Nghị định 48/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 48/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 05/06/2015 | Số công báo: | Từ số 585 đến số 586 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/03/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trình độ ngoại ngữ khi dạy và học để cấp bằng nước ngoài
Theo Nghị định 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp thì điều kiện về ngoại ngữ giảng dạy và học tập chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng nước ngoài như sau:
- Đối với nhà giáo giảng dạy: phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình nhưng không thấp hơn bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (trình độ C1) hoặc tương đương.
- Đối với người vào học: ít nhất phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (trình độ B1) hoặc tương đương.
Cơ sở đào tạo có thể đào tạo cho người học đạt trình độ này trước khi dạy chính khóa.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2015
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:
1. Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp, gồm: Điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký liên kết đào tạo với nước ngoài; điều kiện, thủ tục cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của Chính phủ và theo quy định tại Nghị định này.
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo pháp lệnh, nghị quyết;
b) Ban hành nghị định, nghị quyết của Chính phủ.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Ban hành các quyết định, chỉ thị, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; chương trình mục tiêu, các dự án, đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp;
b) Tổ chức bộ máy giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương để thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành các thông tư, quyết định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu và các đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu ở mỗi trình độ đào tạo.
6. Quy định yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tương ứng với trình độ đào tạo và mức độ tự chủ để thực hiện công việc theo yêu cầu của chuyên ngành hoặc nghề.
7. Quy định quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng được thực hiện theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy trình tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp; quy định về đào tạo liên thông và việc liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; xây dựng tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao.
8. Quy định cụ thể điều kiện, yêu cầu, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
9. Ban hành điều lệ trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp; quy định việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và ban hành quy chế tuyển sinh đào tạo; quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề, theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy định về đào tạo thường xuyên, đào tạo trong doanh nghiệp, tổ chức bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề cho người lao động; quy định về quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; quy định mẫu bằng, chứng chỉ đào tạo, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng, chứng chỉ đào tạo giáo dục nghề nghiệp; quy định trách nhiệm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo tại Việt Nam.
10. Quy định cụ thể trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ của nhà giáo giảng dạy các trình độ giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trình độ đào tạo, chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành theo yêu cầu của nghề nghiệp, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các chức danh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quy chế đánh giá viên chức giáo dục nghề nghiệp; nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục nghề nghiệp; chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Chỉ đạo, tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục nghề nghiệp và tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên.
12. Quy định về điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo cho các nghề trọng điểm quốc gia, nghề chất lượng cao để tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; mức tiêu hao vật tư trong quá trình đào tạo cho từng nghề, từng trình độ đào tạo và cho các nghề trọng điểm quốc gia, nghề chất lượng cao tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế.
13. Quy định danh mục những ngành, nghề đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề ở các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp; danh mục các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại; danh mục các ngành, nghề mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
14. Quy định điều kiện, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công nhận kết quả kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên, tổ chức đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quản lý và cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quy định về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
15. Quản lý, tổ chức hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
16. Quy định trình tự, thủ tục công nhận bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp và công nhận tương đương đối với người tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài.
17. Hướng dẫn việc xếp hạng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
18. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng công lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài; công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo chuyên ngành, nghề có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
19. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
20. Chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp.
21. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về giáo dục nghề nghiệp.
22. Định kỳ tổ chức và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh, sinh viên cấp quốc gia, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tổ chức thi tay nghề quốc gia và tham gia thi tay nghề khu vực ASEAN, quốc tế.
23. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp.
24. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
25. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền, bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ có cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc có trách nhiệm:
a) Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp quốc gia, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của ngành và xã hội;
b) Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương;
d) Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc theo quy định của pháp luật; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và các quy định khác có liên quan;
đ) Tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi tay nghề cấp Bộ theo hướng dẫn;
e) Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ, ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ, ngành (nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;
i) Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo theo định kỳ về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ, ngành (nếu có) theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương;
k) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc; thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền;
m) Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ về giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật.
3. Bộ quản lý ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương hướng dẫn về chuẩn năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình theo quy định.
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về giáo dục nghề nghiệp; chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc cấp tỉnh.
2. Quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh và quản lý hành chính theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật có liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
3. Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh và cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
4. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
6. Thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
7. Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh; công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc và công nhận hiệu trưởng trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
8. Tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi tay nghề cấp tỉnh theo hướng dẫn.
9. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.
10. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức và nhân sự đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
12. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp; báo cáo định kỳ về giáo dục nghề nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền.
14. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định hiện hành.
15. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương theo thẩm quyền.
16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
17. Tổ chức cơ quan chuyên môn để giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.
18. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định tại Nghị định này.
Ủy ban nhân dân cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp trên về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn xã theo quy định tại Nghị định này.
1. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của Việt Nam hoặc chương trình do hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam.
2. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đã chuyển giao từ nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
3. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
4. Đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đào tạo đã chuyển giao từ nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam và của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
5. Đào tạo một phần theo chương trình của Việt Nam hoặc theo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam, một phần theo chương trình của nước ngoài tại nước ngoài; cấp bằng, chứng chỉ của nước ngoài và được tổ chức giáo dục, đào tạo quốc tế có uy tín công nhận.
1. Ngành, nghề và trình độ đào tạo
Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài theo các hình thức liên kết đào tạo quy định tại Điều 9 Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện.
2. Điều kiện của đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo:
a) Trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Việt Nam;
b) Trường hợp cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì phải tuân thủ quy định của nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài quy định tại nước sở tại và được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chấp thuận;
c) Trường hợp đồng cấp bằng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này.
3. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
a) Cơ sở vật chất phải phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng chuyên ngành hoặc nghề, cụ thể:
- Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành;
- Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình đào tạo;
- Phòng thí nghiệm, thực nghiệm và phòng học lý thuyết chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo.
b) Thiết bị đào tạo phải đáp ứng theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu đối với chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành. Đối với các chuyên ngành hoặc nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban hành danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên ngành hoặc nghề đó.
4. Chương trình, giáo trình đào tạo
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện liên kết đào tạo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu phục vụ cho việc học tập của người học;
b) Chương trình đào tạo phải được kiểm định và công nhận đạt chất lượng theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
5. Đội ngũ nhà giáo
a) Nhà giáo giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều 54 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
b) Nhà giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy;
c) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo, trong đó:
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên/nhà giáo tối đa là 25 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; 15 học sinh, sinh viên/nhà giáo đối với các chuyên ngành hoặc nghề yêu cầu về năng khiếu của người học;
- Có số lượng nhà giáo cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề liên kết đào tạo.
6. Ngôn ngữ giảng dạy và học tập
a) Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ của Việt Nam có thể là tiếng Việt hoặc giảng dạy thông qua phiên dịch;
b) Nhà giáo giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;
c) Người vào học chương trình liên kết đào tạo để cấp bằng của nước ngoài ít nhất phải có trình độ ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
d) Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp người học đạt trình độ quy định tại Điểm c Khoản 6 của Điều này trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.
7. Quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ các điều kiện bảo đảm chất lượng chương trình quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 của Điều này.
1. Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký.
2. Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng, trong đó nêu rõ: Mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo; chuyên ngành, nghề và trình độ đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và giáo trình giảng dạy; danh sách giáo viên, giảng viên dự kiến (kèm theo giấy tờ chứng minh nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo); đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp bảo đảm chất lượng và quản lý rủi ro; bộ phận phụ trách chương trình liên kết (kèm theo lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tham gia quản lý chương trình); mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nếu có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.
3. Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.
4. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác của các bên liên kết.
5. Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.
6. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.
1. Các bên liên kết đào tạo làm 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này và nộp cho:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương đối với hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo của trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học;
b) Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho các bên liên kết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 13 Nghị định này xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, các cấp có thẩm quyền phải có ý kiến trả lời.
