Chương IV Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014: Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 22/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 25/02/2020 |
Ngày công báo: | 01/03/2020 | Số công báo: | Từ số 253 đến số 254 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội.
2. Được đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động khác; được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người khuyết tật vào học tập và làm việc cho doanh nghiệp.
3. Được phối hợp với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khác để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên.
4. Được tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
5. Các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức đào tạo hoặc đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
3. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4. Tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tiếp nhận người học, nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề thông qua hợp đồng với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
5. Trả tiền lương, tiền công cho người học, nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách trong thời gian đào tạo, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận.
6. Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp.
7. Tạo điều kiện cho người lao động của doanh nghiệp vừa làm vừa học để nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động.
8. Chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với những nghề trong danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
9. Chính phủ quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Chapter IV
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ENTERPRISES IN VOCATIONAL EDUCATION
Article 51. Rights of enterprises in vocational education
1. Establish a vocational education institution to provide direct human resources for the business of the enterprise and the social.
2. Register vocational education operation to provide elementary-level vocational training and continuing training programs as prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 Article 40 of this Law for workers in the enterprise and other workers; receive training funding for the disabled studying and working in the enterprise.
3. Cooperate with other vocational education institutions to provide elementary-level, intermediate-level, or colleges and continuing training programs.
4. Participate in the formulation of training curriculum and materials; teach, give probation, or assess learning outcomes of students in vocational education institutions.
5. Expenditures on vocational training operation of the enterprise shall be subtracted from taxable income in accordance with regulations of law on taxation.
Article 52. Obligations of enterprises in vocational education
1. Provide information about demand for training and use of workers in the enterprise according to disciplines and demand for employment annually for the vocational education authority.
2. Provide training or place an order with vocational education institution in order to train the employed people to work for the enterprise.
3. Fulfill all obligations as agreed in the contract of training association with the vocational education institution.
4. Participate in the formulation of training curriculum and materials; teach, give probation, or assess learning outcomes of learners in vocational education institutions; take learners or teaching staff to visiting, practicing, or receive probation in order to improve their vocational skilled according to its contract concluded with the vocational education institution.
5. Pay salaries or wages to students or who directly or indirectly make the products meeting specification over the duration of training, practice, or probation at the enterprise as agreed.
6. Cooperate with the vocational education institution in the training, provision of refresher courses for workers of the enterprise.
7. Enable the workers of the enterprise to attend in-service training courses to improve their vocational skills as prescribed in law on labor.
8. Only use skilled workers or workers obtaining the certificate in national vocational skills with regard to jobs in the List provided by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
9. The Government shall provide guidance on rights and obligations of the enterprise in the vocational education.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 16. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
Điều 48. Liên kết đào tạo với nước ngoài
Điều 51. Quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều 52. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều 71. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp