Nghị định 15/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 15/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/02/2019 | Ngày hiệu lực: | 20/03/2019 |
Ngày công báo: | 01/03/2019 | Số công báo: | Từ số 239 đến số 240 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, điều kiện để được thành lập trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định cụ thể tại Điều 9 của Nghị định này, đơn cử như:
- Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;
- Đã được cấp GCN đăng ký đầu tư (đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp GCN theo quy định);
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
- Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp tối thiểu là 100 tỷ đồng (không bao gồm giá trị về đất đai);
- Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định;…
Nghị định 15/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2019/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2019 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp.
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:
a) Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp;
b) Cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài;
d) Điều kiện thành lập, chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục thành lập, công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;
e) Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối với các hình thức hợp tác quốc tế khác quy định tại Điều 47 của Luật giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài hoặc thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và văn bản sửa đổi có liên quan.
4. Nghị định này không áp dụng đối với:
a) Việc quản lý nhà nước đối với các trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm;
b) Việc cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm có vốn đầu tư nước ngoài; cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
2. Cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị định này. Bổ sung
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và thực hiện nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng và ban hành danh mục các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề trọng điểm quốc gia; ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; ngành, nghề do cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Quản lý Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN và trình độ giáo dục nghề nghiệp của các khung trình độ quốc gia khác.
3. Quy định hệ thống biểu mẫu tối thiểu trong đào tạo; mẫu bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp ở các cấp trình độ; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp.
4. Quy định về đào tạo thường xuyên; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định việc đưa học sinh, sinh viên Việt Nam đi đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài và tiếp nhận người nước ngoài vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.
5. Quy định chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tiêu chí đánh giá người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục nghề nghiệp và tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên; quy định về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao, giáo dục thể chất, y tế học đường, hoạt động văn hóa, văn nghệ, bảo vệ môi trường và công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quy định về lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ban hành quy chế quản lý, cấp phát chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn về chính sách học bổng, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
7. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đình chỉ hoạt động kiểm định; trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức kiểm định; tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, chu kỳ kiểm định; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên; đánh giá cấp thẻ, quản lý và cấp, thu hồi thẻ kiểm định viên, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên; quy định về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thiết lập cơ chế bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp và xây dựng, vận hành khung bảo đảm chất lượng nghề nghiệp quốc gia. Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia trực tuyến và đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
8. Phối hợp với bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và công nhận tương đương chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
9. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về giáo dục nghề nghiệp.
10. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
12. Hướng dẫn việc tổ chức hội giảng, hội thi các cấp; tổ chức hội giảng, hội thi cấp quốc gia và tham gia hội thi tay nghề khu vực và thế giới.
13. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và thực hiện nhiệm vụ sau đây:
1. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; tổ chức xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của từng trình độ đào tạo đối với các ngành, nghề chuyên môn đặc thù.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nội dung chuyên môn, nghiệp vụ trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý đối với các ngành, nghề chuyên môn đặc thù thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành theo quy định.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục nghề nghiệp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và thực hiện nhiệm sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp của địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc.
2. Chỉ đạo tổ chức đào tạo các ngành, nghề chất lượng cao. Tổ chức xây dựng, phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật; định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng đối với các ngành, nghề do địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo. Đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
3. Quản lý hoặc phân cấp quản lý trường cao đẳng, trường trung cấp trực thuộc và quản lý theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
4. Quản lý, kiểm tra việc thực hiện chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo và chức danh lãnh đạo quản lý giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức và nhân sự đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
7. Chỉ đạo triển khai hợp tác giữa các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đặt hàng đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
8. Tổ chức công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp và hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
10. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định tại Nghị định này.
Ủy ban nhân dân cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp trên về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn xã theo quy định tại Nghị định này.
1. Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.
2. Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).
3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
4. Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;
b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng;
c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 (một trăm) tỷ đồng.
5. Chương trình đào tạo:
a) Chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;
c) Các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định này.
1. Có đề án thành lập phân hiệu, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên gọi, phạm vi hoạt động; kế hoạch xây dựng, phát triển và ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu và các minh chứng kèm theo.
2. Có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm.
3. Mức đầu tư ít nhất phải đạt 25% các mức quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 9 Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập theo Mẫu 1A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư);
c) Đề án thành lập theo Mẫu 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận cho thuê đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ;
đ) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định này.
2. Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn trở lên hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ cần bổ sung gồm có:
a) Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá về tài sản là vốn góp của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các bên liên doanh;
c) Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên liên doanh cam kết góp vốn thành lập.
3. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập theo Mẫu 1A ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đề án thành lập theo Mẫu 1B ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản sao các giấy tờ pháp lý chứng minh cơ sở vật chất và năng lực tài chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng, phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Trình tự
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trường trung cấp;
b) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định;
d) Việc thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định và thông báo kết quả thẩm định;
đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho phép thành lập đã được hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 13 Nghị định này quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 1C tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn gửi quyết định cho phép thành lập
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Trình tự
a) Trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường lập hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này và gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 13 Nghị định này quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 1C tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời cho trường trung cấp, trường cao đẳng và nêu rõ lý do.
2. Thời hạn gửi quyết định cho phép thành lập phân hiệu
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở và phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo Mục 1 và Mục 2 Chương III Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
2. Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày quyết định cho phép thành lập.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thời gian hoạt động dài hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Nguyên tắc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản của tổ chức, cá nhân sở hữu đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập và trụ sở mới của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi chia, tách;
b) Biên bản họp của các bên góp vốn hoặc liên doanh về việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Một trong các loại giấy tờ tương ứng sau đây:
Hợp đồng sáp nhập do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cùng ký kết. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập, thời hạn thực hiện sáp nhập.
Đề án chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được chủ sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua. Đề án chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phải có các nội dung về tên, địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; tên và địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi chia, tách; nguyên tắc và thủ tục chia, tách tài sản; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; thời hạn thực hiện chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đề án chia, tách phải được gửi đến tất cả các chủ nợ (nếu có) và thông báo cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động biết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông qua đề án.
3. Thẩm quyền quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 13 Nghị định này có quyền quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Thủ tục chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a) Trình tự
Tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài khi sáp nhập hoặc chia, tách; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ và trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 13 Nghị định này quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 2A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Trường hợp hồ sơ đề nghị không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nêu rõ lý do.
b) Thời hạn gửi quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở của trường cao đẳng trước và sau chia, tách, sáp nhập để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp và được phép giải thể đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.
2. Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị giải thể của cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do bị giải thể;
b) Kết luận thanh tra, kiểm tra đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;
c) Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;
d) Biên bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.
3. Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do giải thể;
b) Phương án giải thể, trong đó nêu rõ phương án giải quyết tài sản, quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền cho phép giải thể
Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 13 Nghị định này có quyền cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
5. Thủ tục cho phép giải thể
a) Trình tự:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập hồ sơ giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp;
Trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ giải thể, trình người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét, quyết định cho phép giải thể. Trong quyết định cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; phương án giải quyết tài sản và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp thì Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập hồ sơ đề nghị giải thể theo quy định tại khoản 2 Điều này trình người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét, quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu 2B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Trường hợp hồ sơ giải thể không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nêu rõ lý do.
b) Thời hạn gửi quyết định cho phép giải thể
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cho phép giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép giải thể trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cho phép giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định cho phép giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được xem xét đổi tên khi có văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trong đó nêu rõ lý do của việc đổi tên; tên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi thay đổi.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quyết định cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi đổi tên được tiếp tục tổ chức đào tạo các ngành, nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Liên kết thực hiện chương trình đào tạo toàn phần tại Việt Nam:
a) Theo chương trình do hai bên xây dựng và cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam;
b) Theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam;
c) Theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài;
d) Theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam.
2. Liên kết thực hiện chương trình đào tạo một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài:
a) Theo chương trình của nước ngoài được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam;
b) Theo chương trình của nước ngoài được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài;
c) Theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế công nhận và cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài.
1. Ngành, nghề và trình độ đào tạo
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định tại Điều 21 Nghị định này được liên kết đào tạo các ngành, nghề và trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, trừ các ngành, nghề thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, tôn giáo và bảo đảm không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam
2. Đối tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo
a) Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Trường hợp cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài;
c) Trường hợp đồng cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và của Việt Nam thì đối tượng tuyển sinh thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
3. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
a) Có phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề liên kết. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập và giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 05 m2/chỗ học;
b) Thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề liên kết đào tạo phải bảo đảm đủ theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng quy mô đào tạo của ngành, nghề liên kết.
4. Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm bảo đảm đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu đào tạo phục vụ cho việc học tập của người học theo yêu cầu của từng chương trình liên kết.
5. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và các tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể:
a) Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định này phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật giáo dục nghề nghiệp hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
b) Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại các điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 21 của Nghị định này phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định của các chương trình liên kết hoặc tiêu chuẩn của quốc gia có cơ sở đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam;
c) Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 21 của Nghị định này phải đạt tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này;
d) Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình do các bên liên kết thỏa thuận. Nhà giáo là người nước ngoài dạy ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp;
đ) Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
e) Tỷ lệ tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo.
6. Ngôn ngữ giảng dạy và học tập:
a) Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc nước ngoài là tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc thông qua phiên dịch;
b) Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của các bên liên kết, nhưng tối thiểu phải đạt trình độ ngoại ngữ đầu ra đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;
c) Căn cứ nhu cầu của người học, các bên liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
Hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
1. Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu 3A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản sao giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.
4. Bản sao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đối với chương trình đào tạo nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.
1. Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức liên kết đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
1. Trình tự
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo lập hồ sơ theo quy định tại Điều 23 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo của trường cao đẳng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm tra thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định này. Căn cứ kết quả thẩm tra thực tế, người có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định này quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo theo Mẫu 3C tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Thời hạn gửi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo:
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại thời điểm tuyển sinh không đáp ứng các điều kiện bảo đảm cho hoạt động liên kết quy định tại Điều 22 Nghị định này;
b) Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo;
c) Tổ chức tuyển sinh khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo;
d) Người cấp giấy chứng nhận hoạt động liên kết đào tạo không đúng thẩm quyền;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo hoặc bị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của các bên liên kết;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động liên kết nhưng không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ hoạt động liên kết;
c) Có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Không triển khai hoạt động liên kết đào tạo sau thời hạn 24 tháng trở lên kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận hoạt động liên kết đào tạo;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo
a) Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền đình chỉ đối với hoạt động liên kết đào tạo của trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học;
b) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền đình chỉ đối với hoạt động liên kết đào tạo của trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
4. Thủ tục đình chỉ liên kết đào tạo
Người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện đình chỉ liên kết đào tạo theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, xác định lý do đình chỉ liên kết đào tạo;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, lý do đình chỉ, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này ban hành quyết định đình chỉ liên kết đào tạo theo Mẫu 4A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan. Quyết định đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo phải xác định rõ lý do, nội dung, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày bị đình chỉ liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể; thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có);
d) Sau thời hạn đình chỉ liên kết đào tạo, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại theo Mẫu 4B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và phải được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan. Nếu chưa cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại thì phải có văn bản thông báo cho các bên liên kết, nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
5. Hồ sơ, thủ tục đề nghị được hoạt động liên kết đào tạo trở lại
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc trước khi hết thời hạn đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo, đại diện các bên liên kết đào tạo gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện văn bản đề nghị hoạt động liên kết đào tạo trở lại đến người có thẩm quyền đình chỉ liên kết đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm tra thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện liên kết theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
c) Căn cứ kết quả thẩm tra thực tế, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định chấm dứt đình chỉ liên kết đào tạo và cho phép hoạt động liên kết đào tạo trở lại.
6. Chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo
a) Trong thời hạn 60 ngày làm việc trước khi chấm dứt liên kết đào tạo, các bên liên kết phải gửi báo cáo chấm dứt liên kết đào tạo đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và doanh nghiệp để theo dõi, quản lý;
b) Báo cáo chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo phải nêu rõ lý do, nội dung chấm dứt, phương án giải quyết các quyền và lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có). Bổ sung
Tên của văn phòng đại diện gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Văn phòng đại diện”, “Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài” và “tại Việt Nam”.
Giấy phép hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập. Trường hợp gia hạn thì thời hạn không quá 03 năm; cấp lại có thời hạn không quá thời hạn của giấy phép đã được cấp trước đó.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, trong đó nêu lý do, sự cần thiết thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài; dự kiến nhân sự giữ chức trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam theo Mẫu 5A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;
c) Bản sao Điều lệ hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;
d) Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
đ) Lý lịch cá nhân của người dự kiến giữ chức trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam có xác nhận của người đứng đầu tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài ở nước ngoài hoặc của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
e) Các văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện
a) Trình tự:
Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm tra, lấy ý kiến các cơ quan liên quan (nếu có), trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 31 Nghị định này quyết định cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo Mẫu 5B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Thời hạn gửi giấy phép thành lập văn phòng đại diện:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi bản sao giấy phép thành lập về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở để theo dõi, quản lý và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải đăng ký sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài trong phạm vi quốc gia mà tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được thành lập;
b) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
c) Hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi chức năng, phạm vi hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;
b) Thay đổi trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài từ quốc gia này sang quốc gia khác;
c) Bị mất hoặc rách nát giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi hoặc bị mất, rách nát giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc 30 ngày trước khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hết hiệu lực, tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
4. Người có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện có quyền cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
5. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với những nội dung chính: Tên, địa chỉ của văn phòng đại diện; nội dung thay đổi, bổ sung; lý do sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
b) Giấy phép thành lập văn phòng đại diện (trừ trường hợp bị mất).
6. Thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện
a) Trình tự:
Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện lập hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm tra, trình người có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo Mẫu 5C tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi bản sao quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở của văn phòng đại diện để theo dõi, quản lý và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
1. Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động theo các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 49 của Luật giáo dục nghề nghiệp.
2. Người có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 31 Nghị định này thì có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập đối với văn phòng đại diện.
3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo lý do thu hồi giấy phép hoặc lý do chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở biết trước khi văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày được thông báo chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện phải hoàn thành mọi thủ tục liên quan đến người lao động; các khoản nợ, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có); hoàn trả giấy phép thành lập văn phòng đại diện, nộp lại con dấu và gửi báo cáo bằng văn bản đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép thành lập, văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải tiến hành đăng trong 03 số báo liên tiếp, trong đó có ít nhất 01 tờ báo Trung ương và 01 tờ báo địa phương về các nội dung chủ yếu bao gồm: Tên của văn phòng đại diện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng (nếu có); giấy phép thành lập văn phòng đại diện (số, ngày và cơ quan cấp); họ và tên Trưởng văn phòng đại diện; địa điểm đặt trụ sở, biểu tượng, điện thoại, fax, trang web và email (nếu có); số tài khoản tại ngân hàng giao dịch; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (số, ngày và cơ quan cấp).
1. Văn phòng đại diện trong thời gian hoạt động tại Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện; tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Mở tài khoản theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện;
d) Có con dấu mang tên văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng đại diện trong thời gian hoạt động tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Triển khai các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; mục tiêu, phạm vi hoạt động, thời hạn, địa điểm được ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm báo cáo bằng hình thức trực tuyến và văn bản kết quả hoạt động của văn phòng đại diện về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở;
c) Báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải thích những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan Việt Nam có thẩm quyền;
d) Người đứng đầu văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền;
đ) Nhân viên nước ngoài của văn phòng đại diện có trách nhiệm thực hiện đúng mục đích nhập cảnh Việt Nam; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và tôn trọng các phong tục, tập quán của Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của nhân viên văn phòng đại diện sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Điều kiện xác định cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận:
a) Chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia, dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác;
b) Có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nếu là trường cao đẳng; có cam kết hoạt động không vì lợi nhuận với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính nếu là trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Cam kết được công bố công khai để xã hội biết và giám sát;
c) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức, hoặc nhận lợi tức nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định trong cùng thời kỳ.
2. Căn cứ để đánh giá cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận là báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo kiểm toán theo định kỳ.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng các chính sách theo quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 26 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các chính sách sau:
a) Ưu tiên cho thuê đất, cơ sở vật chất;
b) Ưu tiên tiếp nhận các dự án đầu tư, đặt hàng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
c) Được hỗ trợ kỹ thuật để tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường vào học nghề và phát triển đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cam kết hoạt động không vì lợi nhuận nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với những quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này thì bị xử lý như sau:
a) Thu hồi quyết định thành lập, công nhận hoạt động không vì lợi nhuận;
b) Tước quyền thụ hưởng các chính sách ưu tiên đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;
c) Phải hoàn trả các khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước gồm các khoản ưu đãi về tín dụng, ưu đãi từ các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, dự án trong và ngoài nước;
d) Bị truy thu các khoản thuế và bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập, công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
1. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp hoặc Điều 12 Nghị định này đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bổ sung các giấy tờ sau:
a) Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này;
b) Biên bản họp của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc những người góp vốn thành lập thông qua việc cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn;
c) Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;
d) Dự thảo Quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận là 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận (trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
b) Văn bản cam kết của các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư cam kết việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này;
c) Biên bản họp của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc những người góp vốn thành lập thông qua việc cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận. Biên bản này phải được sự đồng ý của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn;
d) Bản sao quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
đ) Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất và báo cáo kiểm toán theo định kỳ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Thủ tục thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
2. Thủ tục thành lập mới cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thủ tục công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận.
a) Trình tự:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường trung cấp tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục; trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, tổ chức thẩm định và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này quyết định công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa bảo đảm theo ý kiến của các cơ quan có liên quan, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc giải trình thêm các nội dung.
b) Thời hạn gửi quyết định thành lập, công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thành lập, công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở chính của trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định thành lập, công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận;
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thành lập, công nhận trường trung cấp tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn hoạt động không vì lợi nhuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình về quyết định thành lập, công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
1. Được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội theo quy định tại Điều 18 Luật giáo dục nghề nghiệp.
2. Được tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp theo quy định sau đây:
a) Đối tượng đào tạo là người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động khác có nhu cầu được đào tạo;
b) Chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật giáo dục nghề nghiệp;
c) Người dạy là nhà giáo hoặc nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi;
d) Thỏa thuận với người học là người lao động của doanh nghiệp về mức tiền lương và phương thức trả lương trong thời gian đào tạo;
đ) Người học sau khi học hết chương trình đào tạo, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu doanh nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ đào tạo phải ghi rõ nội dung và thời gian đào tạo;
e) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo trước khi tổ chức đào tạo để theo dõi, quản lý.
3. Được liên kết, phối hợp với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.
4. Được tham gia đặt hàng đào tạo nghề nghiệp đối với các ngành, nghề ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; được đặt hàng đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
5. Cử đại diện tham gia vào hội đồng trường cao đẳng, trường trung cấp công lập; hội đồng quản trị trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục nếu lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến ngành, nghề đào tạo của trường.
6. Được tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; chương trình, giáo trình đào tạo nghề nghiệp; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
7. Hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
8. Được thực hiện các quyền khác theo quy định tại Điều 51 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Hàng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
2. Cử người đại diện là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật phù hợp tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Tự tổ chức đào tạo, phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo; đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp theo quy định.
4. Cung cấp thông tin phản hồi về chất lượng lao động qua đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thông tin cho các cuộc điều tra, khảo sát của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi có yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp.
5. Tiếp nhận nhà giáo, học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề tại doanh nghiệp hoặc cập nhật, tiếp cận công nghệ mới; trả tiền lương cho nhà giáo, học sinh, sinh viên trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận. Trường hợp tiếp nhận người lao động vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng đào tạo với người lao động và không thu học phí.
6. Trả chi phí đào tạo, trả lương cho người lao động của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ đi học theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động theo quy định của pháp luật.
7. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định tại các Điều 60, 61 của Bộ luật lao động.
8. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 52 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện thì điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ để được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện theo quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cho phép thành lập thì điều chỉnh hồ sơ và thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Bổ sung
1. Sửa đổi điểm i khoản 5 Điều 47 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức như sau:
“i) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp, lao động và xã hội;”
2. Thay thế một số cụm từ quy định tại Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường như sau:
“a) Thay thế cụm từ “cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương” bằng “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” tại khoản 3 Điều 4;
b) Thay thế cụm từ “Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương” bằng “Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” tại điểm a khoản 1 Điều 5, điểm a khoản 3 Điều 5 và khoản 1 Điều 9”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:
a) Sửa tên khoản 2 Điều 29 thành “Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền:”;
b) Sửa tên khoản 3 Điều 29 thành “Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ nhóm ngành đào tạo giáo viên), về đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, gồm:”;
c) Sửa tên khoản 4 Điều 29 thành “Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với việc tổ chức, hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên gồm:”;
d) Sửa tên khoản 5 Điều 29 thành “Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ nhóm ngành đào tạo giáo viên), về đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, gồm:”;
đ) Sửa tên khoản 6 Điều 29 thành “Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với việc tổ chức, hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên gồm:”;
e) Khoản 2 Điều 31 sửa lại thành “Cán bộ, công chức là thành viên đoàn thanh tra theo quyết định thanh tra của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.”.
4. Sửa đổi khoản 1 Điều 17 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 như sau:
“1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết tổ chức thực hiện Nghị định này. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác định các ngành, nghề đào tạo của giáo dục nghề nghiệp tương ứng với khung học phí quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này.”
5. Sửa đổi khoản 1 Điều 14 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:
“1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.”
6. Sửa đổi Điều 14 của Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 14 như sau:
“c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.”
b) Bãi bỏ điểm đ khoản 2 Điều 14.
7. Thay thế Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 49/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp bằng Mẫu 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
8. Bãi bỏ cụm từ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 3 năm 2019.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp hết hiệu lực thi hành.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ)
Mẫu 1A |
Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài |
Mẫu 1B |
Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
Mẫu 1C |
Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài |
Mẫu 2A |
Quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
Mẫu 2B |
Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
Mẫu 3A |
Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài |
Mẫu 3B |
Báo cáo đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài |
Mẫu 3C |
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài |
Mẫu 4A |
Quyết định đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài |
Mẫu 4B |
Quyết định cho phép hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài trở lại |
Mẫu 5A |
Văn bản đề nghị cho phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam |
Mẫu 5B |
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam |
Mẫu 5C |
Giấy phép thành lập, sửa đổi, gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam |
Mẫu 6 |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………., ngày …… tháng …… năm 20...
Kính gửi: ………………….(1)…………………….
V/v đề nghị cho phép thành lập ………………..(2)……………
1. Họ và tên người đại diện tổ chức đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp/phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp: ...............................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................
Số Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu……..; ngày, tháng cấp, nơi cấp: ........................
Nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam (nếu có): ..............................................................
2. Lý do đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp/phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
...................................................................................................................................
3. Thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị cho phép thành lập:
Số Giấy chứng nhận đầu tư của dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp....ngày...tháng...năm...., cơ quan cấp: ...................................................................................................................................
Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dự kiến thành lập: ……………….(3)..............................
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: .........................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………(4).............................................................
Phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có): ……………………..(5)............................................
Số điện thoại: …………………………………. Fax:...........................................................
Website (nếu có): …………………………. Email: ...........................................................
4. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp/phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp:..............................................................................
5. Ngành, nghề đào tạo và trình độ đào tạo:..................................................................
a) Tại trụ sở chính
b) Tại phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có ghi riêng cho từng phân hiệu/địa điểm đào tạo)
6. Diện tích đất sử dụng: ………………………. Diện tích xây dựng .................................
7. Vốn đầu tư: .............................................................................................................
8. Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp: ...............................................
(Kèm theo đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp)
Tôi xin chấp hành đúng những quy định về giáo dục nghề nghiệp và pháp luật có liên quan của Nhà nước Việt Nam.
Đề nghị ………………………………………..(6)……………………………………………….......... xem xét, quyết định./.
|
(7)
|
(1), (6): Ghi tên đầy đủ của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
(2), (3): Ghi cụ thể tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập, cho phép thành lập (ví dụ: Trường Cao đẳng A, Trường Trung cấp B, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp C).
(4): Ghi địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp/phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị cho phép thành lập.
(5): Ghi địa điểm dự kiến đặt phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng hoặc địa điểm đào tạo (nếu có) của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị cho phép thành lập.
(7): Chức danh người đứng đầu tổ chức đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày .... tháng .... năm 20 ....
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP ……..(2)……….
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
2. Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
3. Thực trạng công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
4. Nhu cầu đào tạo ………(3)……… trên địa bàn (hoặc lĩnh vực) và các tỉnh lân cận.
5. Quá trình hình thành và phát triển (chỉ áp dụng đối với trường hợp nâng cấp cơ sở giáo dục nghề nghiệp):
a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
b) Về cơ sở vật chất.
c) Về thiết bị đào tạo.
d) Về đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý.
đ) Về chương trình, giáo trình, đào tạo.
e) Về kinh phí hoạt động.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA……(4)……….
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ………(5)…... ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP THÀNH LẬP
1. Tên: ………………………………………….(6)……………………………………………….
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ............................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………(7)...................................................
3. Phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có): ........................................................................
4. Số điện thoại: ………… Fax: …….. Website: ……………….., Email: ...........................
5. Đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có): .............................................................................
6. Họ và tên người dự kiến làm Hiệu trưởng trường/Giám đốc trung tâm:
...................................................................................................................................
(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)
- Chức năng, nhiệm vụ của trường/trung tâm: ...............................................................
II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Mục tiêu chung:
2. Mục tiêu cụ thể: Tên ngành, nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo tại trụ sở chính và từng phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có).
a) Dự kiến quy mô tuyển sinh
TT |
Tên ngành, nghề và trình độ đào tạo |
Thời gian đào tạo |
Dự kiến quy mô tuyển sinh |
||||
20.. |
20.. |
20.. |
20.. |
20.. |
|||
I |
Cao đẳng (8) |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
………………. |
|
|
|
|
|
|
II |
Trung cấp (9) |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
………………. |
|
|
|
|
|
|
III |
Sơ cấp (10) |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
……... |
|
|
|
|
|
|
IV |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
b) Dự kiến quy mô đào tạo
TT |
Tên ngành, nghề và trình độ đào tạo |
Thời gian đào tạo |
Dự kiến quy mô đào tạo |
||||
20.. |
20.. |
20.. |
20.. |
20.. |
|||
I |
Cao đẳng (11) |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
………. |
|
|
|
|
|
|
II |
Trung cấp (12) |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
………. |
|
|
|
|
|
|
III |
Sơ cấp (13) |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
………. |
|
|
|
|
|
|
IV |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG/TRƯỜNG TRUNG CẤP/TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Cơ cấu tổ chức (phòng, khoa, bộ môn, các đơn vị phục vụ đào tạo....)
2. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức thuộc trường/trung tâm.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của trường/ Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo
a) Cơ sở vật chất:
- Diện tích đất sử dụng:
+ Đất xây dựng:
+ Đất lưu không:
- Diện tích xây dựng:
+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.
+ Khu phục vụ: Thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế...
+ Các hạng mục khác...
b) Danh mục thiết bị, dụng cụ, phương tiện đào tạo theo từng ngành, nghề (tên, số lượng, năm sản xuất...).
2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
a) Số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề của đội ngũ nhà giáo theo từng ngành, nghề đào tạo.
b) Số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.
3. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho từng ngành, nghề đào tạo.
4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án
a) Nguồn vốn (14);
b) Kế hoạch sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình và chi cho các hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được cho phép thành lập.
Phần thứ ba
KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.
2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.
3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.
5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.
Phần thứ tư
HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Về kinh tế.
2. Về xã hội, môi trường.
3. Tính bền vững của đề án.
(15) |
(16)
|
(1), (2), (4), (5), (6): Ghi cụ thể tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập, cho phép thành lập như: Trường Cao đẳng A, Trường Trung cấp B, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp C.
(3): Đối với đề án đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng ghi “trình độ cao đẳng hoặc/và trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp”; đối với đề án đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp ghi “trình độ trung cấp hoặc/và trình độ sơ cấp”; đối với đề án đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp ghi “trình độ sơ cấp”.
(7): Ghi địa điểm nơi dự kiến đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị cho phép thành lập (phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố).
(8), (11): Trường cao đẳng điền thông tin vào nội dung này.
(9), (12): Trường cao đẳng (nếu dự kiến tổ chức đào tạo trình độ trung cấp), trường trung cấp điền thông tin vào nội dung này.
(10), (13): Trường cao đẳng, trường trung cấp (nếu dự kiến tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp), trung tâm giáo dục nghề nghiệp điền thông tin vào nội dung này.
(14): Hồ sơ chứng minh về nguồn vốn là văn bản xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về nguồn vốn để đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
(15): Phê duyệt của người đứng đầu tổ chức quản lý trực tiếp (nếu có).
(16): Người đứng đầu tổ chức lập đề án.
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: (2) /QĐ-…(3)… |
…(4)…, ngày ….. tháng ….. năm 20… |
Về việc cho phép thành lập…………(5)……………..
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (6)……
Căn cứ ……………………………………..(7) ………………………………………………….;
Căn cứ ……………………………………..(8) ………………………………………………….;
Xét đề nghị của …………………………………………………………………………………...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ………………………………………………….(9)……………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Điều … ……………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………….../.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (10) |
(1) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(2) Số văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Trích yếu nội dung quyết định: cho phép thành lập (phân hiệu) “tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.
(6) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.
(7) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
(8) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(9) Nội dung quyết định: cho phép thành lập (phân hiệu) cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
(11) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(12) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: (2) /QĐ-…(3)… |
…(4)…, ngày ….. tháng ….. năm 20… |
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (6)……..
Căn cứ ……………………………………..(7)…………………………………………………….;
Căn cứ ……………………………………..(8)…………………………………………………….;
Xét đề nghị của …………………………………………………………………………………….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. …………………………………………(9)………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
Điều … ……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………../.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (10) |
(1) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(2) Số văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Trích yếu nội dung quyết định: chia, tách, sáp nhập, đổi tên “tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.
(6) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.
(7) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
(8) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(9) Nội dung quyết định: chia, tách, sáp nhập, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
(11) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(12) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: (2) /QĐ-…(3)… |
…(4)…, ngày ….. tháng ….. năm 20… |
Về việc cho phép giải thể ………….. (5) ………….
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (6)…….
Căn cứ ……………………………………………..(7)……………………………………………;
Căn cứ ……………………………………………..(8)……………………………………………;
Xét đề nghị của ……………………………………………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ………………………………………………(9)……………………………………………
.......(10)……………………………………………………………………………………………...
Điều … ………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………./.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (11) |
(1) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(2) Số văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Trích yếu nội dung quyết định: cho phép giải thể + “tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.
(6) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.
(7) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
(8) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(9) Nội dung quyết định: giải thể + tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
(10) Nêu rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động; phương án giải quyết tài sản và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
(12) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(13) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày .... tháng .... năm 20....
Kính gửi: ………………………..(1)……………………….
Chúng tôi, những người cùng ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết đào tạo gồm:
I. CÁC BÊN LIÊN KẾT:
1. Bên Việt Nam:
…………………………………………………(2)………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….. Fax:.....................................................
Website: ……………………………………… Email:..........................................................
Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập:..............................................................
Số tài khoản: ……………………….tại Ngân hàng ...........................................................
Người đại diện: ...........................................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
2. Bên nước ngoài:
………………………………………(3)...............................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………….Fax:.............................................................
Website: ……………………………………………… Email: ...............................................
Văn bản pháp lý về việc thành lập/Giấy phép đăng ký hoạt động: .................................
Số tài khoản: ………………………………………… tại Ngân hàng ....................................
Người đại diện: ...........................................................................................................
Chức vụ: .....................................................................................................................
Đề nghị ...(4)... xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo cấp bằng ………(5)………, giữa ……….(6)…….. và ....(7)……………
II. NỘI DUNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu, phạm vi liên kết đào tạo
a) Tại trụ sở chính:
TT |
Tên ngành, nghề liên kết đào tạo |
Mã ngành/nghề (8) |
Quy mô tuyển sinh/năm |
Văn bằng, chứng chỉ |
Trình độ đào tạo |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
b) Tại phân hiệu (nếu có):
TT |
Tên ngành, nghề liên kết đào tạo |
Mã ngành/nghề (9) |
Quy mô tuyển sinh/năm |
Văn bằng, chứng chỉ |
Trình độ đào tạo |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
2. Thời gian liên kết đào tạo
3. Trách nhiệm của các bên liên kết đào tạo
4. Việc giải quyết tranh chấp trong quá trình liên kết đào tạo
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan./.
|
……………(10)……………… |
……………(11)……………… |
(1), (4) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.
(2), (6), và (3), (7), Ghi đúng tên hai cơ sở đăng ký hoạt động liên kết đào tạo theo tên trong quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
(8), (9): Mã ngành, nghề áp dụng đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
(10), (11): Quyền hạn, chức vụ của người ký.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày .... tháng .... năm 20....
Đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
Phần thứ nhất
THÔNG TIN CHUNG
I. CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM
1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………..(1)........................................................
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ............................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................................
Phân hiệu (nếu có): ......................................................................................................
Số điện thoại: ……………………………………………, Fax:..............................................
Website: …………………………………………………., Email:...........................................
3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập số: ............................................................
Ngày, tháng, năm cấp: ................................................................................................
Cơ quan cấp: ..............................................................................................................
4. Cơ quan chủ quản/cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ………………(2).......................
5. Chức năng, nhiệm vụ: ..............................................................................................
6. Số Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo................................
II. CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NƯỚC NGOÀI
1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………….(3).....................................................
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ............................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................................
Phân hiệu (nếu có): ......................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………………….., Fax:...............................................
Website: ………………………………………………..., Email:............................................
3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập số: ............................................................
Ngày, tháng, năm cấp: ................................................................................................
Cơ quan cấp: ..............................................................................................................
4. Cơ quan chủ quản/cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ……………….(4)......................
5. Chức năng, nhiệm vụ: ..............................................................................................
6. Số Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo................................
III. NỘI DUNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo, ngành, nghề, trình độ đào tạo
2. Đối tượng tuyển sinh và tiêu chí tuyển sinh
3. Quy mô liên kết đào tạo
a) Tại trụ sở chính:
TT |
Tên ngành, nghề liên kết đào tạo |
Mã ngành/nghề (5) |
Quy mô tuyển sinh/năm |
Văn bằng, chứng chỉ |
Trình độ đào tạo |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
b) Tại phân hiệu (nếu có):
TT |
Tên ngành, nghề liên kết đào tạo |
Mã ngành/nghề (6) |
Quy mô tuyển sinh/năm |
Văn bằng, chứng chỉ |
Trình độ đào tạo |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
4. Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên
5. Bằng, chứng chỉ được cấp
6. Mức học phí
7. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết
Phần thứ hai
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THEO TỪNG NGÀNH, NGHỀ
A. TẠI TRỤ SỞ CHÍNH
I. Ngành, nghề:..(thứ nhất)...; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm: (7)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
a) Cơ sở vật chất (8)
- Số phòng học lý thuyết chuyên môn
- Số phòng/xưởng thực hành, thực tập
b) Thiết bị, dụng cụ đào tạo (9)
TT |
Tên thiết bị đào tạo |
Đơn vị |
Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Nhà giáo
a) Tổng số nhà giáo của ngành, nghề
b) Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên, giảng viên quy đổi
c) Nhà giáo cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm)
TT |
Họ và tên |
Trình độ chuyên môn được đào tạo |
Trình độ nghiệp vụ sư phạm |
Trình độ kỹ năng nghề |
Môn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
d) Nhà giáo thỉnh giảng (nếu có)
TT |
Họ và tên |
Trình độ chuyên môn được đào tạo |
Trình độ nghiệp vụ sư phạm |
Trình độ kỹ năng nghề |
Môn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạy |
Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ chứng minh kèm theo) (10)
3. Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
a) Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình đào tạo kèm theo) (11)
b) Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của ngành, nghề
II. Ngành, nghề: …………….(thứ hai)…….; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm: …………(12)……………………………………………………………………
(Trình bày tương tự như mục I nêu trên)
B. TẠI PHÂN HIỆU (NẾU CÓ) (13)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
|
……………………(14)…………………… |
(1), (3): Ghi đúng tên cơ sở đăng ký hoạt động liên kết đào tạo theo tên trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
(2), (4): Ghi đúng tên cơ quan chủ quản của các bên liên kết (nếu có).
(5), (6): Ghi đúng mã ngành, nghề liên kết đào tạo.
(7): Ghi rõ tên và trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh/năm của từng ngành, nghề.
(8): Hồ sơ chứng minh về cơ sở vật chất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm, cơ sở vật chất.
(9): Hồ sơ chứng minh về thiết bị, dụng cụ đào tạo bao gồm: Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu, hóa đơn tài chính.
Nếu thiết bị đào tạo đi thuê: Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng thuê thiết bị, biên bản bàn giao thiết bị.
(10): Hồ sơ chứng minh của nhà giáo:
Mỗi nhà giáo phải có các hồ sơ chứng minh sau (bản sao không cần chứng thực):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động (đối với nhà giáo cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là nhà giáo thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
(11): Một chương trình đào tạo bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Chương trình đào tạo chi tiết.
(12): Báo cáo tiếp tục các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho ngành, nghề thứ hai như ngành, nghề thứ nhất.
(13): Trong trường hợp đăng ký hoạt động liên kết đào tạo tại phân hiệu thì phải báo cáo lần lượt các ngành, nghề đăng ký liên kết đào tạo.
(14): Quyền hạn, chức vụ của người ký.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/GCNĐKHĐLK-…(3)… |
…, ngày ….. tháng ….. năm 20… |
Đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
……………(4)………………………… chứng nhận:
1. Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam (ghi bằng chữ in hoa): ..............................
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ............................................................
Thuộc: ........................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………, Fax:......................................................
Website: ……………………………………………, Email:...................................................
Địa chỉ phân hiệu (nếu có):............................................................................................
Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .............................................................................................................................
Ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp: ............................................................................
2. Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài/tổ chức nước ngoài (ghi bằng chữ in hoa):…………
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có): ............................................................
Thuộc: ........................................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: .....................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………, Fax:.........................................................
Website: …………………………………………, Email:......................................................
Địa chỉ phân hiệu (nếu có):............................................................................................
Quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: …………… Ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp: .................................................................
3. Hai Bên được hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài như sau:
a) Ngành nghề, số lượng, quy mô và trình độ đào tạo
- Tại trụ sở chính:
TT |
Tên ngành/nghề đào tạo |
Mã ngành/ nghề (5) |
Quy mô tuyển sinh/năm |
Văn bằng, chứng chỉ |
Trình độ đào tạo |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tại phân hiệu (nếu có): …………………………………..(6)……………………………….
TT |
Tên ngành/nghề đào tạo |
Mã ngành/ nghề (7) |
Quy mô tuyển sinh/năm |
Văn bằng, chứng chỉ |
Trình độ đào tạo |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đối tượng tuyển sinh: ..............................................................................................
c) Thời gian và chương trình đào tạo: ...........................................................................
d) Ngôn ngữ giảng dạy nội dung chuyên môn: .............................................................
đ) Địa điểm đào tạo: ....................................................................................................
e) Bằng tốt nghiệp: ......................................................................................................
g) Kinh phí đào tạo và quản lý tài chính: .......................................................................
4. Giấy chứng nhận này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
……………(8)……………….
|
(1): Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với giấy chứng nhận do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với giấy chứng nhận do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp).
