Chương VII Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 166/QĐ-BHXH | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: | 31/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2019 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 166/QĐ-BHXH quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ (là người đang đóng BHXH) nghỉ việc khi vợ sinh con gồm:
(1) Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập (ban hành kèm Quyết định này);
(2) Bản sao giấy chứng sinh (GCS) hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà GCS không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp GCS thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Quyết định 166/QĐ-BHXH sẽ có hiệu lực từ ngày 01/5/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
3. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
b) Sổ bảo hiểm xã hội;
c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.
3. Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Người sử dụng lao động lập danh sách người đã hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.
1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.
2. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;
c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;
đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
d) Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;
đ) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm:
a) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định tại Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho người sử dụng lao động.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
2. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp.
3. Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp Tòa án tuyên bố mất tích trở về đã có hiệu lực pháp luật.
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
1. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
2. Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật.
ORDER AND PROCEDURES FOR SOCIAL INSURANCE IMPLEMENTATION
Section 1. ORDER AND PROCEDURES FOR PARTICIPATION IN SOCIAL INSURANCE
Article 96. Social insurance books
1. A social insurance book shall be granted to every employee for monitoring the payment of social insurance premiums and enjoyment of social insurance benefits, and must serve as a basis for settlement of social insurance benefits in accordance with this Law.
2. By 2020, social insurance books shall be replaced with social insurance cards.
3. The Government shall stipulate the order and procedures for participation in social insurance and settlement of social insurance benefits in electronic form.
Article 97. Registration dossiers for participation in social insurance and grant of social insurance books
1. A registration dossier for first-time participation in social insurance must comprise:
a/ An employer’s declaration form for participation in social insurance, enclosed with a list of employees to participate in social insurance;
b/ Employees' declaration forms for participation in social insurance.
2. A dossier for re-grant of a lost or damaged social insurance book must comprise:
a/ An employee’s application for re-grant of a social insurance book;
b/ The social insurance book, in case it is damaged.
3. The Government shall stipulate the procedures and dossier for participation in social insurance and grant of social insurance books for the subjects defined at Point e, Clause 1, Article 2 of this Law.
Article 98. Adjustment of information of participation in social insurance
1. Employers shall notify in writing social insurance agencies of any changes in information of participation in social insurance.
2. A dossier for adjustment of an employee’s personal information of participation in social insurance must comprise:
a/ A declaration form for adjustment of personal information;
b/ The social insurance book;
c/ Copies of competent state agencies’ papers related to the adjustment of personal information as prescribed by law.
Article 99. Settlement of registration for participation in social insurance and grant of social insurance books
1. Registration for first-time participation in social insurance shall be settled as follows:
a/ Within 30 days after signing a labor contract or working contract with an employee or after recruiting an employee, the employer shall submit a dossier specified in Clause 1, Article 97 of this Law to the social insurance agency.
b/ An employee to be covered by voluntary social insurance shall submit a dossier specified at Point b, Clause 1, Article 97 of this Law to the social insurance agency.
2. An employee shall submit a dossier for re-grant of a social insurance book as specified in Clause 2, Article 97 of this Law to the social insurance agency.
3. The social insurance agency shall grant a social insurance book within:
a/ 20 days after receiving a complete and valid dossier, for persons who participate for the first time in compulsory social insurance;
b/ 7 days after receiving a complete and valid dossier, for persons who participate for the first time in voluntary social insurance;
c/ 15 days after receiving a complete and valid dossier, in case of re-grant of social insurance books; or 45 days, if the verification of the period of social insurance premium payment is complicated. If refusing to grant a social insurance book, the social insurance agency shall issue a written reply clearly stating the reason;
d/ 10 days after receiving a complete and valid dossier, in case of re-grant of social insurance books for employees who wish to have their information of participation in social insurance adjusted. If refusing to re-grant a social insurance book, the social insurance agency shall issue a written reply clearly stating the reason.
4. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall stipulate in detail the order and procedures for participation in social insurance and settlement of social insurance benefits for employees defined at Point b, Clause 1, Article 2 of this Law.
Section 2. ORDER AND PROCEDURES FOR SETTLEMENT OF SOCIAL INSURANCE BENEFITS
Article 100. Dossier for enjoyment of the sickness benefits
1. An original or a copy of the hospital discharge paper, for employees or their children undergoing inpatient treatment; in case of outpatient treatment, the certificate of their leave under the social insurance benefits is required.
2. In case employees or their children take medical examination or treatment abroad, the paper specified in Clause 1 of this Article shall be replaced with a Vietnamese translation of the medical record issued by a foreign health establishment.
3. The employer-made list of employees taking leave under the sickness benefits.
4. The Minister of Health shall stipulate the form, and order and competence for grant, of certificate of an employee’s leave under the social insurance benefits, hospital discharge paper and the papers specified at Points c, d and dd, Clause 1, Article 101 of this Law.
Article 101. Dossier for enjoyment of the maternity benefits
1. A dossier for a female employee to enjoy the maternity benefits must comprise:
a/ A copy of the birth registration certificate or birth certificate of the child;
b/ A copy of the child’s death certificate, in case the child dies, or copy of the mother’s death certificate, in case the mother dies in childbirth;
c/ A competent health establishment’s certificate stating that the mother is at postnatal risk that makes her unable to take care of the child;
d/ An extract of the mother’s medical record or hospital discharge paper in case the child dies after birth without being granted the birth certificate;
dd/ A competent health establishment’s certificate stating that the female employee has to take leave for pregnancy care, in the case specified in Clause 3, Article 31 of this Law.
2. Female employees who have prenatal checks-up, miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion, or employees who apply contraceptive measures specified in Clause 1, Article 37 of this Law shall produce a certificate of their leave under the social insurance benefits, in case of outpatient treatment, or an original or a copy of the hospital discharge paper, in case of inpatient treatment.
3. Employees who adopt under-6-month children shall produce a child adoption certificate.
4. Male employees who wish to take leave due to their wives’ childbirth shall produce a copy of the child’s birth certificate or birth registration certificate, and a health establishment’s certificate, in case their wives have a surgical birth or give birth to children under 32 weeks of pregnancy.
5. The employer-made list of employees taking leave for enjoyment of the maternity benefits.
Article 102. Settlement of the sickness and maternity benefits
1. Within 45 days after return to work, an employee shall submit the dossier specified in Clause 1 or 2, Article 100, or Clause 1, 2, 3 or 4, Article 101, of this Law to his/her employer.
An employee who ceases working before the time of childbirth or child adoption shall submit the dossier specified in Clause 1 or 3, Article 101 of this Law and produce his/her social insurance book to the social insurance agency.
2. Within 10 days after receiving a complete dossier from an employee, the employer shall make a dossier as specified in Article 100 or 101 of this Law and submit it to the social insurance agency.
3. Responsibilities of the social insurance agency:
a/ To settle the social insurance benefits and make payment to the employee within 10 days after receiving a complete and valid dossier from an employer;
b/ To settle the social insurance benefits and make payment to the employee within 5 working days after receiving a complete and valid dossier from an employee who ceases working before the time of childbirth or child adoption.
4. If refusing to settle the social insurance benefits, the social insurance agency shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 103. Settlement of convalescence and health rehabilitation allowance after sickness or maternity leave
1. Within 10 days after the date an employee fully satisfies the conditions for enjoying the convalescence and health rehabilitation allowance after sickness or maternity leave, the employer shall make a list of employees and submit it to the social insurance agency.
2. Within 10 days after receiving a complete and valid dossier, the social insurance agency shall settle the social insurance benefits for and pay the convalescence and health rehabilitation allowance to employees; or issue a written reply clearly stating the reason for its refusal to settle the benefits.
Article 104. Dossier for enjoyment of the occupational accident benefits
1. The social insurance book.
2. The investigation record of the occupational accident; for an employee suffers a traffic accident confirmed as a occupational accident, a written record of the traffic accident or a written record of scene examination and the accident scene plan are required.
3. The hospital discharge paper after occupational accident treatment.
4. The written record of assessment of the working capacity decrease, made by the Medical Assessment Council.
5. The written request for settlement of the occupational accident benefits.
Article 105. Dossier for enjoyment of the occupational disease benefits
1. The social insurance book.
2. A written record of environmental survey with toxic elements; in case a written record is made for many employees, its copy shall be included in the dossier of every employee.
3. The hospital discharge paper after occupational disease treatment; in case of outpatient treatment, an occupational disease examination paper is required.
4. The written record of assessment of the working capacity decrease, made by the Medical Assessment Council.
5. The written request for settlement of the occupational disease benefits.
Article 106. Settlement of occupational accident and occupational disease benefits
1. Employers shall submit dossiers to social insurance agencies as prescribed in Articles 104 and 105 of this Law.
2. Within 15 days after receiving a complete dossier, social insurance agencies shall settle occupational accident and occupational disease benefits; or issue a written reply clearly stating the reason for their refusal to settle the benefits.
Article 107. Settlement of convalescence and health rehabilitation allowance after occupational accident or occupational disease
1. An employer shall make a list of employees whose health has not yet recovered after enjoying the occupational accident or occupational disease benefits and submit it to the social insurance agency.
2. Within 15 days after receiving a complete and valid dossier, the social insurance agency shall settle the convalescence and health rehabilitation benefits for employees and transfer the convalescence and health rehabilitation allowance to the employer; or issue a written reply clearly stating the reason for their refusal to settle the benefits.
3. Within 10 days after receiving the allowance from the social insurance agency, the employer shall pay such allowance to employees.
Article 108. Dossier for pension enjoyment
1. A dossier for pension enjoyment for employees covered by compulsory social insurance must comprise:
a/ The social insurance book;
b/ The decision permitting an employee to stop working under the retirement benefits or the document terminating a labor contract with an employee for enjoying the retirement benefits;
c/ The written record of assessment of the working capacity decrease, made by the Medical Assessment Council, for employees who retire under Article 55 of this Law, or the certificate of HIV/AIDS infection due to occupational risks, for the employees defined in Article 54 of this Law.
2. A dossier for pension enjoyment for employees covered by voluntary social insurance or employees having their period of social insurance premium payment reserved, including those who are serving imprisonment sentences, must comprise:
a/ The social insurance book;
b/ The application for pension enjoyment;
c/ The written authorization for carrying out procedures for settlement of the retirement benefits and enjoyment of pension, for those who are serving imprisonment sentences;
d/ A competent state agency’s document permitting an illegal emigrant to legally repatriate and settle in the country;
dd/ The court’s legally effective decision annulling the decision on declaration to be missing, for missing people who reappear.
Article 109. Dossier for enjoyment of lump-sum social insurance allowance
1. The social insurance book.
2. The employee’s application for enjoyment of lump-sum social insurance allowance.
3. For persons who settle abroad, a copy of the competent agency’s written certification of renunciation of Vietnamese nationality, or a certified or notarized Vietnamese translation of one of the following papers:
a/ Passport issued by a foreign country;
b/ Visa issued by a competent foreign agency, certifying such country’s permission for entry for overseas residence;
c/ Paper certifying such person is carrying out procedures for naturalization in a foreign country; paper certifying residence or permanent residence card or residence card of a term of 5 years or more, issued by a competent foreign agency.
4. Extract of the medical record, in the case specified at Point c, Clause 1, Article 60, or Point c, Clause 1, Article 77, of this Law.
5. For employees defined in Article 65, and Clause 5, Article 77, of this Law, a dossier for enjoyment of lump-sum social insurance allowance must comply with Clauses 2 and 3 of this Article.
Article 110. Settlement of pension or lump-sum social insurance allowance
1. Within 30 days by the time an employee enjoys pension, the employer shall submit a dossier specified in Clause 1, Article 108 of this Law to the social insurance agency.
2. Within 30 days by the time an employee enjoys pension, employees having their period of social insurance premium payment reserved or employees covered by voluntary social insurance shall submit a dossier specified in Clause 2, Article 108 of this Law to the social insurance agency.
3. Within 30 days by the time an employee becomes eligible and requests payment of lump-sum social insurance allowance, he/she shall submit a dossier specified in Article 109 of this Law to the social insurance agency.
4. Within 20 days after receiving a complete and valid dossier, for to-be- pensioners, or within 10 days after receiving a complete and valid dossier, for persons to enjoy a lump-sum social insurance allowance, the social insurance agency shall settle the enjoyment of pension or lump-sum allowance and make payment to employees; or issue a written reply clearly stating the reason for its refusal to settle such enjoyment.
Article 111. Dossier for enjoyment of the survivorship allowance benefits
1. For persons paying social insurance premiums or persons having their period of social insurance premium payment reserved, a dossier for enjoyment of the survivorship allowance benefits must comprise:
a/ The social insurance book;
b/ A copy of the death certificate or death notice or a copy of the court's legally effective decision on the death declaration;
c/ The dead person’s relatives’ declaration and the minutes of their meeting, for those eligible for monthly allowance but choosing a lump-sum allowance;
d/ The investigation record of the occupational accident; for persons getting a traffic accident identified as a occupational accident, a record of the traffic accident or a record of the scene examination and the accident scene plan as specified in Clause 2, Article 104 of this Law are required; or a copy of the medical record of occupational disease treatment, for persons who die of an occupational disease;
dd/ A written record of assessment of the working capacity decrease, for relatives who suffer a working capacity decrease of 81% or more.
2. For persons currently enjoying or persons suspended from enjoying pension or monthly occupational accident or occupational disease allowance, a dossier for enjoyment of the survivorship allowance benefits must comprise:
a/ A copy of the death certificate or death notice or the court's legally effective decision on death declaration;
b/ The dead person’s relatives’ declaration and the minutes of their meeting, for those eligible for monthly allowance but choosing to receive a lump- sum allowance;
c/ A written record of assessment of the working capacity decrease, for relatives who suffer a working capacity decrease of 81% or more.
Article 112. Settlement of the survivorship allowance benefits
1. Within 90 days after the death of a person having his/her period of social insurance premium payment reserved, a person covered by voluntary social insurance or a person on pension or monthly occupational accident or occupational disease allowance, his/her relative shall submit the dossier specified in Article 111 of this Law to the social insurance agency.
Within 90 days after the death of a person currently paying compulsory social insurance premiums, his/her relative shall submit the dossier specified in Clause 1, Article 111 of this Law to the employer.
2. Within 30 days after receiving a complete dossier from the employee’s relative, the employer shall submit the dossier specified in Clause 1, Article 111 of this Law to the social insurance agency.
3. Within 15 days after receiving a complete dossier, the social insurance agency shall settle the survivorship allowance benefits and make payment to the employee’s relative; or issue a written reply stating the reason for its refusal to settle the benefits.
Article 113. Dossier for continued enjoyment of pension or monthly social insurance allowance for illegal emigrants who legally repatriate to settle in the country or persons declared missing by the court who reappear
1. An application for continued enjoyment of pension or monthly social insurance allowance.
2. A competent state agency’s document permitting the illegal emigrant to legally repatriate to settle in the country.
3. The court’s legally effective decision annulling the decision on declaration to be missing, for persons declared missing by the court who reappear.
Article 114. Settlement of continued enjoyment of pension or monthly social insurance allowance for illegal emigrants who legally repatriate and settle in the country or persons declared missing by the court who reappear
1. Employees shall submit the dossier specified in Article 113 of this Law to the social insurance agency.
2. Within 15 days after receiving a complete and valid dossier, the social insurance agencies shall settle the continued enjoyment of pension or monthly social insurance allowance, or issue a written reply clearly stating the reason for its refusal to settle such continuation of enjoyment.
Article 115. Change of places for receiving pension or social insurance allowance
When a person on pension or monthly social insurance allowance moves to another place of residence within the country and wishes to receive social insurance allowance at the new place of residence, he/she shall submit an application to the social insurance agency of the place where he/she currently receives the allowance.
Within 5 working days after receiving such application, the social insurance agency shall settle the receipt of pension or social insurance allowance by the employee at the new place of residence, or issue a written reply clearly stating the reason for its refusal to settle such receipt.
Article 116. Delayed settlement of enjoyment of social insurance benefits
1. If the settlement of enjoyment of social insurance benefits is delayed after the time limit specified in Clause 1 or 2, Article 102, Clause 1, Article 103, Clause 1 or 2, Article 110, or Clause 1 or 2, Article 112, of this Law, a written explanation shall be made.
2. In case the submission of dossiers and settlement of enjoyment of social insurance benefits are delayed after the prescribed time limits, thus damaging the lawful rights and interests of eligible beneficiaries, compensation shall be paid in accordance with law, except cases where such delay is due to the fault of employees or their relatives.
Article 117. Dossiers and order for assessment of working capacity decrease to settle social insurance benefits
1. The Minister of Health shall stipulate dossiers and the order for assessment of working capacity decrease to settle social insurance benefits.
2. The examination for assessment of working capacity decrease must ensure accuracy, publicity and transparency. The Medical Assessment Council shall take responsibility for the accuracy of its assessment results in accordance with law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều 105. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều 106. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
Mục 3. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu
Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng