- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Tiền dưỡng sức sau sinh mổ được bao nhiêu? Nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ mấy ngày?
1. Tiền dưỡng sức sau sinh mổ được bao nhiêu? Nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ mấy ngày?
1.1. Tiền dưỡng sức sau sinh mổ được bao nhiêu?
Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, công thức tính mức tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh như sau:
Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh/01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở |
Căn cứ vào mức lương cơ sở hiện nay (2,34 triệu đồng), mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là:
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh |
|
Trước 01/07/2024 |
Từ 01/7/2024 |
540.000 đồng/ngày |
702.000 đồng/ngày |
1.2. Nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ mấy ngày?
Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, ngay sau khoảng thời gian hưởng chế độ thai sản, trong thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe của người mẹ chưa phục hồi thì người lao động sẽ được hưởng chế dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 07 - 10 ngày nếu sinh mổ.
2. Nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ cần giấy tờ gì? Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ 2025 chuẩn quy định
Theo Khoản 2.2.2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh mổ mà lao động nữ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp phải điều trị nội trú: Có thêm bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc sinh con.
- Trường hợp phải điều trị ngoại trú: Có thêm Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ sinh con.
- Trường hợp phải giám định y khoa: Có thêm biên bản giám định y khoa.
- Ngoài ra, có thể yêu cầu cần thêm một số giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận phẫu thuật sinh mổ (nếu chưa có trong giấy ra viện).
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao).
- Sổ bảo hiểm xã hội (nếu nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm).
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ có thể tham khảo theo mẫu chuẩn quy định như dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG SỨC SAU SINH
Kính gửi: - Ban Giám đốc Công ty......................................
- Trưởng phòng Nhân sự
- Trưởng phòng................................................
Tên tôi là: ................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................
Số CMND: ………………… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp:………….….
Địa chỉ nơi ở hiện tại: .............................................................................
Đơn vị công tác: ............................................... Chức vụ: .................
Điện thoại liên hệ: ..................................................................................
Ngày …… tháng….. năm.…, tôi có sinh con thứ ……… (Sinh mổ/sinh thường) và đã được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của nhà nước là ……. tháng (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).
Tuy nhiên, do sức khỏe còn yếu, không đảm bảo để tiếp tục làm việc nên tôi làm đơn này xin nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh là …… ngày (từ ngày ..…/……/…… đến ngày ……/……/…..).
Kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty, Quý phòng ban xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ tôi.
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc đúng thời gian nêu trên và chấp hành đầy đủ các nội quy của công ty .
Tôi xin chân thành cảm ơn.
…………, ngày …… tháng …… năm…….
Giám đốc (Duyệt) |
Phòng Nhân sự (Xác nhận) |
Người quản lý (Xác nhận) |
Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
3. Thủ tục nộp hồ sơ hưởng chế độ khi sinh mổ
Căn cứ Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, thủ tục hưởng hưởng chế độ thai sản khi sinh mổ được tiến hành theo các bước sau đây:
- Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ, người lao động nộp lại cho doanh nghiệp nơi mình đang làm việc hoặc nếu đã nghỉ việc thì chủ động nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú. Thời hạn nộp như sau:
-
- Người lao động làm việc tại doanh nghiệp: Thời hạn nộp là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
- Người lao động đã thôi việc trước khi sinh con: Không có quy định về thời hạn nộp.
- Bước 2: Chờ người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH (chỉ áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp). Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp phải lập hồ sơ (bao gồm hồ sơ của người lao động và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản) để nộp cho cơ quan BHXH.
- Bước 3: Nhận tiền chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả.
Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động trong thời gian như sau:
-
- 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ doanh nghiệp
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động thôi việc trước khi sinh con.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Giấy chứng sinh lấy ở đâu?
Giấy chứng sinh được cấp tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi mẹ sinh con.
4.2. Thời hạn nộp hồ sơ thai sản là bao lâu?
Trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, mẹ phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Nếu lao động nữ đã nghỉ việc thì theo luật không có quy định về thời hạn nộp hồ sơ.
4.3. Sinh mổ lần 2 có cần thêm giấy tờ đặc biệt không?
Không, giấy tờ cần thiết như lần đầu sinh mổ, nhưng cần lưu ý cập nhật thông tin bảo hiểm nếu đã thay đổi công ty hoặc nơi ở.
4.4. Đóng bảo hiểm như thế nào thì được hưởng chế độ thai sản?
Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định.
4.5. Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản thì có kịp hưởng không?
Lao động có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản vẫn kịp hưởng chế độ thai sản nếu thời gian đóng từ đủ 6 tháng trước khi sinh con (tức là bắt đầu đóng muộn nhất vào tháng thứ 4 của thai kì trong trường hợp mang thai đủ 9 tháng).
4.6. Có thai trước khi vào công ty có được hưởng bảo hiểm thai sản không?
Người lao động có thai trước khi vào công ty vẫn được hưởng bảo hiểm thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ sinh đôi được mấy ngày?
- Nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ cần giấy tờ gì? Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ 2025 chuẩn quy định
- Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không?
- Điều kiện nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất 2025
- Hồ sơ hưởng dưỡng sức sau sinh gồm giấy tờ gì? Thời gian nộp hồ sơ dưỡng sức sau sinh
- Thủ tục nhận tiền dưỡng sức sau sinh thực hiện như thế nào?
- Chế độ dưỡng sức sau sinh 2025: Cách tính tiền hưởng ra sao? Được nghỉ mấy ngày?
- Tiền dưỡng sức sau sinh bao lâu thì nhận được sau khi nộp hồ sơ?
- Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không?
- Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có tính chủ nhật không?