(2): Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
(3): Tên viết tắt của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.
(4): Tên đầy đủ của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.
(5), (7): Mã ngành/nghề áp dụng đối với các ngành/nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
(6): Ghi địa chỉ của từng phân hiệu.
(8): Quyền hạn, chức vụ của người ký.
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: (3) /QĐ-….(4)… |
… (5) …, ngày …… tháng …… năm 20… |
Về việc …………………………….(6)……………………………
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (7)…….
Căn cứ ……………………………………………(8)………………………………………………;
Căn cứ ……………………………………………(9)………………………………………………;
Xét đề nghị của ………………………………………………………………………………………………………...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ………………………………………………….(10)………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………….
Điều … ………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………./.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (11) |
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(3) Số văn bản.
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(5) Địa danh.
(6) Trích yếu nội dung quyết định: đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo.
(7) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.
(8) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
(9) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(10) Nội dung quyết định: nội dung liên kết, lý do, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động.
(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
(12) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(13) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: (3) /QĐ-….(4)… |
… (5) …, ngày …… tháng …… năm 20… |
Về việc ……………………….(6)………………………………..
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (7)………
Căn cứ ………………………………………….(8)……………………………………………….;
Căn cứ ………………………………………….(9)………………………………………………..;
Xét đề nghị của …………………………………………………………………………………….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ………………………………………………..(10)…………………………………………
………………………………………………………………………………………………………...
Điều … ……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………../.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (11) |
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(3) Số văn bản.
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(5) Địa danh.
(6) Trích yếu nội dung quyết định: cho phép hoạt động liên kết đào tạo với tổ chức, cơ sở đào tạo nước ngoài trở lại.
(7) Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.
(8) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
(9) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(10) Nội dung quyết định: cho phép hoạt động liên kết đào tạo với tổ chức, cơ sở đào tạo nước ngoài trở lại.
(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
(12) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(13) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……(1)….., ngày .... tháng .... năm 20....
V/v đề nghị cho phép thành lập Văn phòng đại diện ...(2)... tại Việt Nam
Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài (ghi bằng chữ in hoa tiếng Việt, tiếng Anh và bằng tiếng nước sở tại):………..…….(3)..................................................................................................
2. Giấy chứng nhận hoặc quyết định thành lập số……… do…..…. cấp ngày ..................
3. Địa chỉ trụ sở chính (ở nước ngoài nơi có tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài làm đơn xin phép):
Điện thoại: ……………… Fax…………… E-mail..............................................................
4. Lĩnh vực đang hoạt động hợp pháp của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài:
5. Tóm tắt quá trình phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài:
6. Nguồn và khả năng tài chính:
Đề nghị cho phép lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam với nội dung sau:
1- Tên Văn phòng đại diện (ghi bằng chữ in hoa): .........................................................
- Địa chỉ dự kiến đặt Văn phòng đại diện: .....................................................................
- Điện thoại:……………….. Fax………………. E-mail…………… Website:...................
- Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Văn phòng đại diện:.................................................
- Nội dung, phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện:................................................
- Lý do thành lập Văn phòng đại diện ở Việt Nam:.........................................................
2- Chức năng, nhiệm vụ chính của văn phòng đại diện tại Việt Nam
3- Số người dự kiến làm việc tại Văn phòng đại diện là... người
- Số người từ nước ngoài vào là………………… người
- Số người tuyển dụng tại Việt Nam là…………… người
4- Họ tên người đứng đầu Văn phòng đại diện:.............................................................
- Ngày sinh…../…./…… Dân tộc……………….. Quốc tịch...............................................
- Hộ chiếu (Chứng minh nhân dân), số………Ngày cấp……./……/……… Nơi cấp…………………Thời hạn sử dụng:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ở nước sở tại và địa chỉ nơi làm việc:........................
- Địa chỉ đăng ký cư trú tại Việt Nam:............................................................................
- Thẻ thường trú (thẻ tạm trú, chứng nhận tạm trú) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp số: Ngày cấp…………….. Nơi cấp.......................................................................................................................
Thời hạn: ....................................................................................................................
……….(4)…………..cam đoan những lời khai trên đây là hoàn toàn đúng sự thật.
Chúng tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước Việt Nam về các hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài, Văn phòng đại diện và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước Việt Nam; không làm bất cứ việc gì dẫn đến vi phạm pháp luật và quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam.
Kèm theo: - - |
.... ngày.... tháng.... năm….. |
(1): Địa danh.
(2), (3), (4): Ghi cụ thể tên tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…(1)…, ngày ….. tháng …… năm ……. |
Thành lập Văn phòng đại diện …………(2)………… tại Việt Nam
Số:..............
1. Cấp cho: …………………………………………..(3).......................................................
Tên giao dịch quốc tế: .................................................................................................
Thuộc: ........................................................................................................................
Địa điểm trụ sở: ..........................................................................................................
Điện thoại: …………………., Fax: ……………….., E-mail:...............................................
Quyết định thành lập số: ..............................................................................................
Ngày, tháng, năm cấp: ................................................................................................
Được phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam:
Địa điểm Văn phòng đại diện: ......................................................................................
Điện thoại: …….., Fax: ………., E-mail:………………. Website .......................................
2. Họ và tên người đứng đầu Văn phòng đại diện:.........................................................
- Sinh ngày …../….../…… Dân tộc………….. Quốc tịch..................................................
- Hộ chiếu (Chứng minh nhân dân), số…………..Ngày cấp……/…../……. Nơi cấp……………………….Thời hạn sử dụng:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ở nước sở tại và địa chỉ nơi làm việc:....
- Địa chỉ đăng ký cư trú tại Việt Nam:............................................................................
- Thẻ thường trú (thẻ tạm trú, chứng nhận tạm trú) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp số: Ngày cấp……………..Nơi cấp..............................................................................................................................
Thời hạn:.....................................................................................................................
3. Văn phòng đại diện ………..(4)………… tại Việt Nam thuộc ………(5)………. chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...(6)…….; hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng và các quy định khác của pháp luật.
4. Văn phòng đại diện ……….(7)………… hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng; thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
5. Thời hạn hoạt động: 05 năm.
6. Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
………(8)……….
|
(1): Địa danh.
(2), (3), (4), (5), (7): Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị thành lập văn phòng đại diện.
(6): Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của Văn phòng.
(8): Quyền hạn, chức vụ của người ký.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
… (1) …, ngày ….. tháng ….. năm 20… |
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện ...(2)... tại Việt Nam
Số …(3).../GPVPĐD
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ ………………………………………………(4)…………………………………………..;
Căn cứ ………………………………………………(5)…………………………………………..;
Xét đề nghị của …………………………………………………………………………………….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép ngày ....tháng....năm... của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thành lập Văn phòng đại diện (6) tại Việt Nam, như sau:
………………………………………………………..(7)……………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Điều … ………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………../.
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (8) |
(1) Địa danh.
(2), (6) Tên tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài.
(3) Số văn bản.
(4) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
(5) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(7) Nội dung quyết định: sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
(9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GCN-LĐTBXH |
….(1)…., ngày …… tháng ….. năm 20… |
Tên tổ chức: …………….(2)……………………………………………………………………….
Trụ sở: ……………………………………………………………………………………………….
ĐƯỢC CHỨNG NHẬN CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (3) |
(1) Địa danh.
(2) Tên tổ chức, đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận.
(3) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
(4) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(5) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 15/2019/ND-CP |
Hanoi, February 01, 2019 |
PROVIDING GUIDELINES FOR SOME ARTICLES AND IMPLEMENTATION OF THE LAW ON VOCATIONAL EDUCATION
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014; the Law on amendment to Article 6 and Appendix 4 on the list of conditional business lines specified in the Law on Investment;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
At the request of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;
The Government hereby promulgates the Decree on providing guidelines for some articles and implementation of the Law on Vocational Education.
1. This Decree provides guidelines for some articles and implementation of the Law on Vocational Education, including:
a. Authority and state management pertaining to vocational education;
b. Permit the establishment, division, acquisition, dissolution and name changing of the foreign-invested vocational education institution; permit the branch campus establishment and termination of foreign-invested intermediate schools and colleges;
c. Requirements, authority and procedures for issuance of the Certificate of registration of International Joint Training Program;
d. Requirements for establishment and termination of the representative offices of foreign-invested vocational schools in Vietnam;
dd. Requirements, authority and procedures for establishing and recognizing non-profit private vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools;
e. Rights and obligations of enterprises providing vocational trainings.
2. Other international cooperation forms specified in Article 47 of the Law on Vocational Education shall be applied in accordance with the Vietnamese Law, foreign laws or the agreements or international treaties to which Vietnam is a signatory.
3. Foreign-invested vocational schools shall register for the vocational education activities as specified in the Government's Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016 on investment and operation conditions pertaining to vocational education and related amendment documents. .
4. This Decree is not applicable to:
a. State management over teacher training vocational schools and teacher training colleges;
b. Permission to establish, divide, merge and dissolve teacher training vocational schools and foreign-invested teacher training colleges, as well as changing their names; the permission to establish and terminate the branch campuses of the schools and colleges thereof;
c. Issuance of Certificate of registration of International Joint Training Program to students of teacher training programs under the state management of the Ministry of Education and Training.
1. Vocational training centers, intermediate schools, colleges (hereinafter referred to as “vocational schools”).
2. Higher educational institutions which register for the vocational education activities at college level, and enterprises which register for the vocational education activities at intermediate level (hereinafter referred to as “vocational education institutions”).
3. Ministries, ministerial agencies and governmental agencies; socio-political organizations; People’s Committee of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “Provincial People’s Committees); People’s Committees of district, communes and provincial cities (hereinafter referred to as “District People’s Committees”); People’s Committees in communes, wards and villages (hereinafter referred to as "Communal People's Committees).
4. Vietnamese and foreign agencies, organizations, enterprises and individuals that are related to the contents specified in clauses 1, 2 and 3, Article 1 hereof.
AUTHORITY AND DUTIES OF STATE MANAGEMENT OF VOCATIONAL EDUCATION
Article 3. State regulatory agencies for vocational education
1. Ministries of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for the state management of vocational education.
2. People’s Committees at all levels shall, within their competence, carry out state management on vocational education in their areas.
Article 4. Authority and duties of state management of vocational education assigned to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affair
The Ministry of Labor, Invalids and Social Affair shall carry out state management on vocational education as specified in the Law on Vocational Education, this Decree and related legislative documents, and shall perform the following duties:
1. Develop and issue the list of heavy and dangerous disciplines; a list of disciplines facing difficulty in enrollment but are required by the society. Issue the economic and technical norms, minimum volume of knowledge, potential requirements which the students must satisfy after graduating in national intermediate and college disciplines; heavy and dangerous disciplines facing difficulty in enrollment but are required by the society; disciplines ordered or assigned by the regulatory agencies to be offered in trainings and particular specialized disciplines that satisfy the social-economic development requirements and national defense and security requirements.
2. Manage the National Qualification Framework of Vietnam at vocational education levels. Take charge and cooperate in comparing National Qualification Framework of Vietnam with the Qualification Frameworks of ASEAN and other countries.
3. Specify the forms required in training; forms of graduate degrees and certificates, and regulations on management of vocational training qualifications and certificates at all levels; develop and manage the online database system for issuing vocational education qualifications and certificates.
4. Provide regulations on regular trainings; vocational trainings and trainings for improving vocational skills; provide trainings and update knowledge to improve professional abilities for workers, and provide vocational trainings for rural workers. Develop the regulations on vocational trainings provided for Vietnamese students in foreign countries and acceptance of foreign students to study in Vietnamese vocational schools, then send such regulations to the competent authorities for issuance.
5. Specify standards which the heads of vocational schools must follow; professional standards and working regulations for vocational educators; standards for leaders of vocational schools; evaluation norms for the heads of such schools; professional training programs for vocational educators and vocational education administrative officials; forms and regulations on management and issuance of professional training certificates to vocational educators and vocational education administrative officials. Guide the development plan for teaching staff and vocational education administrative officials. Provide professional promotion exams for vocational education public employees, give rewards and new honorable titles for vocational educators as regulated by laws.
6. Issue the regulations on student activities; regulations on gymnastic and sporting activities, physical trainings, school health activities, cultural and arts activities, environmental protection activities, crime and social malady prevention and control activities; regulations on integration of education, knowledge and complementary skills for students in the programs of vocational schools. Provide guidance for using facilities to serve the education about national defense and security, physical trainings and sporting activities in vocational schools; issue regulations on management and issuance of National Defense Education Certificate to students of vocational schools. Provide guidelines on scholarship policies, career counseling and vocational guidance and provide supports for students to start their careers.
7. Develop the regulations on requirements, procedures and authority to issue, re-issue and revoke the Certificate of Eligibility for Vocational Education Accreditation and submit such regulations to the competent authorities for issuance; suspend the accreditation activities; develop regulations on the duties and rights of the accrediting organizations; accreditation norms, standards, process, and period; issue and revoke the Certificate of Eligibility for Accreditation; standards, duties and rights of accreditors; evaluate and manage the issuance and revoke of accreditor cards, and provide trainings for accreditors; specify the development of the quality assurance system of vocational schools; establish the mechanism for ensuring vocational education quality, and develop and provide the national framework for vocational education quality assurance. Develop and manage the online national database system, ensure and accredit vocational education quality.
8. Cooperate with related ministries and sectors in guiding the provision of trainings and issuance of information technology application certificates and equivalent qualifications pertaining to vocational education.
9. Disseminate information and educate students about the law on vocational education. Carry out enumeration, disseminate information and develop database of vocational education. Conduct research, disseminate information, apply science and technology, produce and trade vocational education services.
10. Guide and inspect the activities of non-governmental associations and organizations pertaining to vocational education.
11. Manage and seek international cooperation in vocational education.
12. Provide guidance for organizing teaching and competition festivals at all levels; organize national teaching and competition festivals and participate in regional and international Skills Competition.
13. Inspect the implementation of the law on vocational education; settle complaints and denunciations and handle violations against the law on vocational.
14. Perform other duties and exercise other rights as regulated by laws.
Article 5. Authority and duties of state management of vocational education assigned to ministries, ministerial agencies and governmental agencies
Ministries, ministerial agencies and governmental agencies shall cooperate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs to carry out state management of vocational education as regulated by the Law on Vocational Education, this Decree and other related legal documents and shall perform the following duties:
1. Cooperate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs to determine the list of training disciplines at college and intermediate levels; develop the economic and technical norms, the list of minimum training equipment and facilities which satisfy the requirements for each training level of particular and specialized disciplines.
2. Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs to guide the implementation of specialized and professional contents of training programs, as well as providing trainings for educators and administrative officials of specialized disciplines under the management of ministries and sectors.
Article 6. Authority and duties of state management of vocational education assigned to the provincial People's Committees
Provincial People’s Committees shall take responsibility before the Government for the development of vocational education, carry out state management of vocational education within their province as regulated by the Law on Vocational Education, this Decree and other related legal documents, and perform the following duties:
1. Prepare the vocational education development plan for the locality and submit it to the Provincial People's Committee, as well as implementing such plan after it is approved; satisfy the budget requirements and requirements for teaching staff, administrative officials, employees, workers, facilities and training equipment of the affiliated public vocational schools.
2. Guide the provision of trainings in high quality disciplines. Develop and approve the economic and technical norms; develop the cost norms for primary trainings and under-03–months trainings in the disciplines ordered or assigned by the locality. Order products and assign the training tasks to vocational schools within their province.
3. Manage or decentralize affiliated colleges and intermediate schools and carry out regional management for the vocational schools affiliated to ministries, ministerial agencies, governmental agencies, social-political organizations and foreign-invested private vocational schools in their area.
4. Manage and inspect the implementation of specialized and professional standards of educators and the vocational education manager title; guide and direct the training plan and the use of teaching staff and vocational education administrative officials.
5. Guide and direct the public vocational schools under the management of the locality to build the working place and develop the personnel mechanism based on the professional titles; inspect the implementation of autonomy and self-responsibility mechanism for finance, organization and personnel of vocational schools under their management.
6. Implement vocational training supportive policies and vocational education socialization policy in their area.
7. Direct the cooperation between enterprises and vocational schools within their area; develop policies for encouraging enterprises to order trainings from vocational schools.
8. Carry out enumeration activities; provide information about the organization and activities of vocational schools and about the international cooperation in vocational education.
9. Submit the cost estimate decision, fund allocation decision and final account of vocational education expenditures to the Provincial People's Committee as specified in the current regulations.
10. Within their competence, inspect the implementation of the law on vocational education in the province; settle complaints and denunciations and handle violations against the regulations on vocational education.
11. Direct the Department of Labor, Invalids and Social Affairs to help the Provincial People’s Committee to carry out state management on vocational education in the province.
12. Carry out other duties and exercise other rights as regulated by laws.
Article 7. Authority and duties of state management of vocational education assigned to the District People's Committees
District People’s Committee, within their competence, shall be assigned to carry out state management on vocational education based on their functions, duties and rights and shall take responsibility before the Provincial People’s Committee for the vocational education development in the district as specified in this Decree.
Article 8. Authority and duties of state management of vocational education assigned to the Communal People's Committees
Communal People's Committee, within their competence, shall be assigned to carry out state management on vocational education based on their functions, duties and rights and shall take responsibility before the superior People's Committee for the vocational education development in the commune as specified in this Decree.
REQUIREMENTS, AUTHORITY AND PROCEDURES FOR GETTING THE PERMISSION TO ESTABLISH, DIVIDE, MERGE AND DISSOLVE FOREIGN-INVESTED VOCATIONAL SCHOOLS AND CHANGE THEIR NAMES; THE PERMISSION TO ESTABLISH AND TERMINATE THE BRANCH CAMPUSES OF FOREIGN-INVESTED INTERMEDIATE SCHOOLS AND COLLEGES
Section 1: REQUIREMENTS, AUTHORITY AND PROCEDURES FOR GETTING THE PERMISSION TO ESTABLISH VOCATIONAL SCHOOLS AND BRANCH CAMPUSES OF FOREIGN-INVESTED INTERMEDIATE SCHOOLS AND COLLEGES
Article 9. Requirements for establishing foreign-invested vocational schools
1. Have developed an establishment proposal which is suitable to the planning scheme of Vietnamese vocational school network.
2. Have received the investment registration certificate (for cases where the foreign investors must complete procedures for getting the investment registration certificates as regulated by the law on investment).
3. Have a location for building facilities with a minimum land use area of 1.000 m2 for vocational training center; 10.000 m2 for an intermediate school within an urban area and 20.000 m2 for such school within a rural area; 20.000 m2 for a college within an urban area and 40.000 m2 for such college within a rural area.
4. The investment capital shall be established by using legal sources, exclusive of the land values, to be specific:
a. At least 05 billion VND for a vocational training center;
b. At least 50 billion VND for an intermediate school;
c. At least 100 billion VND for a college.
5. Training programs:
a. Expected training programs shall satisfy the requirements specified in clause 1, Article 34 of the Law on Vocational Education; they shall not have any contents that may harm the national defense and security and the community interests; they shall not disseminate religions, distort history; and shall not negatively affect Vietnamese culture, ethics, habits and customs;
b. Foreign-invested vocational schools shall provide Vietnamese and foreign training programs within the scope of international joint training programs.
c. Compulsory subjects which Vietnamese students participating in joint training programs must study at foreign-invested intermediate schools and colleges shall be taught under the regulations of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.
6. Specific expectations about the organizational structures; facilities and training equipment; training programs and teaching materials; teaching staff and administrative officials shall satisfy the vocational education registration requirements specified in Article 14 of the Government’s Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016 on investment and operation conditions pertaining to vocational education , and the requirements specified in this Decree.
Article 10. Requirements for establishing foreign-invested vocational schools for the disabled
The establishment of foreign-invested vocational schools for the disabled shall satisfy the requirements specified in Article 9 hereof and the requirements specified in clause 3, Article 18 of the Law on Vocational Education.
Article 11. Requirements for establishing branch campuses of foreign-invested intermediate schools and colleges
1. Have a branch campus establishment plan which specifies the establishment necessity; school name and practice scope; the development plan and the disciplines that are suitable to the training level and scale of each branch development stage. Such establishment plan must be enclosed with proof documents.
2. Have a contract or an agreement on the rules for hiring suitable facilities within a minimum of 05 years.
3. The investment amount must achieve 25% of the investment amounts specified in points a, b and c, clause 4, Article 9 hereof.
Article 12. Application documents for permission to establish foreign-invested vocational schools and branch campuses of foreign-invested intermediate schools and colleges
1. There must be 01 application for permission to establish a foreign-invested vocational school, consisting of:
a. An application form using Form 1A specified in the Appendix hereto;
b. A copy of the Investment Registration Certificate (for cases where the foreign investors must complete procedures for getting the Investment Registration Certificate as regulated by the Law on Investment);
c. An establishment proposal using form 1B specified in Appendix hereto;
d. A copy of the certificate of land use rights, certificate of home ownership or land lease agreement of the applicant. Such copy must specify the address, area and boundary post of the land and the agreed principles for leasing existing facilities in compliance with the law regulations and related legal documents which do not expire within at least 05 years after the application documents are sent.
dd. Financial statements which specify the amount mentioned in clause 4, Article 9 hereof.
2. If the school is invested by more than 02 foreign organizations or individuals or a joint venture is established between the domestic and foreign investors, apart from the documents specified in clause 1 of this Article, the application dossier shall also consist of:
a. A copy of proof documents proving the property ownership rights. Such documents shall be enclosed with the documents on valuation of the assets contributed by foreign organizations or individuals or joint venture participants who request the establishment of the foreign-invested vocational school;
b. A document on appointment of representative in the name of the foreign-invested vocational school. Such document is provided by the foreign organizations or individuals or joint venture participants;
c. List, forms and document on capital contribution of joint venture participants who commit to contribute capital for the establishment of the school.
3. An application for permission to establish branch campuses of foreign-invested intermediate schools and colleges shall consist of:
a. An application form using Form 1A specified in Appendix hereto;
b. Establishment proposal using form 1B specified in Appendix hereto;
c. Copies of legal documents proving that they have satisfactory facilities and financial ability as specified in clause 2, clause 3, Article 11 hereof.
Article 13. Authority to permit the establishment of foreign-invested vocational schools and branch campuses of foreign-invested intermediate schools and colleges
1. Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall permit the establishment of the foreign-invested colleges and their branch campuses.
2. The chair-person of the provincial People’s Committee shall permit the establishment of the vocational training centers, intermediate schools and branch campuses of foreign-invested intermediate schools.
Article 14. Procedures for getting the permission to establish foreign-invested vocational schools
1. Procedures
a. Organizations or individuals requesting the permission to establish a foreign-invested college shall send the documents specified in clause 1 and clause 2, Article 12 hereof to the General Department of Vocational Education in person or by using online public services or by post; if they apply for permission to establish a vocational training center or an intermediate school, they shall send the application documents to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs;
b. General Department of Vocational Education, Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall receive and appraise the application for permission to establish vocational schools. If the application documents are deemed unsatisfactory, within 05 working days after receiving such documents, the receiving agency shall send a written reply to the applicant and specify the explanations;
c. Within 03 working days after receiving sufficient and valid documents, the General Department of Vocational Education and Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall send the application for permission to establish foreign-invested vocational schools to the Appraisal Council for appraisal;
d. The appraisal of the above-mentioned application shall be carried out in accordance with the regulations in clause 2, Article 8 of the Government's Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016 on investment and operation conditions pertaining to vocational education. Within 15 working days after receiving the documents, the Appraisal Council shall appraise them and announce the results;
dd. Within 10 working days after receiving the application which has been appraised as complete by Appraisal Council, the receiving agency shall send them to the competent person mentioned in Article 13 hereof for permission to establish the foreign-invested vocational school, using form 1C specified in Appendix hereto.
2. Deadline for sending the establishment permission
a. Within 02 working days after issuing the permission to establish the foreign-invested college, the General Department of Vocational Education shall send the written permission to the provincial People’s Committee where the college office is located for supervision and management. They shall also post such permission on their website.
b. Within 02 working days after issuing the permission to establish vocational training center or foreign-invested intermediate school within the area, the provincial People's Committee shall send the written permission to the General Department of Vocational Education for supervision and management. Also, they shall post such permission on their website.
Article 15. Procedures for getting the permission to establish branch campuses of foreign-invested intermediate schools and colleges
1. Procedures
a. A foreign-invested intermediate school or a foreign-invested college that requests for the permission to establish their branch campus shall make an application as specified in clause 3, Article 12 hereof. If the college apply for the permission to establish their branch campus, they shall send the application to the General Department of Vocational Education in person or by using online public services or by post; if the intermediate school apply for the permission to establish their branch campus, they shall send the application to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs;
b. Within 10 working days after receiving complete and valid application, the receiving agency shall submit it to the competent person mentioned in Article 13 hereof for him/her to issue the permission to establish branch campus of foreign-invested intermediate school or college, using form 1C specified in Appendix hereto. If the application is deemed unsatisfactory, within 03 working days after receiving the application, the receiving agency shall provide explanations in writing for the intermediate school or college.
2. Deadline for sending the written permission to establish branch campuses
a. Within 02 working days after issuing the written permission to establish the branch campus of a foreign-invested college, the General Department of Vocational Education shall send permission to the People’s Committee in the province where the college office and branch campus are located in order for such Committee to carry out supervision and management. Also, they shall post this permission on their website.
b. Within 02 working days after receiving the permission to establish the branch campus of foreign-invested intermediate school, the provincial People's Committee shall send such written permission to the General Department of Vocational Education for supervision and management. Also, they shall post this permission on their website.
Article 16. Operation registration procedures and operation period
1. Application documents and procedures for carrying out vocational education activities of foreign-invested vocational schools shall be made and carried out in accordance with Section 1 and Section 2, Chapter III of the Government’s Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016 on investment and operation conditions pertaining to vocational education.
2. Operation period of a foreign-invested vocational school shall not exceed 50 years from the date on which the establishment permission is received.
3. In necessary cases, if the foreign-invested vocational school has a longer operation period than specified in clause 1 of this Article, they shall send a report to the Prime Minister for decision.
Section 2: APPLICATION DOCUMENTS AND PROCEDURES FOR DIVIDING, MERGING AND DISSOLVING FOREIGN-INVESTED VOCATIONAL SCHOOLS AND CHANGING THEIR NAMES; TERMINATING THE OPERATION OF BRANCH CAMPUSES OF FOREIGN-INVESTED INTERMEDIATE SCHOOLS AND COLLEGES
Article 17. Division and acquisition of foreign-invested vocational schools
1. Rules for dividing and merging foreign-invested vocational schools:
a. Comply with the vocational school network planning scheme which has been approved by the competent regulatory agency;
b. Ensure the benefits of students, teachers, lecturers, administrative officials, employees and workers;
c. New vocational schools which are established after the division and acquisition process shall satisfy the requirements specified in Article 9 hereof.
