Thuế môn bài là TK gì? Cách hạch toán thuế môn bài theo từng trường hợp 2025 (ảnh 1)
Thuế môn bài là TK gì? Cách hạch toán thuế môn bài theo từng trường hợp

1. Thuế môn bài là TK gì?

Hạch toán thuế môn bài là một phần không thể thiếu trong công việc kế toán của doanh nghiệp. Theo quy định của Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi hạch toán thuế môn bài kế toán viên có thể sử dụng hai tài khoản là TK 3338 và TK 3339.

Trong đó, tài khoản 3338 sẽ ghi nhận số tiền phải nộp, đã nộp hoặc còn thiếu, cụ thể như sau:

  • Tài khoản 33381: Bao gồm số thuế đã phải nộp, số thuế chưa nộp và thuế phải nộp trong tương lai.
  • Tài khoản 33382: Được sử dụng để ghi nhận các khoản thuế phải nộp khác như thuế môn bài, thuế được nộp thay cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thuế môn bài đã được đổi tên thành lệ phí môn bài và được hạch toán vào tài khoản 3339. Do đó, kế toán viên có thể chọn sử dụng tài khoản 3338 hoặc 3339 khi thực hiện hạch toán thuế môn bài.

2. Cách hạch toán thuế môn bài theo từng trường hợp 2025

Thuế môn bài là TK gì? Cách hạch toán thuế môn bài theo từng trường hợp 2025 (ảnh 1)
Cách hạch toán thuế môn bài theo từng trường hợp 2025

2.1. Hạch toán thuế môn bài khi nộp tờ khai

Khi hoàn tất việc nộp tờ khai thuế môn bài, việc hạch toán thuế môn bài là rất quan trọng. Dựa trên tờ khai lệ phí môn bài đã gửi cho cơ quan thuế, cần thực hiện hạch toán chính xác để ghi nhận số thuế phải nộp vào các tài khoản phù hợp.

Lưu ý: Để thực hiện hạch toán thuế môn bài, trước tiên cần xác định chế độ kế toán được áp dụng cho doanh nghiệp theo Thông tư 133 hay Thông tư 200. Việc này phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp:

  • Thông tư 133: Áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Thông tư 200: Áp dụng cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ

Khi nộp tờ khai, hạch toán thuế môn bài theo các bước sau:

  • Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 200:
    • Nợ tài khoản 6425: Thuế, phí và lệ phí
    • Có tài khoản 3338 (TK 33382): Các loại thuế khác
  • Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133:
    • Nợ tài khoản 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
    • Có tài khoản 3338 (TK 33382): Các loại thuế khác

Ví dụ: Doanh nghiệp ABC nộp tờ khai thuế môn bài cho năm tài chính với số thuế phải nộp là 5.000.000 đồng. Dưới đây là cách hạch toán thuế môn bài:

  • Nợ tài khoản 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp): 5.000.000 đồng
  • Có tài khoản 3338 (TK 33382 – Thuế môn bài): 5.000.000 đồng

2.2. Hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền vào ngân sách

Cho dù doanh nghiệp áp dụng Thông tư 133 hay Thông tư 200, quy trình hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền vào ngân sách là như nhau. Dựa trên biên nhận nộp tiền đầy đủ và đúng hạn, việc hạch toán thuế môn bài năm 2024 được thực hiện như sau:

  • Nợ tài khoản 3338 (TK 33382): Ghi nhận các loại thuế khác.
  • Có tài khoản 111, 112: Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.

Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài vào ngân sách nhà nước với số tiền 3.000.000 đồng. Dưới đây là cách hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền vào ngân sách:

Hạch toán trên tài khoản 3338 (TK 33382):

  • Nợ tài khoản 3338: 3.000.000 đồng
  • Có tài khoản 111: 3.000.000 đồng

2.3 Hạch toán tiền chậm nộp thuế môn bài 2024

Khi doanh nghiệp nhận được Quyết định xử phạt từ Cơ quan thuế, thực hiện hạch toán thuế môn bài năm 2024 như sau:

  • Nợ vào tài khoản 811: Chi phí khác.
  • Có vào tài khoản 3339: Phí và lệ phí cùng các khoản phải nộp khác (Số tiền phạt do nộp chậm).

Khi doanh nghiệp nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước, thực hiện hạch toán thuế môn bài:

  • Nợ vào tài khoản 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
  • Có vào tài khoản 111 hoặc 112: Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.

Khi doanh nghiệp kết chuyển vào cuối kỳ, cần thực hiện hạch toán thuế môn bài:

  • Nợ vào tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có vào tài khoản 811: Chi phí khác.

Lưu ý: Các khoản tiền phạt nộp chậm tiền thuế môn bài và tiền phạt chậm nộp tờ khai thuế môn bài sẽ không được phép trừ khi tính toán thuế TNDN.

3. Một số câu hỏi thường gặp

Thuế môn bài là TK gì? Cách hạch toán thuế môn bài theo từng trường hợp 2025 (ảnh 1)

Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?

Người nộp lệ phí môn bài sẽ không phải nộp lệ phí môn bài nếu đáp ứng 02 điều kiện sau: quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP Khoản 4 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC:

  • Có văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ 01/01 - 31/12) gửi cơ quan thuế/cơ quan đăng ký kinh doanh trước ngày 30/01 của năm xin tạm ngừng kinh doanh;
  • Chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng kinh doanh.

Nếu không đảm bảo điều kiện nêu trên thì phải nộp lệ phí môn bài cả năm.

3.2. Thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được xác định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được xác định như sau:

  • Đối với tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh: Là thời gian được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.
  • Đối với tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh: Là thời gian được cơ quan thuế ghi trên Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
  • Đối với người nộp thuế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thông báo hoặc yêu cầu tạm ngừng hoạt động, kinh doanh: Là thời gian được ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

3.3. Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp hồ sơ quyết toán thuế?

Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Do đó, nếu tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính, không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế.

3.4. Cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài vào thời điểm nào?

Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 10. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của các khoản thu về đất, lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, tiền cấp quyền và các khoản thu khác theo pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công

"Người nộp thuế thực hiện quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế. Đối với thời hạn nộp hồ sơ khai của các khoản thu về đất, lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, tiền cấp quyền và các khoản thu khác theo pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Quản lý thuế được thực hiện như sau:

1. Lệ phí môn bài

...

Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

..."

Theo quy định trên thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Do đó, cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế sẽ xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho cá nhân.