Sách bài tập KHTN 9 Bài 22 (Kết nối tri thức): Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 22.

1 472 01/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

Bài 22.1 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Trong số các chất sau, chất nào là chất hữu cơ?

A. CO.

B. HCN.

C. (NH2)2CO.

D. Na2CO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ carbon monoxide, carbon dioxide, các muối carbonate, …

⇒ (NH2)2CO là hợp chất hữu cơ.

Bài 22.2 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Cho các hợp chất sau: CH4, CO2, H2CO3, HCOOH, C12H22O11, (NH4)2CO3, CH3OH. Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm: chất vô cơ và chất hữu cơ.

Lời giải:

Chất vô cơ: CO2, H2CO3, (NH4)2CO3.

Chất hữu cơ: CH4, HCOOH, C12H22O11, CH3OH.

Bài 22.3 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Các chất có trong tự nhiên đều là hợp chất hữu cơ.

B. Các chất hữu cơ có cả ở bên trong và bên ngoài cơ thể sống.

C. Các chất có trong cơ thể sống đều là chất hữu cơ.

D. Các hợp chất của nguyên tố carbon đều là chất hữu cơ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các chất hữu cơ có cả ở bên trong và bên ngoài cơ thể sống.

Ví dụ:

Bên ngoài cơ thể sống: Khí methane (CH4), cồn (C2H5OH), …

Bên trong cơ thể sống: Protein, chất béo, …

Bài 22.4 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Trong phân tử Bài 22.4 trang 67 Sách bài tập KHTN 9 có mấy liên kết đơn?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong phân tử có 4 liên kết đơn gồm 1 liên kết đơn C – H, 3 liên kết đơn C – Cl.

Bài 22.5 trang 67 Sách bài tập KHTN 9: Một bạn học sinh nhận xét về khí methane như sau:

a) Methane là hợp chất hữu cơ.

b) Methane là dẫn xuất của hydrocarbon.

c) Methane có 4 liên kết đơn trong phân tử.

d) Methane có một CTCT duy nhất.

Trong các câu nhận xét trên, số câu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng gồm: a, c, d.

b) sai vì methane là hydrocarbon (vì trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tố là carbon và hydrogen) chứ không phải dẫn xuất của hydrocarbon.

Bài 22.6 trang 68 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Hợp chất hữu cơ có thể được chia thành hai loại là hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.

b) Hydrocarbon chỉ chứa nguyên tố C, H.

c) Dẫn xuất của hydrocarbon chỉ chứa các nguyên tố như C, O, S, N.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Sai. Dẫn xuất của hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà trong thành phần phân tử, ngoài nguyên tố carbon còn có nguyên tố khác như oxygen, nitrogen, chlorine,... và thường có hydrogen

Bài 22.7 trang 68 Sách bài tập KHTN 9: Trong các cặp công thức cấu tạo (CTCT) sau đây, cặp nào là hai CTCT giống nhau, cặp nào là hai CTCT khác nhau, biểu diễn hai chất khác nhau?

Trong các cặp công thức cấu tạo (CTCT) sau đây, cặp nào là hai CTCT giống nhau, cặp nào là hai CTCT khác nhau

Lời giải:

- Các cặp công thức cấu tạo biểu diễn một chất là: (1), (2), (4) và (5).

- Cặp CTCT (3) biểu diễn 2 chất khác nhau.

Bài 22.8 trang 68 Sách bài tập KHTN 9: Các CTCT nào sau đây có cùng công thức phân tử (CTPT)?

Các CTCT nào sau đây có cùng công thức phân tử (CTPT) trang 68 Sách bài tập KHTN 9

Lời giải:

Các chất (1), (3), (4) có cùng CTPT là C4H10O.

Các chất (2) và (5) có cùng CTPT là C4H10.

Bài 22.9 trang 68 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Mỗi một CTPT có thể biểu diễn cho nhiều chất hữu cơ.

b) Mỗi một chất hữu cơ có thể có nhiều CTPT.

c) Mỗi một chất hữu cơ có thể có nhiều CTCT.

Lời giải:

a) Đúng. Ví dụ: C2H6O là CTPT của CH3 – CH2 – OH (ethanol) hoặc CH3 – O – CH3 (dimethyl ether).

b) Sai. Một chất hữu cơ chỉ có 1 CTPT.

c) Sai. Một hợp chất hữu cơ chỉ có 1 CTCT. Chú ý: Một CTPT có thể có nhiều CTCT thỏa mãn.

Bài 22.10 trang 69 Sách bài tập KHTN 9: Đốt cháy một loại hợp chất hữu cơ bằng oxygen, sản phẩm thu được chỉ có CO2 và H2O. Thành phần của hợp chất hữu cơ trên có thể gồm những nguyên tố nào?

Lời giải:

Đốt cháy một loại hợp chất hữu cơ bằng oxygen, sản phẩm thu được chỉ có CO2 và H2O.

→ Hợp chất hữu cơ đó chắc chắn có carbon (C), hydrogen (H) ngoài ra có thể có hoặc không có oxygen (O).

Lý thuyết KHTN 9 Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

I. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

- Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ carbon monoxide, carbon dioxide, các muối carbonate,…

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

- Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ là một chuyên ngành của ngành Hoá học, được đặt tên là chuyên ngành Hoá học hữu cơ.

II. Công thức phân tử và công thức cấu tạo

- Công thức phân tử là công thức cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

- Công thức cấu tạo là công thức cho biết trật tự liên kết và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

- Chú ý:

+ Trong công thức cấu tạo, liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử bằng một cặp electron dùng chung được gọi là liên kết đơn, biểu diễn bằng một gạch nối (); còn liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử bằng hai cặp electron dùng chung được gọi là liên kết đôi, biểu diễn bằng hai gạch nối (=).

+ Công thức cấu tạo còn được viết dưới dạng thu gọn bằng cách viết gộp nguyên tử hydrogen vào nguyên tử liên kết với nó thành từng nhóm.

Ví dụ:

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

III. Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ

- Thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố carbon, thường có các nguyên tố như hydrogen, oxygen, nitrogen, chlorine, sulfur,…

- Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.

- Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon luôn có hoá trị IV, các nguyên tử carbon không chỉ có khả năng liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

- Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc đồng thời vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học của chúng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

IV. Phân loại hợp chất hữu cơ

Dựa trên thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ được chia làm hai loại:

- Hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử chỉ chứa các nguyên tố carbon và hydrogen.

Ví dụ: CH4, CH2 = CH2, CH3CH2CH3,…

- Dẫn xuất của hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà trong thành phần phân tử, ngoài nguyên tố carbon còn có nguyên tố khác như oxygen, nitrogen, chlorine,… và thường có hydrogen.

Ví dụ: CH3COOH, CH3NH2, CH3Cl,…

1 472 01/11/2024