2. Application dossier for division and acquisition of foreign-invested vocational school shall consist of:
a. A application form of the applicant. Such form shall specify the reasons and purposes of such division and acquisition; the head office, branch campus and training location of the vocational school after being merged and the new head office of such school after being divided;
b. Meeting minutes of stakeholders or venturers which specify information about the division and acquisition of the foreign-invested vocation school.
c. One of the following documents:
An acquisition contract signed by the legal representatives of vocational schools. The acquisition contract must specify the name and head office address of the merging vocational school; address and head office address of the merged vocational school; acquisition procedures and requirements; methods for students, teachers, administrative officials, employees and workers; deadline, procedures and requirements for transferring assets and stakes of the merged vocational school to become the stakes of the merging vocational school, and acquisition deadline.
Division and acquisition proposal of the foreign-invested vocational school which has been approved by the owner of such school. The division and acquisition proposal of the vocational school shall comply with the current regulations and shall specify the name and address of the divided vocational school; name and address of the vocational school after the division; property division principles and procedures; plans for students, teachers, administrative officials, employees and workers; deadline and procedures for transferring the stakes of the divided vocational school to the newly-established vocational school; rules for fulfilling the obligations of the divided vocational schools; and deadline for dividing such schools. The division proposal shall be sent to all lenders (if any) and a written notification shall be sent to students, teachers, administrative officials, employees and workers within 30 days after the proposal is approved.
3. Authority to divide and merge the foreign-invested vocational schools:
The competent person who permits the establishment of the foreign-invested vocational school and is mentioned in Article 13 hereof shall have the authority to permit the division and acquisition of such school.
4. Procedures for dividing and merging foreign-invested vocational schools
a. Procedures
Applicant requesting the division and acquisition of the foreign-invested vocational school shall make an application dossier as specified in clause 2 of this Article and send it to the General Department of Vocational Education in person or by post if they apply as a college; or to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs if they apply as a vocational training center or an intermediate school;
Within 10 working days after receiving the valid application dossier, the General Department of Vocational Education shall get opinions from the People’s Committee in the province where the head office of the foreign-invested college is located during the acquisition or division; the General Department of Vocational Education and Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall appraise such dossier and submit it to the competent person specified in Article 13 hereof for him/her to make a decision to divide or merge the foreign-invested vocational school, using form 2A specified in Appendix hereto;
If the application dossier is deemed unsatisfactory, within 03 working days after receiving such dossier, the receiving agency shall send written explanations to the applicant requesting the division and acquisition of the foreign-invested vocational school.
b. Deadline for sending the permission for division and acquisition of foreign-invested vocational school
Within 02 working days after the permission to divide and merge the foreign-invested college is received, the General Department of Vocational Education shall send such written permission to the People's Committee of the province where the head office of the college is located before and after the division or acquisition, in order for such Committee to carry out supervision and management. Also, the General Department of Vocational Education shall post this written permission on their website.
Within 02 working days after the permission to divide and merge the vocational training center and the foreign-invested intermediate school in the province is received, the provincial People's Committee shall send the permission to the General Department of Vocational Education for supervision and management, and shall post such permission on their website.
Article 18. Dissolution of foreign-invested vocational schools
1. Foreign-invested vocational school shall be dissolved if it falls into the cases specified in clause 1 of Article 21 of the Law on Vocational Education and shall receive a permission to be dissolved if it falls into cases specified in clause 2, Article 21 of the Law on Vocational Education.
2. An application dossier for dissolution of foreign-invested vocational school specified in clause 1, Article 21 of the Law on Vocational Education shall consist of:
a. A written request for dissolution of the competent authority which specifies the reasons of the dissolution;
b. Results from inspection of the violations specified in clause 1a, Article 21 of the Law on Vocational Education;
c. Decision on suspension of training activities which is issued by the competent agency regarding the violations specified in clause 1b, Article 21 of the Law on Vocational Education;
d. Inspection record of the competent agency issuing the certificate in vocational education registration. Such inspection is carried out for the violations specified in points c and d, clause 1, Article 21 of the Law on Vocational Education.
3. An application dossier for dissolution of foreign-invested vocational school specified in clause 2, Article 21 of the Law on Vocational Education shall consist of:
a. An application form of the applicant owning the foreign-invested vocational school, in which the reasons for dissolution must be specified;
b. A dissolution plan on how to handle the assets and benefits of students, teachers, administrative officials, employees and workers and how to fulfill the financial obligations as regulated by laws.
4. Authority to give dissolution permission
The competent person who gives permission to establish the foreign-invested vocational school as specified in Article 13 hereof shall be authorized to permit the dissolution of such school.
5. Procedures for giving dissolution permission
a. Procedures
Applicants requesting the division and acquisition of the foreign-invested vocational school shall make an application dossier as specified in clause 3 of this Article and send it to the General Department of Vocational Education in person or by post if they apply as a college; or to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs if they apply as a vocational training center or an intermediate school;
Within 20 working days after receiving the sufficient and valid application dossier for dissolution, the receiving agency shall appraise such dossier and submit it to the competent person mentioned in clause 4 of this Article for dissolution permission. The written permission to dissolve the foreign-invested vocation school shall clearly specify the dissolution reasons and methods for ensuring benefits of students, teachers, administrative officials, employees and workers; plans for resolving the assets and fulfilling financial obligations;
If the foreign-invested vocational school commits violations in one of the cases specified in clause 1, Article 21 of the Law on Vocational Education, the General Department of Vocational Education or the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall make an application dossier for dissolution as specified in clause 2 of this Article and send it to the competent person mentioned in clause 4 of this Article for permission to dissolve the foreign-invested vocational school, using form 2B in Appendix hereto;
If the application dossier is deemed unsatisfactory, within 03 working days after receiving the dossier, the receiving agency shall send a written reply which specifies the explanations to the applicant.
b. Deadline for sending the dissolution permission
Within 02 working days after receiving the permission to dissolve the foreign-invested college, the General Department of Vocational Education shall send such written permission to the People’s Committee of the province where the head office of such college is located for supervision and management. Also, they shall post the permission on their website.
Within 02 working days after receiving the permission to dissolve the foreign-invested intermediate school or the foreign-invested vocational center, the provincial People’s Committee shall send such written permission to the General Department of Vocational Education for supervision and management and post such permission on their website.
Article 19. Terminating the operation of branch campuses of foreign-invested intermediate schools or colleges
The termination of branch campuses of foreign-invested intermediate schools or colleges shall be carried out in accordance with the regulations on dissolution of foreign-invested vocation school apart from the regulation specified in Article 18 of this Decree.
Article 20. Changing names of foreign-invested vocation schools
1. A vocational college may be considered for changing their name after the written request of the owner or the legal representative of the stakeholder is sent to the General Department of Vocational Education in person or by using online public services or by post; if it is the vocational training center or the intermediate school that requests the name changing, the written request shall be sent to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs and shall clearly specify the reasons for making such change; and the changed name of the vocational school.
2. Within 05 working days after receiving the application dossier, the competent person that gives the permission to establish the foreign-invested vocational school shall also permits the name changing of such school.
3. After the foreign-invested vocational school changes their name may continue to provide trainings in the disciplines specified in the certificate in vocational education registration by the competent agency.
REQUIREMENTS, AUTHORITY AND PROCEDURES FOR ISSUANCE OF THE CERTIFICATE OF REGISTRATION OF INTERNATIONAL JOINT TRAINING PROGRAM
Article 21. Forms of International Joint Training Programs
1. The joint training program is entirely run in Vietnam:
a. Based on the programs developed by both parties and provide Vietnamese qualifications and certificates;
b. Based on the programs transferred from foreign countries and recognized by international training organizations and provide Vietnamese qualifications and certificates;
c. Based on the foreign programs or programs developed by both parties and recognized by international training organizations. Such programs are designed to provide foreign qualifications and certificates;
d. Based on the programs transferred from foreign countries and recognized by international training organizations. Such programs are designed to provide Vietnamese and international qualifications and certificates.
2. The joint training program is partially run in Vietnam and in a foreign country:
a. Based on the foreign programs recognized by international training organizations and provide Vietnamese qualifications and certificates;
b. Based on the foreign programs recognized by international training organizations and provide foreign qualifications and certificates;
c. Based on the foreign programs or programs developed by both parties and recognized by international training organizations. Such programs are designed to provide both Vietnamese and foreign qualifications and certificates.
Article 22. Requirements for providing an International Joint Training Program
1. Training disciplines and degree levels
Vocational schools and vocational education institutions which cooperate with foreign training schools in providing joint training programs specified in Article 22 hereof may provide training programs in the vocational disciplines and issue vocational degrees, except for political, national defense, security and religious disciplines. Also, they shall ensure that the contents of the programs do not cause any harms to the national defense and security and community benefits’ do not propagate religions, distort history and cause negative impacts to the culture, ethics and habits and customs of Vietnam.
2. Enrollment entities for joint training programs
a. If the programs provide Vietnamese qualifications or certificates, the enrollment entities must comply with Vietnamese law;
b. If the programs provide foreign qualifications or certificates, the enrollment entities must comply with foreign laws;
c. If the programs provide both Vietnamese and foreign qualifications or certificates, the enrollment entities must comply with the regulations specified in points a and b, clause 2 of this Article.
3. Training facilities and equipment
a. There must be classrooms, laboratories, practice rooms and training workshops; the vocational schools shall satisfy the requirements for teaching, learning and studying the training programs and the training scale requirements of each joint training discipline. The area of the classrooms, practice rooms and training workshops which are used for learning and teaching must be at least 05 m2 per one seat;
b. Training equipment used for each joint training discipline must be sufficient according to the regulations of the training programs and must conform to the training scale of each discipline.
4. Training programs and teaching materials
Vocational training institutions and vocational education institutions providing joint training programs shall ensure adequate provision of textbooks and teaching materials suitable to the programs.
5. The teaching staff and administrative officials must be sufficient in quantity, suitable to the disciplines and comply with the regulated standards, to be specific:
a. Educators teaching the joint training programs specified in clauses 1a and 1b, clause 2a, Article 21, hereof shall satisfy the training requirements specified in Article 54 of the Law on Vocational Education or must be artisans with high skills;
b. Educators teaching the joint training programs specified in clause 1c, clause 2b, Article 21 hereof shall satisfy the requirements of the joint training programs or the national standards of the country which cooperates in providing joint training with Vietnamese vocational schools;
c. Educators teaching the joint training programs specified in clause 1d, clause 2c, Article 21 hereof shall satisfy the requirements specified in points a and b, clause 5 of this Article;
d. Educators that use a foreign language to teaching the joint training programs must satisfy the language requirements of the programs as agreed by the parties. Educators who are foreigners teaching a foreign language at the vocational school must have bachelor’s degrees or higher and suitable foreign language teacher certificates;
dd. Educators who are foreigners teaching joint training programs shall satisfy the requirements specified in the law regulations on foreign workers in Vietnam;
e. The maximum rate is 25 students per 01 teacher.
6. Language for teaching and learning:
a. Language used for teaching and learning specialized subjects of the joint training programs which provide Vietnamese or foreign qualifications or certificates must be Vietnamese or a foreign language or must be translated by a translator;
b. Students participating in the joint training programs which provide foreign certificates must satisfy the language requirements of the contract parties, but they must at least achieve the outcome language level 3 of Vietnam's language proficiency framework or equivalent standards;
c. Based on the needs of students, the contract parties may provide language training programs to help students to achieve the levels specified in point b, clause 6 of this Article.
Article 23. Application for registration of joint vocational training
There must be 01 application for registration of joint vocational training, consisting of:
1. An application form for registration of joint vocational training signed by the parties, using form 3A in Appendix hereto.
2. A report on the actual conditions for carrying out joint training activities. Such report is developed by the parties by using form 3B in Appendix hereto.
3. A copy of the written permission to provide trainings in the expected training disciplines. Such permission is granted to the Vietnamese and foreign vocational schools.
4. A copy of the quality assessment certificate of foreign training programs provided by foreign vocational schools or quality assurance documents of the competent agencies.
Article 24. Authority to issue certificates of registration of joint training programs
1. Director General of the General Department of Vocational Education shall issue certificate of registration of joint training programs to colleges and higher educational institutions.
2. Director the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall issue the certificates of registration of joint training programs to intermediate schools, vocational training centers and enterprises that run joint training programs in their provinces.
Article 25. Procedures for issuing certificates of registration of joint training programs
1. Procedures
a. A vocational school or a vocational training facility participating in joint training programs shall make an application dossier as specified in Article 23 hereof and send it to the General Department of Vocational Education in person or by using online public services or by post, if they request the certificate of registration of joint training programs to be given to a college; if they request the certificate to be given to a vocational training center or an intermediate school, they shall send the application dossier to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs;
b. Within 15 working days after receiving the complete and valid application dossier, the receiving agency shall take charge and cooperate with related agencies or units to carry out appraisal for the actual ability to satisfy the requirements specified in Article 20 hereof. Based on the results of the above-mentioned appraisal, the competent person mentioned in Article 24 hereof shall issue the certificate of registration of joint training program by using form 3C in Appendix hereto.
If the application is deemed unsatisfactory, within 03 working days after receiving such application, the receiving agency shall provide explanations in writing.
2. Deadline for send the certificate of registration of joint training programs:
Within 02 working days after the certificate of registration of joint training programs is granted to a college or a high education institution, the General Department of Vocational Education shall send the copy of such certificate to the provincial People's Committee for supervision and management. Also, they shall post on their website the permission to give such certificate;
b. Within 02 working days after the certificate of registration of joint training programs is granted to an intermediate school or a vocational training center or an enterprise, the Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall send a copy of such certificate to the General Department of Vocational Education for supervision and management and shall post on their website the permission to give the certificate.
Article 26. Suspension and termination of joint training activities
1. The joint training activities of vocational school or vocational training facility shall be terminated if they fall into one of the following cases:
a. During the enrollment period, they do not satisfy the requirements for joint training specified in Article 22 hereof;
c. They commit frauds to obtain the certificate of registration of joint training programs;
c. They organize an enrollment without having the certificate of registration of joint training programs;
d. The person issuing the certificate of registration of joint training programs is not authorized;
dd. Other cases regulated by laws.
2. The joint training activities of a vocational school or a vocational training facility shall be terminated if they fall into one of the following cases:
a. At the request of the contract parties;
b. The suspension period has ended but the reasons causing the suspension have not been rectified;
c. Violations against the law regulations are committed and cause serious consequences;
d. The joint training activities are not carried out within 24 months or more after the certificate of registration of joint training programs is received;
dd. Other cases as regulated by laws.
3. Authority to suspend joint training activities
a. Director General of the General Department of Vocational Education has the power to suspend the joint training activities of colleges and high education institutions;
b. Director of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs has the power to suspend the joint training activities of intermediate schools, vocational training centers and enterprises.
4. Procedures for suspending joint training activities
The competent person who is authorized to suspend the joint training activities specified in clause 3 of this Article shall carry out the suspension procedures as follows:
a. Inspect and evaluate the violation level and determine the reasons for suspending the joint training activities;
b. Within 10 working days after receiving the violation inspection and evaluation results and the suspension reasons, the competent person mentioned in clause 3 of this Article shall issue the decision on suspension of joint training activities, using form 4A in Appendix hereto, send a notification to the related agency for cooperation in implementing such decision and for this agency to post the decision on their website. The decision on suspension of joint training activities shall clearly specify the suspension reasons, contents and deadline, as well as the methods for ensuring the legal rights and benefits of students, teachers, administrative officials, employees and workers;
c. Within 30 working days after the decision on suspension of joint training activities is received, the vocational school or the vocational training facility shall refund the tuition fees for students and pay the salaries for teachers, as well as ensuring other legal rights and benefits of students, teachers, administrative officials, employees and workers under the labor contracts which have been signed or the signed collective labor agreement; pay the tax debts and other debts (if any);
d. After the suspension period ends, if the reasons causing the suspension are rectified, the competent person decided to suspend the joint training activities shall give permission to resume such activities, using form 4B in Appendix hereto and shall post this permission on the agency’s website. If the permission to resume the joint training activities is not received, there must be a written notification sent to the contract parties, in which the reasons and solutions are clearly specified.
5. Application documents and procedures for resuming the joint training activities
a. Within 15 working days before the suspension period ends, the representatives of the contract parties shall send an application form to the competent person who suspended the joint training activities mentioned in clause 3 of this Article in person or via online public service portal or by post, in order for him/her to resume such activities;
b. Within 15 working days after receiving the valid and sufficient application dossier, the receiving agency shall take charge and cooperate with related agencies and units to appraise the actual ability to satisfy the joint training requirements specified in Article 22 hereof;
c. Based on the results of the appraisal, the competent person mentioned in clause 3 of this Article shall terminate the suspension of the joint training activities and give permission to resume such activities.
6. Termination of joint training activities
a. Within 60 working days before terminating the joint training activities, the contract parties shall send a report on the termination of such activities to the General Department of Vocational Education if they terminate the activities of a college or a higher educational institution; or to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs in the province where the head office is located, if they terminate the activities of a vocational training center, an intermediate school or an enterprise, in order for such Department to carry out supervision and management;
b. The report on the termination of joint training activities shall clearly specify the termination reasons and contents and the methods for ensuring legal rights and benefits of students, teachers, administrative officials, employees and workers; payments for the tax debts and other debts (if any).
REQUIREMENTS FOR AND AUTHORITY TO ESTABLISH AND TERMINATE THE OPERATION OF THE REPRESENTATIVE OFFICES OF FOREIGN VOCATIONAL SCHOOLS IN VIETNAM
Article 27. Legal locations of the representative offices
The representative office of a foreign vocational school in Vietnam (hereinafter referred to as "representative office") represents the foreign vocation school in carrying out the duties and exercising the rights specified in clause 2 of Article 49 of the Law on Vocational Education.
Article 28. Names of the representative offices
Name of a representative office shall be put in the following order: "Văn phòng đại diện” (representative office of), "Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài" (Proper name of the foreign vocational school) and “tại Việt Nam” (in Vietnam).
Article 29. Requirements for issuance of operation licenses to representative offices
A foreign vocational school shall be issued with a license to establish their representative office in Vietnam if they satisfy the requirements specified in clause 3, Article 49 of the Law on Vocational Education.
Article 30. Validity period of the operation license of a representative office
The validity period of the operation license granted to the representative office of a foreign vocational school in Vietnam shall not exceed 05 years from the date on which the establishment decision is received. If such period is extended, it shall not exceed 03 years; and if the license is re-issued, its validity period shall not exceed the period of the license granted before.
Article 31. Authority to grant the establishment license to the representative office
The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall issue the establishment license to the representative office of the foreign vocational school in Vietnam.
Article 32. Procedures for granting the establishment certificate to the representative office
1. An application dossier for the establishment certificate of the representative office shall consist of:
a. An application form of the foreign vocational school which requests the permission to establish their representative office in Vietnam. This form must specify the reasons and the necessity to establish such office in Vietnam; summarize the establishment and development processes of the foreign vocational school; and mention about the person expected to become the manager of the representative office in Vietnam, using form 5A specified in Appendix hereto;
b. A document proving the legal status of the foreign vocational school;
c. A copy of the Operational Charter of the foreign vocational school;
d. A draft of the Regulation on organization and operation of the representative office in Vietnam;
dd. Personal records of the expected manager of the representative office in Vietnam. Such records must be confirmed by the head of the foreign vocational school or the competent agency of Vietnam;
e. Confirmation documents provided by a foreign agency must be consularly legalized under the law regulation on consular legalization.
2. Procedures for issuing the permission to establish the representative office
a. Procedures:
Foreign vocational school requesting the permission to establish their representative office in Vietnam shall make an application dossier as specified in clause 1 of this Article and send it to the General Department of Vocational Education in person or via online public service portal or by post;
Within 20 working days after receiving the sufficient and valid application dossier, the receiving agency shall appraise it and get opinions from related agencies (if any), submit it to the competent person mentioned in Article 31 hereof for issuance of the establishment license to the representative office of the foreign vocational school in Vietnam, using form 5B in Appendix hereto. If the application dossier for the establishment license is not valid, within 03 working days after receiving the dossier, the receiving agency shall provide explanations in writing.
b. Deadline for sending the establishment license to the representative office:
Within 02 working days after issuing the establishment license to the representative office of the foreign vocational school in Vietnam, the General Department of Vocational Education shall send a copy of such license to the People’s Committee of the province where the representative office is located for supervision and management. Also, they shall post information about this issuance on their website.
Article 33. Amending, extending and re-issuing the establishment license
1. The foreign vocational school shall register for the amendments to and extension of the establishment license granted to their representative office if they fall into one of the following cases:
a. The name and address of the head office of the foreign vocational school are changed in the country where it is established;
b. The name and address of the representative office in Vietnam are changed;
c. The operational period specified in the establishment license granted to the representative office in Vietnam expires.
2. The foreign vocational school shall request the establishment license to be re-issued to their representative office if they fall into one of the following cases:
a. The functions and operation scope of the foreign vocational school are changed;
b. The head office of the foreign vocational school is moved from one country to another country;
c. The establishment license has been lost or damaged.
3. Within 10 working days after changes are made to the establishment license or it is lost or damaged, or 30 days before such license expires, the foreign vocational school shall send an application dossier to the General Department of Vocational Education to request them to amend, extend or re-issue the establishment license.
4. The competent person who issues the establishment license to the representative office has the power to grant the permission to amend, extend or re-issue such license.
5. An application dossier for permission to amend, extend or re-issue the establishment license to the representative office shall consist of:
a. An application form of the foreign vocational school which specifies the name and address of the representative office; contents of the amendments; reasons for amending, extending or re-issuing the establishment license;
b. Establishment license of the representative office (except when it is lost).
6. Procedures for amending, extending or re-issuing the establishment license to the representative office
a. Procedures:
Foreign vocational school requesting the amendment, extension or re-issuance of the establishment license of their representative office shall make an application dossier as specified in clause 5 of this Article and send it to the General Department of Vocational Education in person or via online public service portal or by post;
Within 20 working days after receiving the complete and valid application dossier, the receiving agency shall appraise and submit it to the competent person for amendments to, extension or re-issuance of the establishment license, using form 5C in Appendix hereto. If the application dossier is invalid, within 05 working days after receiving the application, the receiving agency shall provide explanations in writing.
b. Within 02 working days after permission to amend, extend or re-issue the establishment license to the representative office of the foreign vocational school in Vietnam is received,
Article 34. Operational termination and establishment license revocation
1. The representative office of the foreign vocational school in Vietnam shall have their operation terminated if they fall into the cases specified in clause 5, Article 49 of the Law on Vocational Education.
2. The competent person who grants the establishment license to the representative office of the foreign vocational school in Vietnam as specified in Article 31 hereof shall have the power to terminate the operation of such office and revoke their establishment license.
3. The General Department of Vocational Education shall write explanations about the termination of the representative office or the revocation of such offices establishment license and send them to the People's Committee in the province where the representative office is located before the operation of such office is terminated.
4. Within 60 working days after receiving the written notification about the termination, the representative office shall complete all procedures related to their workers; debts, salaries and social insurance; fulfill other financial obligations (if any); return their establishment license and seals and send a written report to the General Department of Vocational Education.
Article 35. Announcement about the operation of the representative office
Within 20 working days after receiving the establishment license, the representative office of the foreign vocational school in Vietnam shall publish the notification of such license on 03 consecutive issues of newspapers, with at least 01 central newspaper and 01 local newspaper. The contents of the notification shall include the name of the representative office in Vietnamese and in a common foreign language (if any); information about the license (number, dates and issuing agency); full name of the manager of the office; address, logo, phone, fax, website and email (if any); account at the transaction bank; operation registration certificate (number, dates and issuing agency).
Article 36. Rights and obligations of the representative office
1. While operating in Vietnam, the representative office has the following rights:
a. Have their legal rights and benefits protected by the Vietnamese Government as regulated by Vietnamese laws and the international treaties to which Vietnam is a signatory;
b. Rent an office. Rent and buy necessary equipment and appliances for serving the operation of the representative office; hire Vietnamese or foreign employees to work at such office as regulated by Vietnamese laws;
c. Open an account under Vietnamese laws and shall only use this account to serve the operation of the representative office;
d. Have seals that bear the name of their office;
dd. Other rights as regulated by the laws.
2. While operating in Vietnam, the representative office shall fulfill the following obligations:
a. Carry out activities that are suitable to their functions and duties; objectives and operation scope, time and location specified in the establishment license of the representative office of foreign vocational school in Vietnam; take the responsibility for all activities of such representative office;
b. Periodically, before December 15 every year, send a report by using online services and a documents on the operation results of the representative office to the General Department of Vocational Education and the Department of Labor, Invalids and Social Affair in the province where the representative office is located;
c. Send a report and provide documents on related issues, as well as providing explanations about such issues if requested by a Vietnamese competent agency;
d. The head of the representative office in Vietnam shall carry out their duties as authorized by the foreign vocational school within the authorized scope and deadline;
dd. The foreign employees of the representative office shall fulfill the right purposes of entering the country of Vietnam; strictly comply with the laws and respect Vietnamese traditions and customs. All violations against Vietnamese laws committed by the employees of the representative office shall be handled in accordance with Vietnamese laws;
e. Other duties as regulated by laws.
REQUIREMENTS, AUTHORITY AND PROCEDURES FOR ESTABLISHING AND RECOGNIZING NON-PROFIT PRIVATE VOCATIONAL SCHOOLS AND NON-PROFIT FOREIGN-INVESTED VOCATIONAL SCHOOLS
Article 37. Requirements for identifying and evaluating non-profit private vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools
1. Requirements for identifying non-profit private vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools;
a. Difference between revenues and expenditures from annual vocational training and research activities of the vocational schools are common properties which are undivided and used for investment in facility development; development of teaching staff and administrative officials; scientific research activities; provision of scholarships for students and other activities which are carried out to serve the community purposes;
b. If the vocational school is a college, they shall make a commitment with the Department of Labor, Invalids and Social Affairs to carry out non-profit operation; if they are an intermediate school or a vocational training center, they shall make the same commitment with the People’s Committee of the province where their head office is located. The commitment shall be publicly announced to the society for supervision;
c. The investor does not receive the profit or the profit received does not exceed the Government bond interest rate during that time.
2. Annual financial report and periodical audit report shall be used as the basis for evaluating the commitment to carry out non-profit operation of private vocational schools and foreign-invested vocational schools.
Article 38. Incentive policies for non-profit private vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools
1. Non-profit private vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools shall be entitled to the policies specified in points a, b, c, d and g, clause 1 of Article 26 of the Law on Vocational Education and the following policies:
a. Given the priority to rent land and facilities;
b. Given the priority to receive investment projects and order products to carry out vocational training tasks and scientific research and technological transfer tasks;
c. Provided with technical support for receiving ethnic minority boarding students to their vocational schools and develop the disciplines that are suitable to the learning needs of the workers working in foreign countries.
2. If the private vocational schools and the foreign-invested vocational schools committed to carry out non-profit operation but they do not fulfill it or do not comply with the regulations specified in clause 1 of Article 37 hereof:
The establishment license and the certificate of eligibility for non-profit operation shall be revoked;
b. The non-profit private vocational schools and the non-profit foreign-invested vocational schools shall have their rights to receive incentive polices to be revoked;
c. The above-mentioned schools shall pay for the state financial supports, including credit incentives and other incentives from domestic and foreign technical support programs and projects;
d. The schools shall have their taxes collected and be punished for their violations against the tax regulations.
Article 39. Authority to grant permission to establish and recognize non-profit private vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools
1. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall have the authority to grant permission to establish and recognize private vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools.
2. The Chairperson of the provincial People’s Committee shall grant the permission to establish and recognize intermediate schools and private vocational training centers; non-profit foreign-invested intermediate schools and vocational training centers.
Article 40. Application for permission to establish and recognize private vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools
1. Application documents for permission to establish non-profit private vocational schools shall comply with Article 6 of the Government’s Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016 on requirements for investment and operation requirements pertaining to vocational education or Article 12 hereof:
a. The investor’s commitment to use the difference between revenue and expenditure in accordance with Clause 1, Article 37 hereof;
b. Meeting minutes of an organization or an individual that is the owner or stakeholder of the non-profit private vocational school or non-profit foreign-invested vocational school. These meeting minutes must be approved by the participating members owning at least 75% of charter capital;
c. A draft of the regulation on organization and operation of non-profit private vocational school or non-profit foreign-invested vocational school;
d. A draft of the Regulation on internal finance of the above-mentioned schools.
2. An application for conversion to non-profit operation of the private vocational school and the foreign-invested vocational school shall consist of:
a. A written request for permission to convert to non-profit operation (specifying principles and purposes of non-profit operation; stakes and common property portions which are undivided of the private vocational school and foreign-invested vocational school);
b.The investor’s commitment to use the difference between revenues and expenditures of the private vocational school and the foreign-invested vocational school in accordance with. clause 1, Article 37 hereof;
c. Meeting minutes of an organization or an individual who is the owner or stakeholder of private vocational school and foreign-invested vocational school converting to non-profit operation. These meeting minutes must be approved by the participating members owning at least 75% of charter capital;
d. A copy of the permission to establish private vocational schools and foreign-invested vocational schools;
dd. financial report in the last 03 years and a periodical audit report of the private vocational school and the foreign-invested vocational school.
Article 41. Procedures for establishing and recognizing the non-profit vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools
1. Procedures for establishing new non-profit private vocational schools shall be carried out in accordance with Article 8 of the Government’s Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016 on investment and operation conditions pertaining to vocational education.
2. Procedures for establishing non-profit foreign-invested vocational schools shall be carried out in accordance with Article 14 hereof.
3. Procedures for recognizing the conversion to non-profit operation of private vocational schools and foreign-invested vocational schools.
a. Procedures:
A private vocational college and a foreign-invested vocational college which convert to non-profit operation shall make an application dossier as specified in clause 2, Article 40 hereof and send it to the General Department of Vocational Education in person or via online public service portal or by post; A foreign-invested intermediate school or a foreign-invested vocational training center shall send the above-mentioned application dossier to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs;
Within 20 working days after receiving the valid and complete application dossier, the receiving agency shall appraise it and get opinions from related agencies and submit it to the competent person mentioned in Article 39 hereof for recognition of non-profit private vocational school and non-profit foreign-invested vocational school;
If the application dossier is invalid or incomplete according to the opinions of related agencies, within 03 working days after receiving such opinions, the receiving agency shall send a written request to amend the application or provide more explanations about the contents.
b. Deadline for sending the permission to establish and recognize non-profit private vocational schools and non-profit foreign-invested vocational schools.
Within 02 working days after receiving the permission to establish and recognize non-profit private college and non-profit foreign-invested college, the General Department of Vocational Education shall send such permission to People's Committee of the province where the head office of the private college or the foreign-invested college is located for management and supervision. Also, they shall post this written permission on their website;
Within 02 working days after receiving the written permission to establish and recognize the private vocational school, private vocational training center, foreign-invested intermediate school, foreign-invested vocational education center, the provincial People's Committee shall send this permission to the General Department of Vocational Education for supervision and management and post it on their website.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF VOCATIONAL TRAINING ENTERPRISES
Article 42. Rights of vocational training enterprises
1. May establish a vocational school to provide trainings for personnel directly carrying out production, business and service activities within the enterprise and in the society as regulated in Article 18 of the Law on Vocational Education.
2. Provide primary and regular trainings at the enterprise under the following regulations:
a. Entities who receive the trainings must be employees at the enterprise and other employees having the needs to receive trainings;
b. The training programs shall include primary and regular training programs specified in points a, b, c and d, clause 1 of Article 40 of the Law on Vocational Education;
c. The teacher is an educator or scientist, engineer, technician, artisan, skilled person or skilled farmer;
d. The agreement on salaries and salary payment methods shall be signed with students who are employees of the enterprise during the training period;
dd. If the students satisfy the requirements after completing the training programs, the head of the enterprise shall grant primary certificates or training certificates to them. The training certificate shall specify the training contents and period;
e. A report must be sent to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs in the province where the training programs are provided. Such report must be sent before the programs are executed in order for the aforesaid Department to carry out management and supervision.
3. Join and cooperate with vocational schools to provide primary, intermediate, college and regular training programs.
4. May participate in ordering vocational training programs in disciplines prioritized for social-economic development of the State; may order training programs from vocational schools in order to receive personnel working in different fields of production, business and services to the enterprise.
5. Assign a representative to participate in the community of colleges and public intermediate schools; if the activities of the enterprise are related to the training disciplines of the school, the enterprise shall assign the representative to participate in the management boards of college and private intermediate school.
6. May participate in developing training disciplines; develop the minimum knowledge volume and set the potential requirements for graduate students; vocational training programs and teaching materials; teach lessons, provide internship guidelines and evaluate the learning results of students at vocational schools.
7. Support with training facilities and equipment; give scholarships to students of vocational schools.
8. Exercise other rights specified in Article 51 of the Law on Vocational Education and related legislative documents.
Article 43. Responsibilities of vocational training enterprise
1. Annually, report the demands for training, using and hiring employees of the enterprise to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs in the province where the enterprise's head office is located.
2. Assign a representative who is an expert or a technician suitable to participate in developing the list of training disciplines; develop training programs and teaching materials; participate in teaching and providing internship guidelines and evaluate the learning results of students at the vocational training enterprise.
3. Provide trainings and cooperate with a vocational school to provide these trainings; order trainings from such vocational school to train the employees recruited at the enterprise.
4. Provide feedbacks on the employee quality after training of the vocational school and provide information during the investigation and survey of the state regulatory agencies, enterprise council and vocational school if required, in order to improve the vocational training quality and efficiency.
5. Receive teachers and students from vocational schools to visit, practice and attend an internship to improve professional skills at the enterprise, or update and receive new technologies; pay salaries for teachers and students who directly produces or participates in producing products in compliance with the specifications, including products and services which are provided in the market during the internship period at the enterprise. Such production shall be carried out at the level agreed by the parties. While recruiting employees to receive trainings and work at the enterprise after training, the enterprise shall sign the training contracts with the employees and shall not collect training fees.
6. Pay training expenses and salaries for the employees of the enterprise during their days off for study as agreed in the contract signed by the enterprise and the employees.
7. Develop training plans and programs, provide trainings to improve the education and professional skills for employees of the enterprise and make a report about the implementation results as specified in Article 60, 61 of the Labor Code.
8. Fulfill social obligations for vocational training activities. Contribute in the sustainable development of vocational education by carrying out activities that improve the training quality and satisfy the personnel demands of the enterprise, community and society.
9. Fulfill other obligations as regulated in Article 52 of the Law on Vocational Education and other related legislative documents.
Article 44. Transitional provisions
1. A foreign vocational school that submits the application documents to request the permission to establish its representative office in Vietnam before this Decree takes effect but does not receive such permission shall amend and complete the application dossier as regulated in this Decree.
2. Foreign applicants who request the permission to establish the foreign-invested vocational school before this Decree takes effect but does not receive such permission shall amend their application dossier and implement the regulations hereof.
Article 45. Amending some articles of the documents related to vocational education
1. Amend point i, clause 5, Article 47 of the Government’s Decree No. 29/2012/ND-CP dated April 12, 2012 on recruiting, using and managing officials as follows:
“i. Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall manage the professional titles of public employees specialized in vocational training, labor and social affairs sector;"
2. Replace some phrases specified in the Government's Decree No. 11/2015/ND-CP dated January 31, 2015 on physical training and sporting activities in schools, as follows:
“a. Replace the phrase “state regulatory agencies managing central vocational education activities” with “Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs" in clause 3, Article 4;
b. Replace the phrase “Head of state regulatory agency managing central vocational education activities" with "Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs" in point a, clause 1, Article 5, point a, clause 3, Article 5 and clause 1, Article 9".
3. Amend some articles of the Government’s Decree No. 79/2015/ND-CP dated September 14, 2015 on penalties for administrative violations against regulations on vocational education, as follows:
a. Change the title of clause 1, Article 29 to “Chief Inspector of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs, chief of specialized inspectorates of Department of Labor, Invalids and Social Affairs, chief of specialized inspectorates of General Department of Vocational Education have the power to:";
b. Change the title of clause 3, Article 29 to “Chief of inspectorates of Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs have the power to impose penalties for administrative violations pertaining to vocational training (except teacher training programs), national vocational skill assessment, including:”;
c. Change the title of clause 4, Article 29 to: ”chief of specialized inspectorates of Ministry of Education and Training have the power to impose penalties for administrative violations pertaining to provision of vocational teacher training programs at intermediate and college level, including:";
d. Change the name of clause 5, Article 29 to “Chief Inspector of Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and Director General of the General Department of Vocational Education have the power to impose penalties for administrative violations pertaining to vocational training (except teacher training programs), national vocational skill assessment, including:";
dd. Change the name of clause 6, Article 29 to “Chief Inspector of Ministry of Education and Training has the power to impose penalties for administrative violations pertaining to provision of vocational teacher training programs at intermediate and college level, including:”;
e. Clause 2, Article 31 shall be amended to “officials being members of inspectorates under inspection decisions of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs, Chief Inspector of Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, Director General of the General Department of Vocational Education, Director of Department of Labor, Invalids and Social Affairs, Chief Inspector of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs.".
4. Amend clause 1, Article 17 of the Government’s Decree No. 86/2015/ND-CP dated October 02, 2015 on mechanism for collection and management of tuition fees applicable to educational institutions in the national education system and policies on tuition exemption and reduction and financial support from Academic year 2015 - 2016 to 2020 – 2021:
“1. Minister of Education and Training, Minister of Labor, Invalids and Social Affairs, within their competence, shall take charge and cooperate with related ministries and sectors in providing guidelines for the implementation of this Decree. Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall guide the determination of the disciplines of vocational education corresponding to tuition fee schedule prescribed in clause 4, Article 5 hereof.”
5. Amend clause 1, Article 14 of the Government’s Decree No. 113/2015/ND-CP dated November 09, 2015 on special, incentive and responsibility allowances and physical hardship, hazard and danger allowances which are paid to teachers working in public vocational schools, as follows:
“1. Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Decree."
6. Amend Article 14 of the Government's Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016 on investment and operation conditions pertaining to vocational education, as follows:
a. Amend clause 1c, Article 14 as follows:
“c. The vocational school employs qualified teachers who meet professional requirements for teacher's standards, qualifications and pedagogical requirements under law regulations; ensure that the ratio of students to teachers does not exceed 25:1; tenured teachers by training major are available."
b. Repeal point dd, clause 2, Article 14.
7. Replace form No. 03 in Appendix enclosed with the Government's Decree No. 49/2018/ND-CP dated March 30, 2018 on vocational education accreditation with form No. 06 in Appendix hereto.
8. Repeal the phrase “Ministry of Education and Training” specified in clause 1, Article 7 of the Decision No. 53/2015/QD-TTg dated October 20, 2015 on boarding policies for college and intermediate students.
1. This Decree shall come into force from March 20, 2019.
2. After this Decree comes into force, the Government's Decree No. 48/2015/ND-CP dated May 15, 2015 on providing specific provisions on implementation of the Law on Vocational Education shall expire.
Article 47. Implementation responsibilities
1. Minister of Labor, Invalids and Social Affairs, within the scope of their functions, tasks, power and responsibilities, shall implement this Decree.
2. Ministers and heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, Chairperson of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and related agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.
|
PP. GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực