Chương VII Nghị định 15/2019/NĐ-CP: Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 15/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/02/2019 | Ngày hiệu lực: | 20/03/2019 |
Ngày công báo: | 01/03/2019 | Số công báo: | Từ số 239 đến số 240 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, điều kiện để được thành lập trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định cụ thể tại Điều 9 của Nghị định này, đơn cử như:
- Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;
- Đã được cấp GCN đăng ký đầu tư (đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp GCN theo quy định);
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
- Vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp tối thiểu là 100 tỷ đồng (không bao gồm giá trị về đất đai);
- Có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định;…
Nghị định 15/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong doanh nghiệp và cho xã hội theo quy định tại Điều 18 Luật giáo dục nghề nghiệp.
2. Được tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên tại nơi làm việc của doanh nghiệp theo quy định sau đây:
a) Đối tượng đào tạo là người lao động làm việc tại doanh nghiệp và lao động khác có nhu cầu được đào tạo;
b) Chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật giáo dục nghề nghiệp;
c) Người dạy là nhà giáo hoặc nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi;
d) Thỏa thuận với người học là người lao động của doanh nghiệp về mức tiền lương và phương thức trả lương trong thời gian đào tạo;
đ) Người học sau khi học hết chương trình đào tạo, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu doanh nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ đào tạo phải ghi rõ nội dung và thời gian đào tạo;
e) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo trước khi tổ chức đào tạo để theo dõi, quản lý.
3. Được liên kết, phối hợp với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.
4. Được tham gia đặt hàng đào tạo nghề nghiệp đối với các ngành, nghề ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; được đặt hàng đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
5. Cử đại diện tham gia vào hội đồng trường cao đẳng, trường trung cấp công lập; hội đồng quản trị trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục nếu lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến ngành, nghề đào tạo của trường.
6. Được tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp; chương trình, giáo trình đào tạo nghề nghiệp; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
7. Hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; cấp học bổng cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
8. Được thực hiện các quyền khác theo quy định tại Điều 51 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1. Hàng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
2. Cử người đại diện là chuyên gia, cán bộ kỹ thuật phù hợp tham gia xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Tự tổ chức đào tạo, phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo; đặt hàng với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp theo quy định.
4. Cung cấp thông tin phản hồi về chất lượng lao động qua đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thông tin cho các cuộc điều tra, khảo sát của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi có yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp.
5. Tiếp nhận nhà giáo, học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề tại doanh nghiệp hoặc cập nhật, tiếp cận công nghệ mới; trả tiền lương cho nhà giáo, học sinh, sinh viên trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách bao gồm hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp trên thị trường trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận. Trường hợp tiếp nhận người lao động vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì phải ký hợp đồng đào tạo với người lao động và không thu học phí.
6. Trả chi phí đào tạo, trả lương cho người lao động của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ đi học theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động theo quy định của pháp luật.
7. Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định tại các Điều 60, 61 của Bộ luật lao động.
8. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 52 của Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF VOCATIONAL TRAINING ENTERPRISES
Article 42. Rights of vocational training enterprises
1. May establish a vocational school to provide trainings for personnel directly carrying out production, business and service activities within the enterprise and in the society as regulated in Article 18 of the Law on Vocational Education.
2. Provide primary and regular trainings at the enterprise under the following regulations:
a. Entities who receive the trainings must be employees at the enterprise and other employees having the needs to receive trainings;
b. The training programs shall include primary and regular training programs specified in points a, b, c and d, clause 1 of Article 40 of the Law on Vocational Education;
c. The teacher is an educator or scientist, engineer, technician, artisan, skilled person or skilled farmer;
d. The agreement on salaries and salary payment methods shall be signed with students who are employees of the enterprise during the training period;
dd. If the students satisfy the requirements after completing the training programs, the head of the enterprise shall grant primary certificates or training certificates to them. The training certificate shall specify the training contents and period;
e. A report must be sent to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs in the province where the training programs are provided. Such report must be sent before the programs are executed in order for the aforesaid Department to carry out management and supervision.
3. Join and cooperate with vocational schools to provide primary, intermediate, college and regular training programs.
4. May participate in ordering vocational training programs in disciplines prioritized for social-economic development of the State; may order training programs from vocational schools in order to receive personnel working in different fields of production, business and services to the enterprise.
5. Assign a representative to participate in the community of colleges and public intermediate schools; if the activities of the enterprise are related to the training disciplines of the school, the enterprise shall assign the representative to participate in the management boards of college and private intermediate school.
6. May participate in developing training disciplines; develop the minimum knowledge volume and set the potential requirements for graduate students; vocational training programs and teaching materials; teach lessons, provide internship guidelines and evaluate the learning results of students at vocational schools.
7. Support with training facilities and equipment; give scholarships to students of vocational schools.
8. Exercise other rights specified in Article 51 of the Law on Vocational Education and related legislative documents.
Article 43. Responsibilities of vocational training enterprise
1. Annually, report the demands for training, using and hiring employees of the enterprise to the Department of Labor, Invalids and Social Affairs in the province where the enterprise's head office is located.
2. Assign a representative who is an expert or a technician suitable to participate in developing the list of training disciplines; develop training programs and teaching materials; participate in teaching and providing internship guidelines and evaluate the learning results of students at the vocational training enterprise.
3. Provide trainings and cooperate with a vocational school to provide these trainings; order trainings from such vocational school to train the employees recruited at the enterprise.
4. Provide feedbacks on the employee quality after training of the vocational school and provide information during the investigation and survey of the state regulatory agencies, enterprise council and vocational school if required, in order to improve the vocational training quality and efficiency.
5. Receive teachers and students from vocational schools to visit, practice and attend an internship to improve professional skills at the enterprise, or update and receive new technologies; pay salaries for teachers and students who directly produces or participates in producing products in compliance with the specifications, including products and services which are provided in the market during the internship period at the enterprise. Such production shall be carried out at the level agreed by the parties. While recruiting employees to receive trainings and work at the enterprise after training, the enterprise shall sign the training contracts with the employees and shall not collect training fees.
6. Pay training expenses and salaries for the employees of the enterprise during their days off for study as agreed in the contract signed by the enterprise and the employees.
7. Develop training plans and programs, provide trainings to improve the education and professional skills for employees of the enterprise and make a report about the implementation results as specified in Article 60, 61 of the Labor Code.
8. Fulfill social obligations for vocational training activities. Contribute in the sustainable development of vocational education by carrying out activities that improve the training quality and satisfy the personnel demands of the enterprise, community and society.
9. Fulfill other obligations as regulated in Article 52 of the Law on Vocational Education and other related legislative documents.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Điều 18. Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Điều 22. Điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài
Điều 27. Vị trí pháp lý của văn phòng đại diện
Điều 29. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động văn phòng đại diện
Điều 34. Chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập
Điều 42. Quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều 43. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp