sử dụng để sản xuất giấy và tơ sợi.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Đúng.

d) Đúng.

Bài 30.9 trang 85 Sách bài tập KHTN 9: a) Theo em làm thế nào để kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong thực phẩm?

b) Em hãy mô tả quy trình thực hiện kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong chuối xanh và chuối chín.

Lời giải:

Gợi ý:

a) Để kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong thực phẩm, phổ biến nhất là sử dụng dung dịch iodine, do tinh bột tương tác với iodine tạo sản phẩm có màu xanh tím.

b) Quy trình thực hiện như sau:

- Cắt một lát chuối xanh và một lát chuối chín.

- Nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên bề mặt của từng lát chuối. Quan sát sự thay đổi màu sắc.

- Nhận xét: Chuối xanh chứa nhiều tinh bột nên phản ứng màu rõ ràng hơn so với chuối chín, vì tinh bột trong chuối chín đã phần lớn chuyển hoá thành đường.

Bài 30.10 trang 86 Sách bài tập KHTN 9: Thuỷ phân hoàn toàn một mẫu 10 g bột gạo trong môi trường acid sẽ thu được bao nhiêu gam glucose? Giả thiết trong bột gạo chứa 80% tinh bột và hiệu suất quá trình thuỷ phân đạt đến 90%.

Lời giải:

Thuỷ phân hoàn toàn một mẫu 10 g bột gạo trong môi trường acid sẽ thu được bao nhiêu gam glucose

Bài 30.11 trang 86 Sách bài tập KHTN 9: Tinh bột và cellulose là hai loại carbohydrate phức tạp, đều cấu thành từ các đơn vị glucose, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống và đời sống hằng ngày. Tinh bột có cấu trúc hạt là một nguồn dự trữ năng lượng chính cho con người, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như khoai tây, gạo và bắp. Cellulose có cấu trúc sợi dài và bền, xây dựng cấu trúc cho các thành tế bào thực vật và là thành phần chính của giấy và bông. Sự khác biệt cơ bản giữa chúng không chỉ ở cấu trúc hoá học mà còn ở cách chúng được sử dụng trong đời sống và công nghiệp.

Câu 1. Tinh bột được cấu tạo từ loại monosaccharide nào?

A. Glucose.

B. Fructose.

C. Galactose.

D. Ribose.

Câu 2. Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?

a) Tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng chính cho thực vật.

b) Cellulose không thể được tiêu hoá bởi hệ tiêu hoá của con người để cung cấp năng lượng.

Câu 3. Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?

a) Tinh bột và cellulose có cùng cấu trúc hoá học.

b) Cellulose được sử dụng rộng rãi hơn tinh bột trong sản xuất công nghiệp.

Câu 4. Giải thích tại sao cellulose lại quan trọng trong việc sản xuất giấy và bông, trong khi tinh bột lại được ưu tiên sử dụng làm nguồn dự trữ năng lượng?

Lời giải:

Câu 1. Đáp án đúng là: A

Tinh bột được cấu tạo từ loại monosaccharide glucose

Câu 2.

a) Đúng.

b) Đúng.

Câu 3.

a) Sai vì tinh bột và cellulose khác cấu trúc hoá học.

b) Đúng.

Câu 4: Cellulose có cấu trúc phân tử dài và bền vững, tạo ra sợi cellulose rắn chắc và không tan trong nước, phù hợp cho việc sản xuất giấy và bông. Ngược lại, tinh bột có cấu trúc xoắn tạo dạng hạt, dễ dàng phân huỷ bởi các enzyme tiêu hoá của con người, nên là nguồn dự trữ năng lượng lí tưởng trong thực phẩm.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 30: Tinh bột và cellulose

I. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Tính chất vật lí:

+ Tinh bột, có công thức phân tử (C6H10O5)n, là chất rắn, dạng bột, màu trắng, không tan trong nước lạnh, nhưng tan một phần trong nước nóng tạo hệ keo, gọi là hồ tinh bột.

+ Cellulose, có công thức phân tử (C6H10O5)m, là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường.

- Trạng thái tự nhiên:

+ Tinh bột tập trung nhiều ở hạt, củ và quả của cây. Các loại hạt và củ chứa nhiều tinh bột là gạo, ngô, khoai, sắn,…

+ Cellulose tập trung nhiều ở thân cây và vỏ cây. Các loại cây thân gỗ, quả bông, các loại tre, nứa và vỏ các cây đay, gai chứa hàm lượng cellulose cao.

- Tinh bột và cellulose ở thực vật được hình thành từ quá trình quang hợp, có vai trò:

+ Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng.

+ Cellulose xây dựng thành tế bào thực vật và giúp duy trì độ cứng, hình dáng của cây.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 30: Tinh bột và cellulose

II. Tính chất hoá học

- Tinh bột và cellulose đều có thể bị thuỷ phân tạo thành glucose trong môi trường acid hoặc dưới tác dụng của enzyme.

- Cơ thể người chỉ có enzyme thuỷ phân tinh bột (ở tuyến nước bọt và ở ruột non) mà không có enzyme thuỷ phân cellulose. Quá trình trên là quá trình tiêu hoá thức ăn giàu tinh bột sẽ tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 30: Tinh bột và cellulose

- Tinh bột phản ứng với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím.

III. Ứng dụng

- Tinh bột là một trong những nguồn dinh dưỡng chính của con người. Trong công nghiệp, tinh bột dùng sản xuất hồ dán, làm nguyên liệu sản xuất ethylic alcohol và một số hoá chất khác.

- Cellulose được sử dụng phần lớn để sản xuất giấy và tơ sợi. Cellulose dưới dạng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp là vật liệu thông dụng. Cellulose còn là nguyên liệu tổng hợp nhiều hoá chất như ethylic alcohol,…

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 30: Tinh bột và cellulose

1 165 01/11/2024