Chương II Nghị định 48/2015/NĐ-CP: Thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 48/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 05/06/2015 | Số công báo: | Từ số 585 đến số 586 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/03/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trình độ ngoại ngữ khi dạy và học để cấp bằng nước ngoài
Theo Nghị định 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp thì điều kiện về ngoại ngữ giảng dạy và học tập chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng nước ngoài như sau:
- Đối với nhà giáo giảng dạy: phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình nhưng không thấp hơn bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (trình độ C1) hoặc tương đương.
- Đối với người vào học: ít nhất phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (trình độ B1) hoặc tương đương.
Cơ sở đào tạo có thể đào tạo cho người học đạt trình độ này trước khi dạy chính khóa.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2015
Văn bản tiếng việt
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo pháp lệnh, nghị quyết;
b) Ban hành nghị định, nghị quyết của Chính phủ.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Ban hành các quyết định, chỉ thị, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; chương trình mục tiêu, các dự án, đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp;
b) Tổ chức bộ máy giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương để thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành các thông tư, quyết định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu và các đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu ở mỗi trình độ đào tạo.
6. Quy định yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tương ứng với trình độ đào tạo và mức độ tự chủ để thực hiện công việc theo yêu cầu của chuyên ngành hoặc nghề.
7. Quy định quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng được thực hiện theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy trình tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp; quy định về đào tạo liên thông và việc liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; xây dựng tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao.
8. Quy định cụ thể điều kiện, yêu cầu, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
9. Ban hành điều lệ trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp; quy định việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và ban hành quy chế tuyển sinh đào tạo; quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề, theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy định về đào tạo thường xuyên, đào tạo trong doanh nghiệp, tổ chức bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề cho người lao động; quy định về quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; quy định mẫu bằng, chứng chỉ đào tạo, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng, chứng chỉ đào tạo giáo dục nghề nghiệp; quy định trách nhiệm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo tại Việt Nam.
10. Quy định cụ thể trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ của nhà giáo giảng dạy các trình độ giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trình độ đào tạo, chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành theo yêu cầu của nghề nghiệp, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các chức danh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quy chế đánh giá viên chức giáo dục nghề nghiệp; nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục nghề nghiệp; chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp. Hướng dẫn công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Chỉ đạo, tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo dục nghề nghiệp và tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên.
12. Quy định về điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo cho các nghề trọng điểm quốc gia, nghề chất lượng cao để tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; mức tiêu hao vật tư trong quá trình đào tạo cho từng nghề, từng trình độ đào tạo và cho các nghề trọng điểm quốc gia, nghề chất lượng cao tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế.
13. Quy định danh mục những ngành, nghề đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề ở các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp; danh mục các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại; danh mục các ngành, nghề mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
14. Quy định điều kiện, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; công nhận kết quả kiểm định của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận, đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên, tổ chức đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quản lý và cấp thẻ kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp; quy định về xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
15. Quản lý, tổ chức hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
16. Quy định trình tự, thủ tục công nhận bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp và công nhận tương đương đối với người tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài.
17. Hướng dẫn việc xếp hạng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
18. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng công lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài; công nhận trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo chuyên ngành, nghề có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
19. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
20. Chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp.
21. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về giáo dục nghề nghiệp.
22. Định kỳ tổ chức và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh, sinh viên cấp quốc gia, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tổ chức thi tay nghề quốc gia và tham gia thi tay nghề khu vực ASEAN, quốc tế.
23. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp.
24. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
25. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền, bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ có cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc có trách nhiệm:
a) Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp quốc gia, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của ngành và xã hội;
b) Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương;
d) Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc theo quy định của pháp luật; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và các quy định khác có liên quan;
đ) Tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi tay nghề cấp Bộ theo hướng dẫn;
e) Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ, ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ, ngành (nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;
i) Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo theo định kỳ về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ, ngành (nếu có) theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương;
k) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc; thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền;
m) Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ về giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật.
3. Bộ quản lý ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương hướng dẫn về chuẩn năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình theo quy định.
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về giáo dục nghề nghiệp; chương trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc cấp tỉnh.
2. Quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh và quản lý hành chính theo lãnh thổ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn theo điều lệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật có liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện các hoạt động đào tạo, phổ biến tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
3. Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh và cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
4. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
6. Thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
7. Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh; công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc và công nhận hiệu trưởng trường trung cấp, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
8. Tổ chức hội giảng nhà giáo dạy giỏi, hội thi thiết bị đào tạo tự làm, hội thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi tay nghề cấp tỉnh theo hướng dẫn.
9. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.
10. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức và nhân sự đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp.
12. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp; báo cáo định kỳ về giáo dục nghề nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền.
14. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định hiện hành.
15. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương theo thẩm quyền.
16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
17. Tổ chức cơ quan chuyên môn để giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.
18. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định tại Nghị định này.
Ủy ban nhân dân cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp trên về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn xã theo quy định tại Nghị định này.
COMPETENCE AND STATE MANAGEMENT OF THE VOCATIONAL EDUCATION
Article 4. Competence and state management of vocational education of central vocational education authorities
1. Taking charge and cooperate with Ministries, ministerial-level agencies or relevant agencies in formulation of the following documents that submit to the Government in order for the Government to consider:
a) Submitting Bills or Draft Resolutions to National Assembly for approval; submitting Draft Ordinances or Draft Resolutions to National Assembly Standing Committee for approval;
b) Issuing Decrees or Resolutions of the Government.
2. Taking charge and cooperate with Ministries, ministerial-level agencies or relevant agencies in formulation of the following documents that submit to the Prime Minister in order for the Prime Minister to consider:
b) Issuing Decisions or Directives, long-term, medium-term or short-term strategies, planning, or plans; target programs or projects for development of vocational education;
b) Organizing structures to enable Heads of central vocational education authorities to carry out state management of vocational education as prescribed.
3. Issuing Circulars or Decisions on standards, economic and technical norms; specialized instructions in vocational education within their competence.
4. Directing, giving instructions, inspecting, evaluating and taking responsibility for implementation of regulations of law, policies, strategies, planning, plans, target programs and projects for vocational education which were approved by competent agencies.
5. Imposing regulations on minimum body of knowledge for each vocational education level.
6. Imposing regulations on requirements pertaining to qualifications of graduates of every vocational education level, including: vocational knowledge, skills, attitude, professional liability on the basis of national standards of vocational skills equivalent to vocational education levels and degree of autonomy to perform students’ jobs for the requirements of their disciplines.
7. Imposing regulations on process of formulation, assessment, issuance and implementation of training programs of elementary-level, intermediate-level and college-level which are year-based, credit-based or module-based programs; process of compilation, selection, assessment, approval and use of vocational education textbooks; regulating bridge programs and association of implementation of training programs in Vietnamese institutions; criteria for determination of high quality training programs.
8. Imposing specific regulations on requirements and procedures for establishment or permission for the establishment, acquisition, or division of institutions or branches of institutions (excluding foreign-invested institutions); requirements, competence and procedures for issuance and revocation of the certificates of registration of vocational education activities.
9. Issuing Charter of vocational colleges, vocational training schools and vocational education centers; imposing regulations on enrollment quotas of institutions and issuance of the enrollment and training statutes; implementation of training programs according to disciplines, year-based, module-based or credit-based programs; continuing training programs, job-related training programs in enterprises or training courses in improvement of vocational skills for employees; regulations on statutes of tests, examination, recognition of graduation; regulations on forms of degrees/certificates in vocational education, the printing, management, dispense, revocation and cancelation of such degrees/certificates; regulations on responsibilities of foreign-invested institutions in the award of degrees/certificates in Vietnam.
10. Imposing specific regulations on qualifications in professional competence and proficiency applied to educators teaching at vocational education levels, including: qualifications in training, certificates in vocational skills as required by vocations, certificates in pedagogy; professional competence and proficiency of titles of educators and vocational education administrative officials; qualifications of Heads of institutions; statutes of assessment of vocational education civil servants; contents and methods for recruiting vocational education civil servants; working condition of vocational educators; contents of training programs, training courses in vocational skills, pedagogy provided for educators in institutions and institutions training vocational educators and administrative officials; forms and statutes of management and issuance of certificates in vocational education pedagogy. Providing instructions in training and employment of educators or instructors of continuing training programs and vocational education administrative officials. Directing and organizing examination in promoted professional titles for vocational education civil servants and awarding the honors for vocational educators as prescribed.
11. Issuing statutes for students.
12. Imposing regulations on requirements pertaining to facilities of institutions according to disciplines; lists and criteria for minimum equipment conforming to training requirements of every training level according to disciplines; lists and criteria for minimum equipment conforming to training requirements of national major vocations or high quality vocations to reach the regional and international advanced level; material consumption during training for every vocation, training level and national major vocation or high quality vocation to reach the regional and international advanced level.
13. Imposing list of disciplines at college or intermediate levels; list of heavy and harmful disciplines or vocations; lists of disciplines or vocations that foreign organizations and individuals are permitted to cooperate or invest in vocational education in Vietnam.
14. Imposing regulations on requirements and competence in establishment or permission for establishment or dissolution of vocational education quality assessment organizations; tasks and entitlement of vocational education quality assessment organizations; criteria, process and period of vocational education quality assessment; recognition of reports of education quality assessment organizations; issuance and revocation of certificates in vocational education quality assessment; criteria, tasks and entitlement of auditors, organizations training auditors of vocational education quality assessment; management and issuance of vocational education quality assessor’s cards; and creation of system of quality assurance of institutions.
15. Managing and promoting international cooperation in vocational education as prescribed.
16. Imposing regulations on procedures for recognition of degrees/certificates in vocational education issued and recognized by foreign institutions which are equivalent to degrees/certificates awarded to graduates of overseas institutions.
17. Providing instructions in ranking of institutions.
18. Issuing decisions on establishment, acquisition, division or dissolution of public vocational colleges or permission for establishment, acquisition, division or dissolution of private vocational colleges, foreign-invested vocational colleges; recognition of private vocational colleges; non-profit foreign-invested vocational colleges; and issuance of representative office establishment license of foreign institutions operating in Vietnam. Granting vocational colleges and higher education institutions registration of vocational educational activities.
19. Providing instructions and inspecting operation of associations or non-governmental organizations in vocational education as prescribed.
20. Directing, providing instructions and applying information technology in vocational education. Releasing statistics, communication and establishing database of vocational education.
21. Directing and organizing assignments of study, propagation and application of science and technology, production, business or services in vocational education.
22. Periodically, organizing and directing the organization of national contests for good teachers, handmade educational equipment, art and sports for students, and cooperating with authorities in charge of labor state authorities in organization of national workmanship contests and participation in ASEAN or international workmanship contests.
23. Mobilizing, managing and using resources to develop vocational education.
24. Inspecting the adherence to law on vocational education; dealing with complaints, denunciation and violations against law on vocational education as prescribed.
25. Performing tasks or exercise entitlements as prescribed.
Article 5. Responsibilities of Ministries and ministerial-level agencies in cooperation with central vocational education authorities in state management of vocational education
1. Ministries and ministerial-level agencies shall cooperate with central vocational education authorities in state management of vocational education within their competence in order to ensure the unified State management of vocational education.
2. Ministries and ministerial agencies having affiliated institutions have responsibilities to:
a) Formulate and implement long-term, medium-term or short-term strategies, planning, or plans for vocational education of Ministries, ministerial agencies in accordance with national strategies, planning, or plans for vocational education development in order to conform to technical manpower needs of industries and society;
b) Prepare scheme for training and carrying out policies for educators and vocational education administrative officials of affiliated institutions as prescribed;
c) Issue decisions on establishment, suspension, acquisition, division or dissolution of affiliated vocational training schools, vocational education centers as prescribed in law on vocational education and guidance of central vocational education authorities;
d) Issue decisions on recognition of rankings of affiliated public vocational colleges, vocational training schools and vocational education centers as prescribed; appointment, re-appointment, discharge or dismissal of Principals of affiliated vocational colleges, vocational training schools, Directors of affiliated vocational education centers as prescribed in regulations of central vocational education authorities and relevant regulations;
dd) Organize nation contests for good teachers, handmade educational equipment, art, sports or workmanship as prescribed;
e) Manage and inspect implementation of statutes of enrollment, examination, recognition of graduation and issuance of degrees or certificates in affiliated institutions as prescribed;
g) Provide instructions and inspect implementation of autonomy of affiliated public institutions as prescribed;
h) Organize structure of state management of vocational education of Ministries or agencies (if any) as prescribed; directly manage institutions of Ministries or agencies (if any) within their tasks;
i) Apply information technology, release statistics, establish database and send period reports on educational activities of affiliated institutions of Ministries or agencies (if any) as prescribed in regulations of central vocational education authorities;
k) Manage, instruct and inspect the use of government budget and other lawful receipts from affiliated institutions; conduct private sector involvement in vocational education, mobilize social resources to develop vocational education, ensure autonomy and self-responsibility of affiliated institutions as prescribed;
l) Promote international cooperation in vocational education within their competence;
m) Inspect the implementation of policies, law or tasks performed by affiliated institutions; deal with complaints, denunciation and violations against law on vocational education of the affiliated institution as prescribed.
3. Ministries in charge shall cooperate with central vocational education authorities in providing guidance on qualifications of officials, educators and professional competence in design of programs and training organization of particular disciplines under management of their Ministries or agencies as prescribed.
Article 6. Competence and state management of the vocational education of People’s Committees of the provinces
1. Formulate long-term, medium-term or short-term planning or plans for vocational education; programs and projects for vocational education development of provinces in conformity with manpower needs of provinces; measures for improvement of quality and effectiveness of vocational education in provinces, then submit them to the People’s Councils of provinces and implement those approved plans or programs; ensure requirements pertaining to budget, teaching staff, administrative officials, civil servants, employees, facilities of public institution of provinces.
2. Manage institutions affiliated to provinces and manage institutions affiliated to Ministries, ministerial agencies, private institutions or foreign-invested institutions in administrative divisions according to Regulations of institutions issued by a competent agency and relevant law provisions. Enable institutions in administrative divisions to provide training activities, disseminate technical-scientific advances and technology transfers.
3. Issue decisions on establishment, suspension, acquisition, division or dissolution of public vocational training schools or vocational education centers affiliated to provinces and permission for establishment, acquisition, division or dissolution of private vocational training schools or vocational education centers in provinces as prescribed in law on vocational education and guidance of central vocational education authorities.
4. Manage and inspect implementation of statutes of enrollment, examination, recognition of graduation and issuance of degrees or certificates of institutions affiliated to provinces as prescribed.
5. Manage and inspect qualifications for vocational educators and administrative officials; instruct and direct scheme for training and employment of vocational teaching staff and administrative official staff in provinces as prescribed in regulations of central vocational education authorities.
6. Carry out registration of vocational education activities for vocational training schools or vocational education centers, enterprises registering vocational education as prescribed in regulations of central vocational education authorities.
7. Decide to recognize rankings of public vocational colleges, vocational training schools and vocational education centers affiliated to provinces; recognize private or foreign-invested non-profit vocational training schools or Vocational education centers; appoint, re-appoint, discharge or dismiss Principals of affiliated vocational colleges or vocational training schools, Directors of affiliated vocational education centers as prescribed in regulations of central vocational education authorities.
8. Organize national contests for good teachers, handmade educational equipment, art sports or workmanship as prescribed.
9. Instruct affiliated institutions to comply with regulations of law on vocational education; inspect the adherence to law on vocational education of the institution and other organizations engaged in vocational education in the administrative divisions within their competence.
10. Instruct public institutions affiliated to province to give positions and structure of civil servants according to professional titles as prescribed; inspect the implementation of autonomy and self-responsibility for finance, organization and human resources of institutions as prescribed.
11. Carry out polices on support for vocational training and private sector involvement in vocational education.
12. Release statistics, apply information technology of vocational education activities; and send periodical reports on vocational education to central vocational education authorities.
13. Promote international cooperation in vocational education within their competence.
14. Submit estimates and settlement of vocational education funding to the People’s Councils for decision as prescribed in the Law on State budget and regulations in force.
15. Inspect the adherence to law on vocational education in administrative divisions within their competence.
16. Deal with complaints, denunciation and violations against law on vocational education as prescribed.
17. Establish specialized agencies helping the People’s Committee of the province to conduct state management of vocational education in the provinces as prescribed in this Decree and relevant regulations.
18. Exercise other entitlements and perform other tasks as prescribed.
Article 7. Responsibilities of People’s Committees of districts for supporting People's Committees of provinces in state management of vocational education
The People’s Committees of districts shall carry out state management of vocational education within their competence and take responsibility to People's Committees of provinces for vocational education development in the districts as prescribed herewith.
Article 8. Responsibilities of People’s Committees of communes for supporting People's Committees of districts in state management of vocational education
The People’s Committees of communes shall carry out state management of vocational education within their competence and take responsibility to superior People's Committees for vocational education development in the communes as prescribed herewith.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực