Sách bài tập KHTN 9 Bài 26 (Kết nối tri thức): Ethylic alcohol

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 26: Ethylic alcohol sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 9 Bài 26.

1 649 01/11/2024


Giải SBT KHTN 9 Bài 26: Ethylic alcohol

Bài 26.1 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Nhóm nào sau đây gây nên tính chất đặc trưng của ethylic alcohol?

A. Nhóm CH3 -.

B. Nhóm CH3 – CH2 -.

C. Nhóm -OH.

D. Cả phân tử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nhóm –OH gây nên tính chất đặc trưng của ethylic alcohol

Bài 26.2 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Độ cồn là

A. số mol ethylic alcohol có trong 100 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước.

B. số mililít ethylic alcohol có trong 1 000 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước.

C. số lít ethylic alcohol có trong 100 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước.

D. số mililít ethylic alcohol có trong 100 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước ở 20 °C.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Độ cồn là số mililít ethylic alcohol có trong 100 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước ở 20 °C.

Bài 26.3 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Tính chất nào sau đây là của ethylic alcohol?

A. Chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng, tan vô hạn trong nước.

B. Chất lỏng không màu, không mùi, tan vô hạn trong nước.

C. Chất lỏng có màu trắng, có mùi đặc trưng, tan một phần trong nước.

D. Chất lỏng có màu trắng, không tan trong nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tính chất của ethylic alcohol là: Chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng, tan vô hạn trong nước.

Bài 26.4 trang 73 Sách bài tập KHTN 9: Cho một mẩu nhỏ natri vào ống nghiệm đựng ethylic alcohol.

Hiện tượng quan sát được là:

A. Có bọt khí màu nâu thoát ra.

B. Mẩu natri tan dần và không có bọt khí thoát ra.

C. Mẩu natri không tan và lắng xuống dưới đáy ống nghiệm.

D. Mẩu natri tan dần và có bọt khí không màu thoát ra.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Hiện tượng quan sát được là: Mẩu natri tan dần và có bọt khí không màu thoát ra.

PTHH: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Bài 26.5 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Trong phản ứng cháy của ethylic alcohol, chất nào trong không khí đã phản ứng với ethylic alcohol?

A. Hydrogen.

B. Oxygen.

C. Nitrogen.

D. Hơi nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong phản ứng cháy của ethylic alcohol, khí oxygen trong không khí đã phản ứng với ethylic alcohol: C2H5OH + 3O2 t° 2CO2 + 3H2O

Bài 26.6 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Số mL ethylic alcohol có trong 100 mL cồn y tế 90° là

A. 100.

B. 10.

C. 90.

D. 9.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Số mL ethylic alcohol có trong 100 mL cồn y tế 90° là 90.

Độ cồn là số mililit ethylic alcohol có trong 100 mL hỗn hợp ethylic alcohol với nước ở 20 °C.

Bài 26.7 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Chất nào sau đây có phản ứng cộng với nước tạo thành ethylic alcohol?

A. Ethylene.

B. Butane.

C. Methane.

D. Tinh bột.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ethylene có phản ứng cộng với nước tạo thành ethylic alcohol:

CH2=CH2+H2Ot°,H+C2H5OH

Bài 26.8 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Một học sinh sau khi tiến hành thí nghiệm thì vẫn còn dư mẩu natri. Để tiêu huỷ mẩu natri dư này một cách an toàn, học sinh đó nên cho mẩu natri vào

A. nước.

B. cồn 960.

C. thùng rác.

D. dầu hoả.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Để tiêu huỷ mẩu natri dư này một cách an toàn, học sinh đó nên cho mẩu natri vào cồn 960. Vì trong cồn 960 có 96 mL ethylic alcohol và 4 mL nước, natri phản ứng được với cả ethylic alcohol và nước:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

Bài 26.9 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Một chai rượu gạo có thể tích 750 mL và có độ cồn là 40°. Số ml ethylic alcohol có trong chai rượu đó là

A. 18,75 mL.

B. 300 mL.

C. 400 mL.

D. 750 mL.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Số ml ethylic alcohol có trong chai rượu đó là 750.40100=300(mL).

Bài 26.10 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Xăng E5 (còn gọi là xăng sinh học) chứa 5% thể tích ethylic alcohol. Một người đi xe máy mua 3 lít xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethylic alcohol có trong lượng xăng trên là

A. 50 mL.

B. 100 mL.

C. 125 mL.

D. 150 mL.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Thể tích ethylic alcohol có trong lượng xăng trên là 3.5100.1000=150(mL).

Bài 26.11 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Ethylic alcohol ít tan trong nước.

b) Trong 100 mL cồn 90° có 9 mL ethylic alcohol.

c) Ethylic alcohol phản ứng với natri giải phóng khí hydrogen.

d) Phản ứng cháy của ethylic alcohol là phản ứng toả nhiệt.

Lời giải:

a) Sai vì ethylic alcohol tan nhiều trong nước.

b) Sai vì trong 100 mL cồn 90° có 90 mL ethylic alcohol.

c) Đúng.

d) Đúng.

Bài 26.12 trang 74 Sách bài tập KHTN 9: Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Ethylic alcohol được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men.

b) Ethylic alcohol được dùng làm nhiên liệu cho đèn cồn, bếp cồn, sản xuất xăng sinh học.

c) Xăng sinh học thân thiện với môi trường hơn so với xăng thông thường.

d) Người dưới 18 tuổi được phép sử dụng rượu, bia.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Đúng.

d) Sai vì người dưới 18 tuổi không được phép sử dụng rượu, bia.

Bài 26.13 trang 75 Sách bài tập KHTN 9: Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hết 1 L cồn 90°. Biết khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,789 g/mL và nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1 mol ethylic alcohol là 1 360 kJ.

Lời giải:

1000 mL cồn 90° chứa 900 mL ethylic alcohol nguyên chất.

Số mol ethylic alcohol tương ứng: n=900.0,78946=15,437(mol).

Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hết 1 L cồn 90°: 15,437 . 1360 = 20 994,32 (kJ).

Bài 26.14 trang 75 Sách bài tập KHTN 9: Cồn y tế, nước rửa tay sát khuẩn,... thường có độ cồn từ 60° đến 85°. Để pha chế một loại cồn sát trùng sử dụng trong y tế, người ta cho 700 mL ethylic alcohol nguyên chất vào bình định mức rồi thêm nước cất vào thu được 1 000 mL cồn. Hỗn hợp trên có độ cồn là bao nhiêu?

A. 300.

B. 70.

C. 700.

D. 1700.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hỗn hợp trên có độ cồn là 7001000.100=70°

Bài 26.15 trang 75 Sách bài tập KHTN 9: Theo quy định hiện hành, nghiêm cấm người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở điều khiển phương tiện giao thông. Một người uống một chai bia thể tích 500 mL, có độ cồn là 5°, sau đó điểu khiển xe mô tô, hỏi người đó đã đưa vào cơ thể bao nhiêu gam ethylic alcohol nguyên chất. Biết khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,789 g/mL.

Lời giải:

Trong 500 mL bia 5° có 500.5100 = 25 (mL) ethylic alcohol.

Vậy khối lượng ethylic alcohol người đó đã uống:

mC2H5OH=25.0,789=19,725(g).

Bài 26.16 trang 75 Sách bài tập KHTN 9: Một đèn cồn chứa 100 mL cồn 96°.Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hết lượng cồn trong đèn. Biết khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,789 g/mL, nhiệt toả ra khi đốt cháy 1 mol ethylic alcohol là 1 360 kJ.

Lời giải:

100 mL cồn 96° có chứa 96 mL ethylic alcohol.

Số gam ethylic alcohol: m = DV = 0,789 . 96 = 75,744 (g).

Số mol ethylic alcohol: n=75,74446=1,647(mol).

Nhiệt lượng toả ra: Q = 1,647 . 1360 2240 (kJ).

Bài 26.17 trang 75 Sách bài tập KHTN 9: Xăng sinh học được sản xuất bằng cách phối trộn ethylic alcohol với xăng thông thường theo một tỉ lệ nhất định. Ví dụ xăng E5 đang dùng phổ biến ở nước ta hiện nay gồm 5% ethylic alcohol và 95% xăng thông thường về thể tích. Gọi là xăng sinh học vì ethylic alcohol pha vào xăng được điều chế thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, cellulose,... Hiện nay hai nước sản xuất ethylic alcohol sinh học nhiều nhất là Mỹ (chủ yếu từ ngô) và Brazil (chủ yếu từ đường mía).

a) Tính thể tích ethylic alcohol tạo thành khi lên men 1 tấn ngô. Biết rằng trong hạt ngô, tinh bột chiếm 81% về khối lượng và hiệu suất toàn bộ quá trình lên men tạo thành ethylic alcohol là 70%, khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,789 g/mL.

b) Lấy toàn bộ ethylic alcohol điều chế được ở trên để pha với xăng thông thường để sản xuất xăng E5.Tính thể tích xăng E5 thu được.

Lời giải:

a) (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (1)

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 (2)

Khối lượng tinh bột trong 1 tấn ngô: 0,81 . 106 = 81.104 (g).

Từ (1) và (2) ta có: nC2H5OH=2n.n(C6H10O5)n=2n.81.104162.n=104(mol).

mC2H5OH=104.46=46.104(g).VC2H5OH=46.1040,789=58,3.104(mL).

Do hiệu suất chung của quá trình là 70% nên thể tích ethylic alcohol thực tế thu được là:

VC2H5OH=58,3.104.70100=40,81.104(mL)=408,1(L).

b) Thể tích xăng E5: VE5=408,1.1005=8162(L).

Lý thuyết KHTN 9 Bài 26: Ethylic alcohol

I. Công thức và đặc điểm cấu tạo

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 26: Ethylic alcohol

- Ethylic alcohol (ethanol) là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2H6O. Trong phân tử ethylic alcohol có nhóm – OH, đây là nhóm nguyên tử gây nên tính chất đặc trưng của ethylic alcohol.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 26: Ethylic alcohol

II. Tính chất vật lí

- Ethylic alcohol là chất lỏng, không màu, có mùi đặc trưng, vị cay, sôi ở 78,3oC, có khối lượng riêng là 0,789 g/mL (ở 20oC), tan vô hạn trong nước, hoà tan được nhiều chất như iodine, benzene,…

- Độ cồn là số mililit ethylic alcohol nguyên chất có trong 100 mL dung dịch ở 20oC. Độ cồn thường được kí hiệu là Xo hoặc X% vol.

Ví dụ: cồn y tế 70o có nghĩa là trong 100 mL cồn 70o có chứa 70 mL ethylic alcohol nguyên chất.

III. Tính chất hoá học

1. Phản ứng cháy của ethylic alcohol

- Ethylic alcohol dễ cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide, hơi nước và toả nhiều nhiệt.

C2H5OH+3O2t°2CO2+3H2O

2. Phản ứng với natri

- Các kim loại mạnh như Na, K thay thế được nguyên tử hydrogen trong nhóm –OH của ethylic alcohol, sản phẩm phản ứng có khí hydrogen được tạo thành.

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

IV. Điều chế

1. Điều cế ethylic alcohol từ tinh bột

Ethylic alcohol được điều chế bằng phương pháp lên men các nguyên liệu chứa tinh bột (gạo, ngô, sắn,…):

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 26: Ethylic alcohol

Ngoài ra, người ta còn sử dụng phụ phẩm của công nghiệp sản xuất đường (rỉ đường), nguyên liệu chứa cellulose (rơm, rạ, gỗ phế liệu,…) để sản xuất ethylic alcohol.

2. Điều chế ethylic alcohol từ ethylene

Sản xuất ethylic alcohol trong công nghiệp được điều chế bằng phản ứng cộng nước với ethylene:

CH2=CH2+H2Ot°,H+C2H5OH

V. Ứng dụng

Ethylic alcohol là một trong những hoá chất được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và đời sống.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 26: Ethylic alcohol

VI. Tác hại của việc lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn

- Sử dụng quá nhiều đồ uống này sẽ tăng nguy cơ bị viêm gan, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, gây tổn thương hệ thần kinh, rối loạn tâm thần.

- Việc lạm dụng rượu, bia là một trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bạo lực trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

1 649 01/11/2024