5. Trường hợp không đủ điều kiện để hoạt động liên kết đào tạo, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo, cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
7. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo thì phải đăng ký bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 13 Nghị định này.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.
2. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo liên kết cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ tuyển sinh hoạt động liên kết đào tạo trong các trường hợp sau đây:
a) Tại thời điểm tuyển sinh không đáp ứng các điều kiện bảo đảm cho hoạt động liên kết quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo;
c) Tổ chức tuyển sinh khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.
2. Chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo trong các trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của các bên liên kết;
b) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
c) Có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Không triển khai hoạt động liên kết đào tạo sau thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.
3. Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo theo quy định tại Điều 13 Nghị định này thì có quyền đình chỉ, chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo theo quy định.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người học, của nhà giáo, viên chức, người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể; thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có).
1. Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở chính của những cơ sở này thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cùng một tỉnh, thành phố thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp;
b) Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
1. Vốn đầu tư:
a) Dự án đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 60 triệu đồng/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng người học quy đổi toàn phần thời gian tính tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất;
b) Dự án đầu tư thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài; dự án đầu tư xin mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 100 triệu đồng/người học (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 100 tỷ đồng;
c) Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này.
2. Cơ sở vật chất:
a) Diện tích đất để xây dựng đạt bình quân ít nhất là 25 m2/người học đối với trường trung cấp, trường cao đẳng và 04 m2/người học đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tính tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Có đủ số phòng học, hội trường, phù hợp với quy mô đào tạo;
c) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, ban, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 04 m2/người đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 06 m2/người đối với trường trung cấp, 08 m2/người đối với trường cao đẳng;
d) Có thư viện, cơ sở thực hành, thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng trường, trại trường, vườn thí nghiệm phù hợp với từng chuyên ngành, nghề đào tạo;
đ) Có khu ký túc xá, câu lạc bộ, nhà ăn, các công trình kỹ thuật, y tế, công trình phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và khu vệ sinh phục vụ cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhà trường;
e) Có trang thiết bị dạy học, máy móc, phương tiện đào tạo phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng chuyên ngành, nghề cụ thể;
g) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động từ 20 năm trở lên tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý về việc giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Giai đoạn đầu tư tối đa là 05 năm, các cơ sở này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất cần thiết, ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và phải bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án;
h) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động dưới 20 năm không phải xây dựng cơ sở vật chất riêng, nhưng phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trường, lớp, nhà xưởng, các diện tích phụ phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm.
3. Chương trình đào tạo:
a) Chương trình đào tạo thực hiện tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam; chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Đội ngũ nhà giáo:
a) Nhà giáo ít nhất phải có trình độ theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 và Điểm b Khoản 6 Điều 10 Nghị định này;
b) Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học không ít hơn 15% tổng số nhà giáo của trường trung cấp, trường cao đẳng;
c) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có đủ số lượng nhà giáo cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi chuyên ngành, nghề đào tạo.
1. Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
a) Có dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Có đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
c) Có quỹ đất tại địa phương để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có theo quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
d) Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
2. Đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng:
a) Trường trung cấp, trường cao đẳng có dự án đầu tư mở phân hiệu là trường đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài công nhận về chất lượng;
b) Có quỹ đất tại địa phương để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Điểm g và Điểm h Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
c) Có đề án tiền khả thi thành lập phân hiệu của trường theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 18 Nghị định này;
d) Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư mở phân hiệu của trường theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
1. Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Nhà đầu tư là tổ chức cần nộp bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương khác. Nhà đầu tư là cá nhân cần nộp bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, lý lịch cá nhân; nhà đầu tư là cá nhân người nước ngoài nộp bổ sung lý lịch tư pháp;
c) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất hoặc thỏa thuận thuê địa điểm, cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật; giải pháp về công nghệ và môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có);
d) Đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm các nội dung sau:
- Loại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề nghị thành lập; sự cần thiết thành lập; sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tên gọi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;
- Dự kiến về bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo.
đ) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
2. Đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Bản sao có chứng thực Quyết định cho phép thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
d) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của trường xin mở phân hiệu hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Giải trình kinh tế - kỹ thuật liên quan đến việc mở phân hiệu, bao gồm các nội dung quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
e) Đề án tiền khả thi đề nghị mở phân hiệu bao gồm các nội dung sau đây:
- Sự cần thiết mở phân hiệu;
- Tên gọi của phân hiệu, phạm vi hoạt động của phân hiệu; kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển của phân hiệu; dự kiến về cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;
- Dự kiến về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định của Nghị định này.
g) Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
3. Văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp cho nhà đầu tư phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương đối với dự án đầu tư thành lập trường cao đẳng và phân hiệu của những cơ sở này;
b) Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và phân hiệu của trường trung cấp.
Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
1. Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó xác định rõ:
a) Tên gọi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; mục tiêu, nhiệm vụ; phạm vi hoạt động; bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;
b) Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 16 Nghị định này.
4. Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan.
5. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất.
6. Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 21 Nghị định này cho:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng;
b) Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trường trung cấp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định, các cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
6. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày cho phép thành lập. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn, nhưng không quá 70 năm.
1. Có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gắn với việc mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
2. Đã được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài công nhận về chất lượng.
3. Có Đề án mở phân hiệu theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
4. Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư mở phân hiệu theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
1. Văn bản đề nghị cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gắn với việc mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
3. Bản sao có chứng thực giấy tờ kiểm định chất lượng hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
4. Đề án chi tiết đề nghị mở phân hiệu phải xác định rõ:
a) Tên gọi của phân hiệu; mục tiêu, nhiệm vụ; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành và các hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu;
b) Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của phân hiệu trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình đào tạo nghề nghiệp; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định pháp luật.
5. Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan.
6. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở vật chất của phân hiệu đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất.
7. Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
1. Nhà đầu tư xin mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng làm 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này và nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm định, các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.
6. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ được tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quyết định cho phép mở phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương, cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phải thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan các thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu, gồm:
1. Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài thông dụng;
2. Giấy chứng nhận đầu tư đối với những trường hợp phải có giấy chứng nhận đầu tư (số, ngày, cơ quan cấp, tổng số vốn đăng ký đầu tư);
3. Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cho phép mở phân hiệu (số, ngày, cơ quan cấp);
4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có);
5. Họ và tên của hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc của người phụ trách phân hiệu;
6. Địa chỉ cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc phân hiệu và các thông tin liên quan: Điện thoại, fax, biểu tượng và trang web (nếu có), e-mail;
7. Số tài khoản tại ngân hàng giao dịch.
1. Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp;
d) Bảo đảm quyền lợi của cán bộ, người lao động, nhà giáo và người học của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
đ) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền cho phép sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Hồ sơ sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Một trong các loại giấy tờ tương ứng sau đây:
Hợp đồng sáp nhập do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có liên quan soạn thảo. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị sáp nhập thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhận sáp nhập thời hạn thực hiện sáp nhập;
Quyết định chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được chủ sở hữu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua. Quyết định chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phải có các nội dung về tên, địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; tên và địa điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia, tách tài sản; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị chia, tách; thời hạn thực hiện chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quyết định chia, tách phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định.
4. Trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cho phép sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này;
b) Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 6 Điều 18 của Luật Giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định.
1. Được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi có đề án thành lập đáp ứng các điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
2. Được tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp theo quy định sau đây:
a) Đối tượng đào tạo là người lao động tại doanh nghiệp và lao động khác có nhu cầu được đào tạo;
b) Chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 40 của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
c) Người dạy là nhà giáo hoặc nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tương ứng với cấp trình độ được phân công giảng dạy;
d) Thỏa thuận với người học là người lao động của doanh nghiệp về mức tiền lương và phương thức trả lương trong thời gian đào tạo;
đ) Người học sau khi học hết chương trình đào tạo, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu doanh nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ đào tạo phải ghi rõ nội dung và thời gian đào tạo;
3. Được tham gia vào hội đồng trường cao đẳng, trường trung cấp công lập; hội đồng quản trị trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục nếu lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến ngành, nghề đào tạo của trường.
4. Được tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
5. Được phối hợp với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên; được thực hiện đào tạo theo đặt hàng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặt hàng của Nhà nước.
6. Được thực hiện các quyền khác theo quy định tại Điều 51 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng và tuyển dụng lao động hàng năm của doanh nghiệp theo ngành, nghề, trình độ đào tạo cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Cử người đại diện là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật phù hợp tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Tự tổ chức đào tạo, phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
4. Tiếp nhận nhà giáo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề tại doanh nghiệp, cập nhật, tiếp cận công nghệ mới; trả tiền lương cho nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận.
5. Tiếp nhận người học đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề tại doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trả tiền lương cho người đến thực tập mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận; tiếp nhận người lao động vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng đào tạo với người lao động và không thu học phí đối với đối tượng này.
6. Trả chi phí đào tạo, trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ đi học theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động theo quy định của pháp luật.
7. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp.
8. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, của cộng đồng và xã hội.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 52 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
2. Bãi bỏ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề.
3. Các quy định về: Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề; giáo dục nghề nghiệp; cơ sở dạy nghề; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trường cao đẳng; trình độ cao đẳng quy định tại Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và tại Nghị định số 124/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi Khoản 6 Điều 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
4. Các quy định về trường cao đẳng, chương trình đào tạo trình độ cao đẳng quy định tại Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
5. Thay thế cụm từ “dạy nghề” bằng cụm từ “giáo dục nghề nghiệp” tại Khoản 11 Điều 8 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
6. Các quy định về trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trình độ trung cấp chuyên nghiệp quy định tại Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Chính phủ thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương theo quy định sau đây cho đến khi Chính phủ có quyết định về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định này theo nguyên tắc một việc liên quan nhiều hơn đến hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ nào đang quản lý thì Bộ đó chủ trì, Bộ còn lại phối hợp theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, phối hợp ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với trình độ trung cấp, cao đẳng quy định tại các Khoản 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16 và 17 Điều 4 Nghị định này;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với trình độ trung cấp, cao đẳng theo các nội dung quy định tại các Khoản 4, 15, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 4 Nghị định này;
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 7 Điều này và trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với việc tổ chức, hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo dưới 3 tháng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 48/2015/NĐ-CP |
Hanoi, May 15, 2015 |
ON GUIDELINES FOR LAW ON VOCATIONAL EDUCATION
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to Law on vocational education dated November 27, 2014;
At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
The Government issues a Decree on guidelines for Law on vocational education.
This Decree promulgates guidelines for Law on vocational education, including:
1. Competence and state management of the vocational education.
2. International cooperation in vocational education, including: requirements, competence and procedures for issuance of certificates in registration of joint training with foreign institutions; requirements and procedures for establishment, acquisition, division of foreign-invested vocational education institutions (hereinafter referred to as foreign-invested institutions).
3. Rights and obligations of enterprises in vocational education.
1. Public, private or foreign-invested vocational education centers; vocational training schools or vocational colleges.
2. Vocational education authorities in the central government (hereinafter referred to as central vocational education authorities); Ministries, ministerial-level agencies; People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as People's Committees of provinces), specialized agencies of People's Committees of provinces in charge of state management of vocational education in provinces (hereinafter referred to as vocational education authorities of provinces); People’s Committees of districts and central-affiliated provinces (hereinafter referred to as People’s Committees of districts); People’s Committees of communes, wards and towns (hereinafter referred to as People’s Committees of communes).
3. Vietnamese and foreign organizations and individuals involved in vocational education activities in Vietnam.
Article 3. Vocational education authorities
Vocational education authorities include:
1. Central vocational education authorities.
2. Local vocational education authorities: People's Committees of provinces in charge of state management of vocational education in the provinces within their tasks and entitlement as prescribed in this Decree.
COMPETENCE AND STATE MANAGEMENT OF THE VOCATIONAL EDUCATION
Article 4. Competence and state management of vocational education of central vocational education authorities
1. Taking charge and cooperate with Ministries, ministerial-level agencies or relevant agencies in formulation of the following documents that submit to the Government in order for the Government to consider:
a) Submitting Bills or Draft Resolutions to National Assembly for approval; submitting Draft Ordinances or Draft Resolutions to National Assembly Standing Committee for approval;
b) Issuing Decrees or Resolutions of the Government.
2. Taking charge and cooperate with Ministries, ministerial-level agencies or relevant agencies in formulation of the following documents that submit to the Prime Minister in order for the Prime Minister to consider:
b) Issuing Decisions or Directives, long-term, medium-term or short-term strategies, planning, or plans; target programs or projects for development of vocational education;
b) Organizing structures to enable Heads of central vocational education authorities to carry out state management of vocational education as prescribed.
3. Issuing Circulars or Decisions on standards, economic and technical norms; specialized instructions in vocational education within their competence.
4. Directing, giving instructions, inspecting, evaluating and taking responsibility for implementation of regulations of law, policies, strategies, planning, plans, target programs and projects for vocational education which were approved by competent agencies.
5. Imposing regulations on minimum body of knowledge for each vocational education level.
6. Imposing regulations on requirements pertaining to qualifications of graduates of every vocational education level, including: vocational knowledge, skills, attitude, professional liability on the basis of national standards of vocational skills equivalent to vocational education levels and degree of autonomy to perform students’ jobs for the requirements of their disciplines.
7. Imposing regulations on process of formulation, assessment, issuance and implementation of training programs of elementary-level, intermediate-level and college-level which are year-based, credit-based or module-based programs; process of compilation, selection, assessment, approval and use of vocational education textbooks; regulating bridge programs and association of implementation of training programs in Vietnamese institutions; criteria for determination of high quality training programs.
8. Imposing specific regulations on requirements and procedures for establishment or permission for the establishment, acquisition, or division of institutions or branches of institutions (excluding foreign-invested institutions); requirements, competence and procedures for issuance and revocation of the certificates of registration of vocational education activities.
9. Issuing Charter of vocational colleges, vocational training schools and vocational education centers; imposing regulations on enrollment quotas of institutions and issuance of the enrollment and training statutes; implementation of training programs according to disciplines, year-based, module-based or credit-based programs; continuing training programs, job-related training programs in enterprises or training courses in improvement of vocational skills for employees; regulations on statutes of tests, examination, recognition of graduation; regulations on forms of degrees/certificates in vocational education, the printing, management, dispense, revocation and cancelation of such degrees/certificates; regulations on responsibilities of foreign-invested institutions in the award of degrees/certificates in Vietnam.
10. Imposing specific regulations on qualifications in professional competence and proficiency applied to educators teaching at vocational education levels, including: qualifications in training, certificates in vocational skills as required by vocations, certificates in pedagogy; professional competence and proficiency of titles of educators and vocational education administrative officials; qualifications of Heads of institutions; statutes of assessment of vocational education civil servants; contents and methods for recruiting vocational education civil servants; working condition of vocational educators; contents of training programs, training courses in vocational skills, pedagogy provided for educators in institutions and institutions training vocational educators and administrative officials; forms and statutes of management and issuance of certificates in vocational education pedagogy. Providing instructions in training and employment of educators or instructors of continuing training programs and vocational education administrative officials. Directing and organizing examination in promoted professional titles for vocational education civil servants and awarding the honors for vocational educators as prescribed.
11. Issuing statutes for students.
12. Imposing regulations on requirements pertaining to facilities of institutions according to disciplines; lists and criteria for minimum equipment conforming to training requirements of every training level according to disciplines; lists and criteria for minimum equipment conforming to training requirements of national major vocations or high quality vocations to reach the regional and international advanced level; material consumption during training for every vocation, training level and national major vocation or high quality vocation to reach the regional and international advanced level.
13. Imposing list of disciplines at college or intermediate levels; list of heavy and harmful disciplines or vocations; lists of disciplines or vocations that foreign organizations and individuals are permitted to cooperate or invest in vocational education in Vietnam.
14. Imposing regulations on requirements and competence in establishment or permission for establishment or dissolution of vocational education quality assessment organizations; tasks and entitlement of vocational education quality assessment organizations; criteria, process and period of vocational education quality assessment; recognition of reports of education quality assessment organizations; issuance and revocation of certificates in vocational education quality assessment; criteria, tasks and entitlement of auditors, organizations training auditors of vocational education quality assessment; management and issuance of vocational education quality assessor’s cards; and creation of system of quality assurance of institutions.
15. Managing and promoting international cooperation in vocational education as prescribed.
16. Imposing regulations on procedures for recognition of degrees/certificates in vocational education issued and recognized by foreign institutions which are equivalent to degrees/certificates awarded to graduates of overseas institutions.
17. Providing instructions in ranking of institutions.
18. Issuing decisions on establishment, acquisition, division or dissolution of public vocational colleges or permission for establishment, acquisition, division or dissolution of private vocational colleges, foreign-invested vocational colleges; recognition of private vocational colleges; non-profit foreign-invested vocational colleges; and issuance of representative office establishment license of foreign institutions operating in Vietnam. Granting vocational colleges and higher education institutions registration of vocational educational activities.
19. Providing instructions and inspecting operation of associations or non-governmental organizations in vocational education as prescribed.
20. Directing, providing instructions and applying information technology in vocational education. Releasing statistics, communication and establishing database of vocational education.
21. Directing and organizing assignments of study, propagation and application of science and technology, production, business or services in vocational education.
22. Periodically, organizing and directing the organization of national contests for good teachers, handmade educational equipment, art and sports for students, and cooperating with authorities in charge of labor state authorities in organization of national workmanship contests and participation in ASEAN or international workmanship contests.
23. Mobilizing, managing and using resources to develop vocational education.
24. Inspecting the adherence to law on vocational education; dealing with complaints, denunciation and violations against law on vocational education as prescribed.
25. Performing tasks or exercise entitlements as prescribed.
Article 5. Responsibilities of Ministries and ministerial-level agencies in cooperation with central vocational education authorities in state management of vocational education
1. Ministries and ministerial-level agencies shall cooperate with central vocational education authorities in state management of vocational education within their competence in order to ensure the unified State management of vocational education.
2. Ministries and ministerial agencies having affiliated institutions have responsibilities to:
a) Formulate and implement long-term, medium-term or short-term strategies, planning, or plans for vocational education of Ministries, ministerial agencies in accordance with national strategies, planning, or plans for vocational education development in order to conform to technical manpower needs of industries and society;
b) Prepare scheme for training and carrying out policies for educators and vocational education administrative officials of affiliated institutions as prescribed;
c) Issue decisions on establishment, suspension, acquisition, division or dissolution of affiliated vocational training schools, vocational education centers as prescribed in law on vocational education and guidance of central vocational education authorities;
d) Issue decisions on recognition of rankings of affiliated public vocational colleges, vocational training schools and vocational education centers as prescribed; appointment, re-appointment, discharge or dismissal of Principals of affiliated vocational colleges, vocational training schools, Directors of affiliated vocational education centers as prescribed in regulations of central vocational education authorities and relevant regulations;
dd) Organize nation contests for good teachers, handmade educational equipment, art, sports or workmanship as prescribed;
e) Manage and inspect implementation of statutes of enrollment, examination, recognition of graduation and issuance of degrees or certificates in affiliated institutions as prescribed;
g) Provide instructions and inspect implementation of autonomy of affiliated public institutions as prescribed;
h) Organize structure of state management of vocational education of Ministries or agencies (if any) as prescribed; directly manage institutions of Ministries or agencies (if any) within their tasks;
i) Apply information technology, release statistics, establish database and send period reports on educational activities of affiliated institutions of Ministries or agencies (if any) as prescribed in regulations of central vocational education authorities;
k) Manage, instruct and inspect the use of government budget and other lawful receipts from affiliated institutions; conduct private sector involvement in vocational education, mobilize social resources to develop vocational education, ensure autonomy and self-responsibility of affiliated institutions as prescribed;
l) Promote international cooperation in vocational education within their competence;
m) Inspect the implementation of policies, law or tasks performed by affiliated institutions; deal with complaints, denunciation and violations against law on vocational education of the affiliated institution as prescribed.
3. Ministries in charge shall cooperate with central vocational education authorities in providing guidance on qualifications of officials, educators and professional competence in design of programs and training organization of particular disciplines under management of their Ministries or agencies as prescribed.
Article 6. Competence and state management of the vocational education of People’s Committees of the provinces
1. Formulate long-term, medium-term or short-term planning or plans for vocational education; programs and projects for vocational education development of provinces in conformity with manpower needs of provinces; measures for improvement of quality and effectiveness of vocational education in provinces, then submit them to the People’s Councils of provinces and implement those approved plans or programs; ensure requirements pertaining to budget, teaching staff, administrative officials, civil servants, employees, facilities of public institution of provinces.
2. Manage institutions affiliated to provinces and manage institutions affiliated to Ministries, ministerial agencies, private institutions or foreign-invested institutions in administrative divisions according to Regulations of institutions issued by a competent agency and relevant law provisions. Enable institutions in administrative divisions to provide training activities, disseminate technical-scientific advances and technology transfers.
3. Issue decisions on establishment, suspension, acquisition, division or dissolution of public vocational training schools or vocational education centers affiliated to provinces and permission for establishment, acquisition, division or dissolution of private vocational training schools or vocational education centers in provinces as prescribed in law on vocational education and guidance of central vocational education authorities.
4. Manage and inspect implementation of statutes of enrollment, examination, recognition of graduation and issuance of degrees or certificates of institutions affiliated to provinces as prescribed.
5. Manage and inspect qualifications for vocational educators and administrative officials; instruct and direct scheme for training and employment of vocational teaching staff and administrative official staff in provinces as prescribed in regulations of central vocational education authorities.
6. Carry out registration of vocational education activities for vocational training schools or vocational education centers, enterprises registering vocational education as prescribed in regulations of central vocational education authorities.
7. Decide to recognize rankings of public vocational colleges, vocational training schools and vocational education centers affiliated to provinces; recognize private or foreign-invested non-profit vocational training schools or Vocational education centers; appoint, re-appoint, discharge or dismiss Principals of affiliated vocational colleges or vocational training schools, Directors of affiliated vocational education centers as prescribed in regulations of central vocational education authorities.
8. Organize national contests for good teachers, handmade educational equipment, art sports or workmanship as prescribed.
9. Instruct affiliated institutions to comply with regulations of law on vocational education; inspect the adherence to law on vocational education of the institution and other organizations engaged in vocational education in the administrative divisions within their competence.
10. Instruct public institutions affiliated to province to give positions and structure of civil servants according to professional titles as prescribed; inspect the implementation of autonomy and self-responsibility for finance, organization and human resources of institutions as prescribed.
11. Carry out polices on support for vocational training and private sector involvement in vocational education.
12. Release statistics, apply information technology of vocational education activities; and send periodical reports on vocational education to central vocational education authorities.
13. Promote international cooperation in vocational education within their competence.
14. Submit estimates and settlement of vocational education funding to the People’s Councils for decision as prescribed in the Law on State budget and regulations in force.
15. Inspect the adherence to law on vocational education in administrative divisions within their competence.
16. Deal with complaints, denunciation and violations against law on vocational education as prescribed.
17. Establish specialized agencies helping the People’s Committee of the province to conduct state management of vocational education in the provinces as prescribed in this Decree and relevant regulations.
18. Exercise other entitlements and perform other tasks as prescribed.
Article 7. Responsibilities of People’s Committees of districts for supporting People's Committees of provinces in state management of vocational education
The People’s Committees of districts shall carry out state management of vocational education within their competence and take responsibility to People's Committees of provinces for vocational education development in the districts as prescribed herewith.
Article 8. Responsibilities of People’s Committees of communes for supporting People's Committees of districts in state management of vocational education
The People’s Committees of communes shall carry out state management of vocational education within their competence and take responsibility to superior People's Committees for vocational education development in the communes as prescribed herewith.
INTERNATIONAL COOPERATION IN VOCATIONAL EDUCATION
Article 9. Joint training methods
1. Provide in Vietnam using Vietnamese programs or programs developed by both parties and issue degrees/certificates of Vietnam.
2. Provide in Vietnam using transferred foreign programs and issue degrees/certificates of Vietnam that are recognized by reputable international educational institutions.
3. Provide in Vietnam using foreign programs or bilateral programs and issue foreign degrees/certificates that are recognized by reputable international educational institutions.
4. Provide in Vietnam using transferred foreign programs and issue degrees/certificates of Vietnam that are recognized by reputable international educational institutions.
5. Provide a part of Vietnamese programs or foreign programs in Vietnam and a part of foreign programs abroad and issue foreign degrees/certificates that are recognized by reputable international educational institutions.
Article 10. Requirements for issuance of certificates in registration of joint training activities
1. Disciplines and training levels
Each institution shall only engage in joint training activities with foreign educational institution(s) according to joint training methods as prescribed in Article 9 of this Decree within scope of disciplines or training levels approved by a Vietnamese competent agency.
2. Requirements for enrolled students of joint training programs:
a) Regarding degrees/certificates issued by Vietnamese institutions, the enrolled students are required to comply with Vietnamese regulations;
b) Regarding degrees/certificates issued by foreign institutions, the enrolled students are required to comply with foreign regulations. These requirements are equivalent to requirements for enrolled students of foreign institutions as prescribed in regulations of home country and those requirements are approved by central vocational education authorities;
c) Regarding degrees/certificates jointly issued by both Vietnamese institutions and foreign institutions, the enrolled students are required to comply with Point a and Point b Clause 2 of this Article.
3. Facilities and equipment
a) Facilities are required to conform to scope and training levels of every discipline, in particular:
- There are ordinary classrooms and school-labs conforming to training scope as prescribed. Minimum area of an ordinary classroom: 1.5 m2/classroom, minimum area of a school-lab: 4 - 6 m2/classroom;
- There are workshops conforming to requirements for practice according to training programs;
- There are laboratories and ordinary classrooms conforming to requirements pertaining to teaching, studying and research according to training programs.
b) Training equipment is required to conform to the list of minimum training equipment pieces according to disciplines issued by central vocational education authorities. Regarding disciplines whose list of minimum training equipment pieces is not issued by the central vocational education authorities, they are required to have adequate training equipment as specified in the training program and equivalent to training scope of those disciplines.
4. Training programs and textbooks
a) Institutions engaged in join training must provide adequate programs, textbooks, learning materials serving the study of students;
b) Quality of training programs must be verified and recognized as prescribed in regulations of central vocational education authorities.
5. Teaching staff
a) Educators teaching joint training programs must satisfy at least the qualifications prescribed in Article 54 of Law on vocational education, or craftsmen, skilled educators and obtain certificates in pedagogy or equivalence.
b) Foreigner educators teaching joint training programs must have at least 05 years' experience in the same disciplines;
c) Teaching staff and administrative official staff must be sufficient and conformed to structure of disciplines and training levels, in which:
- Maximum student-educator ratio: 25 students for every one educator regarding following disciplines: human civilization, economics and services; 20 students for every one educator regarding following disciplines: technique, technology; or 15 students for every on educator regarding disciplines requiring aptitude of students;
- There are tenured educators undertaking at least 60% body of knowledge of each join training discipline.
6. Languages
a) Language used in teaching and learning of subjects in joint training programs for foreign degrees/certificates is foreign language, teaching in Vietnamese or via translation is not permitted; language used in joint training programs for Vietnamese degrees/certificates is Vietnamese or via translation;
b) Each educator teaching in foreign language in the joint training program must have foreign language levels meeting requirements of the program, provided that it is not lower than the Six-level Vietnam's framework of reference for language or equivalence.
c) Each enrolled students of the joint training program must gain achievement of foreign language at the third level of the Six-level Vietnam's framework of reference for language or equivalence.
d) According to needs of the students, joint-institutions may provide training courses in foreign languages in order to enable for the students to gain achievement at levels prescribed in Point c Clause 6 of this Article before providing official training courses.
7. Training scope of the joint training program shall be determined according to requirements for quality assurance of the program prescribed in Clause 3 and Clause 5 of this Article.
Article 11. Dossiers on registration of joint training activities
1. A document on registration of joint training activities which is signed by contracting parties in the joint training activities
2. A report on satisfaction of requirements pertaining to joint training activities jointly made by contracting parties which contains: objectives of joint training program; disciplines and training levels; facilities and equipment condition; programs and textbooks; list of expected teachers and lecturers (enclosed with proven documents on their professional competence and teaching experience); entities and criteria for enrollment; training scope; methods of examination and evaluation; degrees/certificates, value of foreign degrees/certificates in comparison with degrees/certificates of national education system of Vietnam; measures for quality assurance and risk management; department in charge of joint training programs (enclosed with programs vitae of the representative of the Vietnamese institution and the foreign institution in charge of management of the program); tuition fees, financial aid of Vietnamese and foreign individuals or organizations (if any), budget estimates, financial management regime; responsibilities and entitlements of joint contracting parties; responsibilities and rights of educators and students.
3. An agreement on cooperation between joint contracting parties.
4. A certified true copy of the decision on establishment or permission for establishment of the institution or other equivalent documents of joint contracting parties.
5. A certified true copy of proven document on permission for training in fields which are expected for joint training program of the Vietnamese institution or the foreign institution.
6. A certified true copy of quality evaluation certificate of foreign training program or foreign institution or quality certificate issued by a competent agency.
Article 12. Procedures for issuance of certificates of registration of joint training activities
1. Joint contracting parties shall compile a dossier as prescribed in Article 11 of this Decree and send it to:
a) The central vocational education authority if it is a dossier on registration of joint training activities of the vocational college or the higher education institution;
b) The vocational education authority of province in charge if it is a dossier on registration of joint training activities of the vocational education center or the vocational training school.
2. Within 05 working days, from the date on which the dossier is received, the receiving body shall verify the dossier. If the dossier is not satisfactory, the receiving body shall send a notification of amendments to the dossier to joint contracting parties.
3. Within 30 working days, from the date on which the satisfactory dossier is received, the receiving body shall take charge and cooperate with relevant agencies in assessment of the satisfaction of requirements, make reports and send them to the competent authorities prescribed in Article 13 of this Decree for consideration and decision.
4. Within 05 working days, from the date on which the assessment report is received, the competent authorities shall send responses.
5. If the application is rejected, within 05 working days, from the date on which responses of competent authorities are received, the receiving body shall provide explanation in writing.
6. Within 10 working days, from the date on which the certificate of registration of joint training activities is issued, the vocational education authority of province shall send a copy of the certificate of registration of joint training activities to the central vocational education authority.
7. If there is any change in the certificate of registration of joint training activities, the institution is required to apply for additional registration to the competent agency as prescribed in Article 13 of this Decree.
Article 13. Competence in issuance of certificates of registration of joint training activities
1. Heads of central vocational education authorities shall issue certificates of registration of joint training activities to vocational colleges and higher education institutions.
2. Heads of vocational education authorities of provinces where the institutions are located shall issue certificates of registration of joint training activities to vocational education centers or vocational training schools.
Article 14. Suspension of enrollment and termination of joint training activities
1. An institution is suspended from enrollment on joint training activities in following cases:
a) It fails to satisfy requirements pertaining to joint training activities prescribed in Article 10 of this Decree at the enrollment time;
b) It commits fraud acts for issuance of the certificate of registration of joint training activities;
c) It takes place enrolment without receipt of the certificate of registration of joint training activities;
2. Joint training activities of an institution shall be terminated in following cases:
a) At the request of joint contracting parties;
b) It fails to eliminate causes for enrolment suspension when the enrolment suspension term expires;
c) It commits violations against regulations of law causing serious consequence;
d) It fails to carry out joint training activities after 24 months from the date on which the certificate of registration of joint training activities is issued.
3. The competent person who is in charge of issuance of certificates of registration of joint training activities prescribed in Article 13 of this Decree shall have entitlement to suspend or terminate joint training activities as prescribed.
4. Within 30 working days, from the date on which the institution is suspended from enrolment or its joint training activities are terminated, the institution must reimburse students for training funding, pay teaching remuneration, ensure other lawful rights and interests of students, educators, civil servants and employees according to their labor contracts or collective bargaining agreement; and pay tax liabilities and other debts (if any).
Section 2. FOREIGN-INVESTED INSTITUTIONS
Article 15. Procedures for permission for establishment
1. Procedures for permission for establishment of a foreign-invested institution:
a) Issuing a certificate of investment as prescribed in law on investment;
b) Issuing a decision on establishment of institution;
c) Issuing a certificate of registration of vocational education activities.
2. Procedures for permission for establishment of a branch of the institution in the province or city other than the province or city where the headquarter of the institution is located:
a) Issuing a certificate of investment as prescribed in law on investment;
b) Issuing a decision on establishment of the branch of the institution;
c) Issuing a certificate of registration of vocational education activities for the branch of the institution.
3. Procedures for permission for establishment of a branch of the institution in the same province or city:
a) Adjusting the issued certificate of investment;
b) Issuing a decision on establishment of the branch of the institution;
c) Issuing a certificate of registration of vocational education activities for the branch of the institution.
Article 16. Requirements for investment permit
1. Investment capital:
a) With regard to an investment project for establishment of foreign-invested vocational education centers, its investment rate is at least VND 60 million/student (excluding land use expenses). Total minimum investment capital shall be determined according to number of students (converting to full-time students) at the time in which the expected training scope is highest;
b) With regard to an investment project for establishment of foreign-invested vocational training schools or vocational colleges; or an investment project for establishment of branches of foreign-invested vocational training schools or vocational colleges, its investment rate is at least VND 100 million/student (excluding land use expenses). Total minimum investment capital shall be determined at the time in which the expected training scope is highest, provided that it is not lower than VND 100 billion;
c) If the foreign-invested institution does not construct new facilities but it rents facilities or receives available facilities from Vietnamese institution through capital contribution, the investment rate is at least 70% of investment rates prescribed in Point a and Point b Clause 1 of this Article.
2. Facilities:
a) Minimum land area for construction: 25 m2/student regarding vocational training schools or vocational colleges and 04 m2/student regarding vocational education centers at the time in which the training scope is highest as mentioned in the plan for development of foreign-invested institution;
b) There are adequate classrooms and conference rooms in conformity with the training scope;
c) There are adequate working rooms, administrative zones and school headquarters meeting requirements pertaining to organizational structure of departments, faculties or subjects, ensuring minimum area is at least 04 m2/person regarding vocational education centers, 06 m2/person regarding vocational training schools or 08 m2/person regarding vocational colleges;
d) There are libraries, practical rooms, laboratories, experiment gardens in conformity with each discipline;
dd) There are dormitories, clubs, dining rooms, health or technical buildings, buildings for recreation, sports, culture and sanitation serving officials, teachers, lecturers, or students;
e) There are teaching devices, machinery or equipment in conformity with training scope and level of each specific discipline;
g) Each foreign-invested institution registering for operation for at least 20 years in Vietnam is required to have a plan for facility construction and obtain an approval for land allocation or land lease for facility construction issued by the People’s Committee of the province. If the institution registers for operation for within 05 years in Vietnam, it is required an agreement on rules for renting facilities stably in order to provide training programs and ensure the investment in facility construction under rate of progress of the project;
h) Each foreign-invested institution registering for operation for under 20 years in Vietnam is not required to construct its own facilities, but it is required to have an agreement on renting appropriate and stable schools, classrooms, workshops, auxiliary areas for at least 05 years.
3. Training programs:
a) Training programs in a foreign-invested institution must meet requirements prescribed in Clause 1 Article 34 of Law on vocational education, the programs does not cause any harm to national defenses and security and community benefits; does not propagate religions or distort history; and does not cause negative effects on culture, morality or habits and customs of Vietnam;
b) The foreign-invested institution is entitled to teach Vietnamese training programs; or foreign training programs as prescribed;
c) Heads of central vocational education authorities shall impose regulations on compulsory subjects for students who are Vietnamese citizens learning foreign training programs in foreign-invested vocational training schools or vocational colleges.
4. Teaching staff:
a) Each educator is required to have at least qualifications as prescribed in Clause 5 of Article 10 and Point b Clause 6 Article 10 of this Decree;
b) Rate of educators obtaining postgraduate qualifications accounts for at least 15% of all educators of the vocational training schools or vocational colleges;
c) Foreign-invested institutions must have adequate number of tenured educators who obtain at least 60% of body knowledge of each training discipline.
Article 17. Requirements for issuance of certificates of investment;
1. For an investment project for establishment of a foreign-invested institution:
a) There is an investment project which conforms to planning for socio-economic development and institution network approved by a competent agency;
b) There is a pre-feasibility study on establishment of the institution as prescribed in Point d Clause 1 Article 18 of this Decree;
c) There is a source of land plots allocating or leasing to the investor or there is an agreement on rules for renting available facilities as prescribed in Point g and Point h Clause 2 Article 16 of this Decree;
d) There is enough financial capacity to carry out the investment project according to the investment rates as prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree.
2. For an investment project for establishment of a branch of the vocational training school or the vocational college:
a) The vocational training school or vocational college having investment project for establishment of branch has been undergone quality assessment or recognized by Vietnamese or foreign competent agencies;
b) There is a source of land plots allocating or leasing to the investor or there is an agreement on rules for renting available facilities as prescribed in Point g and Point h Clause 2 Article 16 of this Decree;
c) There is a pre-feasibility study on establishment of the branch of the institution as prescribed in Point e Clause 2 Article 18 of this Decree;
d) There is enough financial capacity to carry out the investment project for establishment of branches of the institution as prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree.
Article 18. Application for issuance of certificates of investment;
1. For an investment project for establishment of an institution:
a) An application form for issuance of certificate of investment;
b) Documents on confirmation of legal status of the investor:
If the investor is an organization, it is required to submit a certified true copy of the Decision on establishment or Certificate of Business registration or other equivalent documents. If the investor is a Vietnamese individual, he/she is required to submit a certified true copy of passport or ID number or programs vitae; if the investor is a foreign individual, he/she is required to submit criminal record additionally except for aforesaid documents.
c) An eco-technical description which contains: objectives, scope, location of investment; investment capital; rate of progress; demand for land use or agreement on renting available location or facilities in accordance with regulations of law; measures for technology and environment; or request for investment incentives (if any);
d) A pre-feasibility study on establishment of an institution, which contains:
- Type of institution applying for establishment; establishment necessity; conformity with planning for socio-economic development and institution network approved by a competent agency;
- Name; training objectives, duties; plan for construction, development and training scope of the institution in each period; scheduled structure of the organization, management or administration;
- Scheduled degrees/certificates; facilities, training equipment; training programs; teaching staff.
dd) Documents proving financial capacity of the investor the investment rates as prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree.
2. For an investment project for establishment of a branch of the vocational training school or the vocational college:
a) An application form for issuance of the certificate of investment or amendments to the certificate of investment;
b) A certified true copy of the decision on permission for establishment of vocational training school or vocational college;
c) A certified true copy of certificate of vocational education registration.
d) A quality evaluation certificate of the school applying for establishment of the branch or certification of quality issued by the competent agencies;
dd) An eco-technical description related to establishment of the branch, including contents prescribed in Point c Clause 1 of this Article;
e) A pre-feasibility study on application for establishment of the branch, which contains:
- Necessity of establishment of the branch;
- Name; operation scope; plan for construction, development and training scope equivalent to each period; expected structure of the organization, management or administration;
- Scheduled facilities, training equipment; training programs; teaching staff in accordance with regulations of this Decree.
g) Documents proving financial capacity of the investor according to the investment rates as prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree.
3. A certification issued by the foreign agency to the investor is required to be consularly legalized at the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam or diplomatic missions, consular offices or authorized consular agency of Vietnam abroad, except for cases in which the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory otherwise regulated.
Article 19. Procedures and competence in issuance of certificates of investment
1. Procedures and competence in issuance of certificates of investment shall comply with regulations of law on investment.
2. Within 05 working days, from the date on which the certificate of investment is issued, the issuing body shall send a copy of the certificate of investment to:
a) The central vocational education authority regarding the investment project for establishment of vocational colleges and their branches;
b) Vocational education authorities of provinces regarding the investment project for establishment of vocational education centers or vocational training schools and their branches;
Article 20. Requirements for establishment permit
1. The certificate of investment is issued.
2. There is a project for establishment meeting requirements pertaining to facilities, equipment, programs, textbooks, and teaching staff as prescribed in Article 16 of this Decree.
Article 21. Application for establishment permit
An application for establishment of a foreign-invested institution includes:
1. An application form for establishment of the foreign-invested institution.
2. A certified true copy of the certificate of investment.
3. A project for establishment of the institution, which clarifies:
a) Name of the institution; objectives and tasks; scope; scheduled degrees/certificates; scheduled organizational structure;
b) Specific plan for construction, development and training scope of the institution in each period, which clarifies requirements pertaining to facilities, equipment; training programs; and teaching staff as prescribed in Clause 2, 3 and 4 of Article 16 of this Decree.
4. An approval for land allocation or land lease issued by the People’s Committee of the province regarding cases in which construction of facilities is required (clarifying address, area and boundary markers of the land plot) and an agreement on rules for renting available facilities in accordance with regulations of law and relevant legal documents.
5. An investment project for construction of facilities, including description and detailed design of the educational institution regarding cases in which construction of facilities are required.
6. Documents proving financial capacity according to the investment rates as prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree.
Article 22. Procedures and competence in establishment permit
1. Each investor shall submit 01 dossier as prescribed in Article 21 of this Decree to:
a) The central vocational education authority regarding the application for establishment of the vocational college;
b) The vocational education authority of province regarding the application for establishment of the vocational education center and vocational training school.
2. Within 05 working days, from the date on which the application is received, the receiving body shall verify the application and send it to relevant agencies for consultation. If the application is not satisfactory, the receiving body shall send a notification of amendments to the application to the investor.
3. Within 10 working days, from the date on which the Official Dispatch on consultation is received, the consulted agency is required to provide response.
4. Within 30 working days, from the date on which the satisfactory application is received, the receiving body shall make report on assessment and submit it to the competent agency as prescribed in Clause 6 Article 18 of Law on vocational education for consideration and decision.
5. Within 10 working days, from the date on which the satisfactory application is received, the receiving body shall make report on assessment and submit it to the competent agency as prescribed in Clause 6 Article 18 of Law on vocational education for consideration and decision.
6. If the application is rejected, within 05 working days, from the date on which the response issued by the competent agency is received, the receiving body shall provide explanation for the investor in writing.
Article 23. Duration of operation
Duration of operation of the foreign-invested institution is not longer than 50 years, from the date on which it is established. If necessary, the Government shall decide a longer duration, provided that it does not exceed 70 years.
Article 24. Requirements for establishment of a branch
1. There is a certificate of investment together with establishment of the branch of a vocational training school or a vocational college or adjusted certificate of investment.
2. The institution has been undergone quality assessment carried out by an agency, organization or a Vietnamese or foreign competent agency.
3. There is a project for establishment of the branch as prescribed in Point e Clause 2 Article 18 of this Decree.
4. There is enough financial capacity to carry out the investment project for establishment of branch of the institution as prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree.
Article 25. Application for establishment of a branch
1. An application form for establishment of the branch of the vocational training school or vocational college.
2. A certified true copy of the certificate of investment together with establishment of the branch of the vocational training school or the vocational college or adjusted certificate of investment.
3. A certified true copy of the quality assessment certificate or certification of quality issued by the Vietnamese or foreign competent agency.
4. A detailed project for application for establishment of the branch must contain:
a) Name of the branch; objectives and tasks; scheduled organizational structure and vocational education activities at the branch;
b) Specific plan for construction, development and training scope of the branch in each period, which clarifies requirements pertaining to facilities, equipment; training programs; and teaching staff in accordance with regulations of law.
5. An approval for land allocation or land lease issued by the People’s Committee of the province regarding cases in which construction of facilities is required (clarifying address, area and boundary markers of the land plot) and an agreement on rules for renting available facilities in accordance with regulations of law and relevant legal documents.
6. An investment project for construction of facilities, including description and detailed design of the branch regarding cases in which construction of facilities is required.
7. Documents proving financial capacity according to the investment rates as prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree.
Article 26. Procedures and competence in establishment permit
1. The investor applying for establishment of a branch of the vocational training school or the vocational college shall send an application as prescribed in Clause 1 Article 22 of this Decree to the competent agency prescribed in Clause 6 Article 18 of Law on vocational education.
2. Within 05 working days, from the date on which the application is received, the receiving body shall verify the application and send it to relevant agencies for consideration. If the application is not satisfactory, the receiving body shall send a notification of amendments to the application to the investor.
3. Within 10 working days, from the date on which the Official Dispatch on consultation is received, the consulted agency is required to provide response.
4. Within 30 working days, from the date on which the satisfactory application is received, the receiving body shall make report on assessment and submit it to the competent agency as prescribed in Clause 6 Article 18 of Law on vocational education for consideration and decision.
5. Within 05 working days, from the date on which the report on assessment is received, the competent agency shall consider permitting establishment of the branch of the vocational training school or the vocational college.
6. If the application is rejected, within 05 working days, from the date on which the response issued by the competent agency is received, the receiving body shall provide explanation for the investor in writing.
Article 27. Registration of vocational education activities
1. Each institution and the branch of foreign-invested vocational training school or vocational college in Vietnam may only carry out vocational education activities after receiving the certificate of vocational education activity registration.
2. Heads of central vocational education authorities shall impose specific regulations on requirements, competence and procedures for issuance and revocation of certificate of vocational education activity registration or certificate of additional vocational education activity registration.
Article 28. Announcement of establishment of institutions and branches of foreign-invested vocational training schools or vocational colleges
Within 03 working days, from the date on which the decision on permission for establishment of the institution or the decision on permission for establishment of branch of the vocational training school or vocational college, the central vocational education authority or the vocational education authority of province shall announce information about the institution or the branch on their website, including:
1. Name of the institution or the branch in Vietnamese or popular foreign language;
2. The certificate of investment if it is required (number, date, issuing agency and total registered investment capital);
3. The decision on permission for establishment of the institution or the branch (number, date and issuing agency);
4. The certificate of vocational education activity registration; the certificate of additional vocational education activity registration (if any);
5. Full name of the Principal (Director) of the institution or the person in charge of the branch;
6. Address of the institution or the branch and following information: phone number, fax, symbol and website (if any), email;
7. Account number at the bank where the institution or the branch usually enters into transactions.
Article 29. Acquisition or division of institutions
1. Acquisition or divisions of a foreign-invested institution must follow rules below:
a) Conform to requirements pertaining to socio-economic development of Vietnam;
b) Conform to planning for institution network;
c) Improve quality and effectiveness of vocational education;
d) Ensure rights of officials, employees, educators and students of the institution;
dd) New institution after acquisition or divisions is required to meet all requirements prescribed in Article 16 of this Decree.
2. The competent agency permitting establishment of foreign-invested institutions shall have competence in permission for acquisition or divisions of foreign-invested institutions.
3. An application for acquisition or division of a foreign-invested institution includes:
a) An application form for acquisition or division of the institution;
b) One in following documents:
An agreement on acquisition drawn up by the legal representative of the institution. The agreement on acquisition must contains: name, address of head office of the acquired institution; name, address of head office of the acquiring institution; procedures and requirements for acquisition; plan for employee employment; term, procedures and requirements for conversion of assets, capital holding of the acquired institution into capital holding of the acquiring institution and acquisition term;
Decision on division of a foreign-invested institution approved by the owner of the institution. The decision on division of the institution must in accordance with regulations of law in force and contains: name, address of the divided institution; name and address of the new institution; rules and procedures for division of assets; plan for employee employment; term and procedures for conversion of capital holding of the divided institution into the new institution; rules for solutions for obligations of the divided institution; division term. The decision on division must be sent to all creditors and all employees shall be informed within 01 month, from the date on which the decision is approved.
4. Procedures for acquisition or division of a foreign-invested institution:
a) The application for acquisition or division of a foreign-invested institution shall be submitted to the receiving body as prescribed in Clause 1 Article 22 of this Decree;
b) Within 30 working days, from the date on which the satisfactory application is received, the receiving body shall make report on assessment and submit it to the competent agency as prescribed in Clause 6 Article 18 of Law on vocational education for consideration and decision.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ENTERPRISES IN VOCATIONAL EDUCATION ACTIVITIES
Article 30. Rights of enterprises
An enterprise has rights to:
1. Establish an institution if it has an establishment project meeting all requirements in accordance with regulations of the Head of the central vocational education authority.
2. Provide elementary-level training and continuing training at the working place of the enterprise as follows:
a) Trained entities are employees at the enterprise and other employees having training needs;
b) The training programs include elementary-level and continuing training programs prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 Article 40 of Law on vocational education;
c) Instructors are educators or scientists, engineers, technical officials, craftsmen, skilled workers, good farmers having certificates in pedagogy suitable for the programs they teach;
d) Come to agreement on salaries and methods of salary payment during the training duration with students who are employees of the enterprise;
dd) The head of the enterprise shall award elementary certificate or training certificate to students finishing the training programs if they fulfill all requirements. The training certificate must clarify training curriculum and duration;
3. Participate in Council of public vocational colleges or vocational training schools; Board of Directors of private vocational colleges or vocational training schools if the business line of the enterprise relates to disciplines of the school.
4. Participate in formulation of list of training disciplines; formulation of training programs and textbooks; provision of training courses or instructions in internship, evaluation of learning outcomes of students at institutions.
5. Cooperate with institutions to provide elementary-level, intermediate-level or college-level training programs and continuing training programs; provide training courses according to order of institutions or the State.
6. Exercise other rights as prescribed in Article 51 of Law on vocational education and relevant legislative documents.
Article 31. Obligations of enterprises
An enterprise has obligations to:
1. Provide information about annual training demands and recruitment of employees of the enterprise according to disciplines and training level for vocational education authorities.
2. Send representatives who are specialists or technical officials to participate in formulation of training disciplines; formulation of training programs or textbooks; provision of training courses, instructions in internship and evaluation of learning outcomes of students at institutions.
3. Provide its training courses, cooperate with institutions in training courses, and take an order with institutions to train recruited employees.
4. Receive educators of other institutions to visit, practice for improvement of vocational skills at the enterprise, update and assess to new technology; pay salaries to educators who directly or indirectly make the products meeting specification over the duration of training, practice, or probation at the enterprise as agreed.
5. Receive students of other institutions to visit, practice for improvement of vocation skills at the enterprise according to the agreement on join training concluded with the enterprise; pay salaries to educators who directly or indirectly make the products meeting specification over the duration of training, practice, or probation at the enterprise as agreed; and conclude agreements on job-related training with employees without tuition fee terms after recruitment.
6. Pay training expenses, pay salaries to employees for the time in which the employees participate in job-related training courses according to the agreements concluded between the enterprise and the employees as prescribed.
7. Make plans, training programs, provide training courses in improvement of vocational skills for employees of the enterprise.
8. Implement social responsibility for vocational education activities, commit to contribute to the sustainable development of vocational education through activities aimed at improving the quality of training, human resources meet the needs of business, community and society.
9. Fulfill other obligations as prescribed in Article 52 of Law on vocational education and relevant legislative documents.
1. This Decree takes effect from July 1, 2015.
2. Decree No. 70/2009/NĐ-CP dated August 21, 2009 of the Government on responsibility for state management of vocational training shall be annulled.
3. Regulations on: foreign cooperation or investment in vocational training; vocational education; vocational training institutions; institutions; vocational colleges; college level prescribed in Decree No. 73/2012/NĐ-CP dated September 26, 2012 of the Government on foreign cooperation or investment in education and Decree No. 124/2014/NĐ-CP dated December 29, 2014 of the Government on amendments to Clause 6 Article 31 of Decree No. 73/2012/NĐ-CP dated September 26, 2012 of the Government shall be annulled from the effective date of this Decree.
4. Regulations on: vocational colleges, training programs of vocational colleges prescribed in Decree No. 141/2013/NĐ-CP dated October 24, 2013 of the Government on guidelines for the Law on Higher Education shall be annulled from the effective date of this Decree.
5. “Dạy nghề” shall be replaced with “giáo dục nghề nghiệp” prescribed in Clause 11 Article 8 of Decree No. 24/2014/NĐ-CP dated April 4, 2014 of the Government on organization of specialized agencies affiliated to the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces; Clause 5 Article 7 of Decree No. 37/2014/NĐ-CP dated May 5, 2014 of the Government on organization of specialized agencies affiliated to the People’s Committees of districts, towns or cities affiliated to provinces.
6. Regulations on: vocational colleges, professional secondary schools, continuing education centers, general technical center - vocation and professional secondary level prescribed in Decree No. 115/2010/NĐ-CP dated December 24, 2010 of the Government on state management of education shall be annulled from the effective date of this Decree.
7. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training shall help the Government to conduct state management of vocational education at the central governments as prescribed in following regulations until the Government decides central vocational education authorities:
a) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training shall cooperate in regulations prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 4 of this Decree according to the rules that if a case occurring closely relating to the system of institutions under management of a Ministry, such Ministry shall take charge of that case, the other Ministry shall cooperate with the former Ministry according to the assignment given by the Prime Minister.
b) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training shall cooperate in issuance of Joint Circular on state management of vocational education regarding intermediate-level or college-level as prescribed in Clause 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16 and 17 Article 4 of this Decree;
c) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training shall carry out state management of vocational education regarding intermediate-level or college-level as prescribed in Clause 4, 15, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 and 25 Article 4 of this Decree;
d) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall carry out state management of vocational education as prescribed in Point a, b and c Clause 7 of this Article and directly carry out state management of vocational education regarding elementary-level training organization and activities; training programs in the form of apprenticeship; under-3-month programs; job-related training programs; improvement of vocational skills for employees; training programs for rural area workers and policies on support for elementary-level and under-3-month training programs.
1. Heads of vocational education authorities shall take responsibility for implementation of this Decree within their functions, tasks, powers and responsibility.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces and relevant agencies, organizations, and individuals shall take responsibility for implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực