Nghị định 18-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Số hiệu: | 18-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 16/04/1993 | Ngày hiệu lực: | 16/04/1993 |
Ngày công báo: | 15/06/1993 | Số công báo: | Số 11 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: | Không còn phù hợp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1993 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 18-CP NGÀY 16-4-1993 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1987, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 23 tháng 12 năm 1992 (sau đây gọi tắt là Luật đầu tư nước ngoài);
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH :
- Những từ ngữ dùng trong Nghị định này phải được hiểu như sau:
1. "Vốn pháp định của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" là vốn ban đầu của xí nghiệp, được ghi trong Điều lệ Xí nghiệp. Các khoản vốn vay không tính vào vốn pháp định của xí nghiệp;
2. "Vốn đầu tư" là vốn để thực hiện dự án đầu tư, bao gồm vốn pháp định và vốn vay.
- Đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài là:
1. Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước;
- Hợp tác xã;
- Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty;
- Doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân;
2. Tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam;
3. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
4. Cơ quan Nhà nước ký kết và thực hiện Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao;
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp về nước hoặc chung vốn với tổ chức kinh tế Việt Nam để hợp tác đầu tư với nước ngoài. Trong cả hai trường hợp, họ được hưởng những điều kiện thuận lợi theo một quy định riêng.
1. Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân được đứng riêng để hợp tác đầu tư với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trừ những ngành, nghề không được kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
2. Đối với những ngành nghề mà theo quy định của Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, việc thành lập doanh nghiệp phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì khi hợp tác với nước ngoài cũng phải thực hiện theo quy định đó.
1. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải thực hiện các thủ tục được quy định tại Nghị định này;
2. Việc giao đất để kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai;
3. Những dự án có xây dựng công trình phải tuân thủ pháp luật về quản lý xây dựng cơ bản. Trong xây dựng nếu dùng quy trình, quy phạm nước ngoài thì phải được sự chấp thuận của Bộ Xây dựng;
4. Lệ phí xét đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Chứng nhận đăng ký Điều lệ xí nghiệp phải trả một lần khi nộp đơn;
Đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Xí nghiệp liên doanh, Bên nộp lệ phí do các Bên thoả thuận.
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai Bên hoặc nhiều Bên (gọi tắt là các Bên hợp doanh) để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên, mà không thành lập một pháp nhân;
Các Hợp đồng thương mại và Hợp đồng kinh tế có tính chất trao đổi hàng hoá đơn thuần như giao nguyên liệu lấy sản phẩm, mua thiết bị trả chậm bằng sản phẩm... không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này;
2. Thời hạn cần thiết của Hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên hợp doanh thoả thuận phù hợp với tính chất, mục tiêu kinh doanh và được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y;
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh ký.
- Đơn xin Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh do các Bên hợp doanh ký, phải kèm theo các văn bản sau:
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
2. Các thông tin liên quan đến các Bên hợp doanh như Điều lệ của công ty hoặc tư cách pháp lý của cá nhân tham gia Hợp đồng, tình hình tài chính của các Bên.
3. Giải trình kinh tế - kỹ thuật của Hợp đồng.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có các nội dung chính sau:
1. Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh;
2. Nội dung hoạt động kinh doanh;
3. Danh mục, số lượng, chất lượng thiết bị, vật tư chủ yếu; quy cách, số lượng, chất lượng sản phẩm; tỷ lệ nội tiêu và ngoại tiêu; tỷ lệ thu tiền nước ngoài và tiền Việt Nam. Trong trường hợp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, cần ghi rõ phương thức thanh toán;
4. Nghĩa vụ và quyền lợi của các Bên hợp doanh, phương thức xác định và phân chia kết quả kinh doanh, điều kiện chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ ghi trong Hợp đồng;
5. Thời hạn Hợp đồng, trách nhiệm của các Bên hợp doanh trong việc thực hiện Hợp đồng, sửa đổi và chấm dứt Hợp đồng;
6. Giải quyết tranh chấp giữa các Bên hợp doanh;
7. Hiệu lực của Hợp đồng.
1. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thông báo quyết định của mình cho các Bên hợp doanh;
2. Trong trường hợp Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư yêu cầu Bên hợp doanh cung cấp tài liệu bổ sung hoặc sửa đổi một số điều khoản trong Hợp đồng, thì phải gửi yêu cầu cho các Bên hợp doanh trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh;
Sau 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, nếu các Bên hợp doanh không trả lời bằng văn bản thì đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh không còn giá trị. Trong trường hợp nội dung trả lời không đáp ứng yêu cầu của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thì thời gian đó không tính vào thời gian xét duyệt ghi trong điểm 1 Điều này;
3. Trong trường hợp đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh được chuẩn y, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp cho các Bên hợp doanh Giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh được sao gửi cho các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có hiệu lực sau khi Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh, các Bên hợp doanh phải đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương với các nội dung chủ yếu được quy định trong Giấy phép kinh doanh, gồm:
- Tên, địa chỉ và đại diện các Bên hợp doanh;
- Nội dung hoạt động hợp doanh;
- Người đại diện cho các Bên hợp doanh trước Toà án, cơ quan Nhà nước Việt Nam;
- Thời hạn Hợp đồng hợp tác kinh doanh và ngày cấp Giấy phép kinh doanh.
- Mỗi Bên hợp doanh có quyền chuyển nhượng vốn của mình, nhưng phải ưu tiên cho các Bên hợp doanh kia. Trong trường hợp các Bên hợp doanh không thoả thuận được các điều kiện chuyển nhượng, Bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng cho Bên thứ ba. Điều kiện chuyển nhượng cho Bên thứ ba không được thuận lợi hơn so với điều kiện đã đặt ra cho các Bên hợp doanh kia;
Bên được chuyển nhượng phải gửi cho Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư Hợp đồng chuyển nhượng và các tài liệu về tư cách pháp lý, tình hình tài chính, đại diện có thẩm quyền của mình;
Trong trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá trị ban đầu thì Bên chuyển nhượng phải nộp thuế theo pháp luật Việt Nam;
Việc chuyển nhượng phải được sự nhất trí của các Bên hợp doanh kia và có hiệu lực sau khi được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y.
-Trong trường hợp các Bên hợp doanh thoả thuận kéo dài thời gian Hợp đồng thì ít nhất 6 tháng trước khi hết hạn Hợp đồng, phải gửi đơn xin kéo dài thời hạn Hợp đồng đến Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thông báo cho các Bên hợp doanh biết quyết định của mình.
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được kết thúc trước thời hạn nếu có đủ các điều kiện quy định trong Hợp đồng;
2. Sau khi Hợp đồng hết hạn, các điều khoản về giải quyết tranh chấp, về khiếu nại quy định trong Hợp đồng tiếp tục có giá trị trong thời hiệu tố tụng do pháp luật quy định, hoặc thời hiệu cho các Bên hợp doanh thoả thuận trong trường hợp pháp luật chưa quy định;
3. Trong trường hợp các Bên hợp doanh có hành động vi phạm pháp luật trong kinh doanh, hoặc không phù hợp với nội dung quy định tại Giấy phép kinh doanh, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh trước thời hạn.
1. Nộp đủ các thứ thuế phải nộp: Bên nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế theo Luật đầu tư nước ngoài; Bên Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế theo các Luật thuế áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước;
2. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước pháp luật Cộng hoà xã hội hoặc chủ nghĩa Việt Nam.
1. Các Bên hợp doanh phải thực hiện việc thanh lý Hợp đồng theo quy định ghi trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thời gian thanh lý Hợp đồng không quá 6 tháng kể từ khi kết thúc thời hạn Hợp đồng hoặc kể từ khi có quyết định chấm dứt Hợp đồng. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá một năm;
2. Mọi chi phí về thanh lý Hợp đồng do các Bên hợp doanh chịu và được ưu tiên thanh toán so với các trái vụ khác;
3. Các trái vụ khác được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:
- Lương và chi phí bảo hiểm lao động mà các Bên hợp doanh còn nợ người lao động;
- Các khoản thuế và có tính chất thuế phải nộp cho Nhà nước Việt Nam;
- Các khoản vay (kể cả lãi);
- Các trái vụ khác.
1. Xí nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng Liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên Việt Nam với Bên hoặc các Bên nước ngoài, hoặc giữa Xí nghiệp liên doanh với Bên hoặc các Bên nước ngoài (dưới đây gọi là các Bên liên doanh) nhằm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;
Trong trường hợp đặc biệt, Xí nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài;
2. Xí nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn và là pháp nhân Việt Nam; mỗi Bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với Bên kia, với Xí nghiệp liên doanh và Bên thứ ba trong phạm vi phần góp vốn của mình vào vốn pháp định;
3. Xí nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, trên cơ sở Hợp đồng liên doanh, Điều lệ Xí nghiệp liên doanh, phù hợp với Giấy phép đầu tư và pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4. Xí nghiệp liên doanh được thành lập sau khi Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp Giấy phép đầu tư và chứng nhận đăng ký Điều lệ Xí nghiệp.
- Đơn xin Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp giấy phép cho đầu tư do các Bên liên doanh ký, phải kèm các văn bản sau:
1. Hợp đồng liên doanh;
2. Điều lệ Xí nghiệp liên doanh;
3. Thông tin liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình tài chính của các Bên liên doanh;
4. Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
- Hợp đồng liên doanh phải có những nội dung chính sau:
1. Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh;
2. Tên, địa chỉ, hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp liên doanh;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ, phương thức và tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng xí nghiệp; điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn;
4. Danh mục thiết bị, vật tư chủ yếu để hình thành Xí nghiệp; sản phẩm và thị trường tiêu thụ; tỷ lệ thu tiền nước ngoài và tiền Việt Nam. Trong trường hợp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, cần ghi rõ phương thức thanh toán;
5. Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể Xí nghiệp liên doanh;
6. Giải quyết tranh chấp giữa các Bên liên doanh; Trọng tài và Luật áp dụng trong trường hợp tranh chấp;
7. Trách nhiệm của các Bên trong việc thực hiện Hợp đồng liên doanh;
8. Hiệu lực của Hợp đồng liên doanh.
- Điều lệ của Xí nghiệp liên doanh phải có nội dung chính sau:
1. Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh;
2. Tên, địa chỉ, hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp liên doanh;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định; tỷ lệ vốn pháp định và tiến độ góp vốn pháp định;
4. Số lượng, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc của Xí nghiệp liên doanh;
5. Người đại diện cho Xí nghiệp liên doanh trước Toà án, Tổ chức Trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam;
6. Các nguyên tắc về tài chính, chế độ kế toán và thống kê; bảo hiểm tài sản Xí nghiệp liên doanh;
7. Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các Bên liên doanh;
8. Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể Xí nghiệp;
9. Quan hệ lao động trong Xí nghiệp liên doanh;
10. Kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân;
11. Thủ tục sửa đổi Điều lệ Xí nghiệp liên doanh.
1. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn xin cấp Giấy phép đầu tư, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thông báo quyết định của mình cho các Bên liên doanh;
2. Trong trường hợp Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư yêu cầu các Bên liên doanh cung cấp tài liệu bổ sung, hoặc yêu cầu sửa đổi một số điều khoản trong Hợp đồng, Điều lệ, giải trình kinh tế - kỹ thuật thì phải gửi yêu cầu cho các Bên liên doanh trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được đơn xin cấp Giấy phép đầu tư;
Sau 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, nếu các bên liên doanh không trả lời bằng văn bản thì đơn xin đầu tư không còn giá trị. Trong trường hợp nội dung trả lời không đáp ứng yêu cầu của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thì thời gian đó không được tính vào thời hạn xét duyệt ghi trong điểm 1 Điều này;
3. Trong trường hợp đơn xin cấp Giấy phép đầu tư được chuẩn y, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp cho các bên liên doanh Giấy phép đầu tư và chứng nhận đăng ký Điều lệ Xí nghiệp. Giấy phép đầu tư được sao gửi cho các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
- Hợp đồng liên doanh có hiệu lực và Xí nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân kể từ khi Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp Giấy phép đầu tư và chứng nhận đăng ký Điều lệ Xí nghiệp liên doanh.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Xí nghiệp liên doanh phải đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương với các nội dung được quy định trong Giấy phép đầu tư, gồm:
1. Tên, địa chỉ và đại diện các Bên liên doanh;
2. Tên, địa chỉ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp liên doanh;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định của các Bên liên doanh;
4. Người đại diện cho Xí nghiệp liên doanh trước Toà án, cơ quan Trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam;
5. Ngày cấp Giấy phép đầu tư và thời hạn hoạt động của Xí nghiệp liên doanh.
- Các Bên liên doanh góp vốn pháp định theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật đầu tư nước ngoài;
Bên Việt Nam huy động vốn tự có và nguồn vốn của các doanh nghiệp và cá nhân trong nước để bảo đảm giữ một tỷ lệ hợp lý trong vốn pháp định của Xí nghiệp liên doanh.
Trong trường hợp cần thiết, Bên Việt Nam có thể góp vốn bằng các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển đã được các cơ quan Nhà nước Việt Nam đủ thẩm quyền cho phép sử dụng hợp pháp;
Xí nghiệp liên doanh được quyền quyết định phương thức góp vốn vào vốn pháp định của Xí nghiệp liên doanh mới, trừ việc trích vốn pháp định của mình;
Việc xác định giá trị phần góp vốn của mỗi Bên do các Bên thoả thuận trên cơ sở giá cả thị trường quốc tế vào thời điểm góp vốn;
Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có quyền xem xét và yêu cầu Xí nghiệp, các Bên liên doanh xác định lại giá trị các khoản vốn đầu tư. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có quyền chỉ định một tổ chức chuyên môn để thực hiện yêu cầu này. Nếu phát hiện sai sót do lỗi của Xí nghiệp hoặc Bên liên doanh thì chi phí cho việc thực hiện này do Xí nghiệp hoặc Bên liên doanh chịu.
- Vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư của Xí nghiệp liên doanh. Trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này có thể thấp hơn 30% nhưng phải được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chấp thuận;
Tỷ lệ góp vốn của Bên nước ngoài hoặc của các Bên nước ngoài dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các Bên, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của Xí nghiệp liên doanh;
Đối với những cơ sở kinh tế quan trọng do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư xác định, khi ký kết hợp đồng liên doanh, các Bên liên doanh được thoả thuận về thời điểm, tỷ lệ tăng vốn góp của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của Xí nghiệp.
- Vốn pháp định có thể được góp trọn một lần khi thành lập Xí nghiệp liên doanh, hoặc từng phần trong một thời gian hợp lý do các Bên thoả thuận;
Phương thức và tiến độ góp vốn pháp định phải được quy định trong Hợp đồng liên doanh phù hợp với giải trình kinh tế - kỹ thuật;
Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có quyền thu hồi Giấy phép đầu tư trong trường hợp các Bên liên doanh không bảo đảm tiến độ góp vốn pháp định đã cam kết mà không có lý do chính đáng.
- Mỗi Bên liên doanh có quyền chuyển nhượng vốn của mình trong Xí nghiệp liên doanh, nhưng phải ưu tiên cho các Bên liên doanh kia. Trong trường hợp các Bên liên doanh không thoả thuận được điều kiện chuyển nhượng, Bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng cho Bên thứ ba. Điều kiện chuyển nhượng cho Bên thứ ba không được thuận lợi hơn so với điều kiện đã đặt ra cho các Bên liên doanh kia;
Bên được chuyển nhượng phải gửi cho Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư Hợp đồng chuyển nhượng và các tài liệu về tư cách pháp lý, tình hình tài chính, đại diện có thẩm quyền của mình;
Trong trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá trị ban đầu thì Bên chuyển nhượng phải nộp thuế theo pháp luật Việt Nam;
Việc chuyển nhượng phải được sự nhất trí của Hội đồng quản trị Xí nghiệp liên doanh và có hiệu lực sau khi được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y.
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Xí nghiệp liên doanh là Hội đồng quản trị Xí nghiệp liên doanh;
2. Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, tỷ lệ phân bổ thành viên cho các Bên liên doanh, việc chỉ định các thành viên, việc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc được thực hiện theo Điều 12 Luật đầu tư nước ngoài. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Tổng Giám đốc Xí nghiệp liên doanh;
3. Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các Bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được quá năm năm;
4. Đối với Xí nghiệp liên doanh mới (Xí nghiệp liên doanh đã được thành lập hay tiến hành liên doanh với Bên hoặc các Bên nước ngoài); trong trường hợp liên doanh hai Bên (Xí nghiệp liên doanh và Bên nước ngoài), mỗi Bên có ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị; trong trường hợp liên doanh nhiều Bên (Xí nghiệp liên doanh và nhiều Bên nước ngoài), Bên Xí nghiệp liên doanh có ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị.
1. Hội đồng quản trị họp mỗi năm ít nhất một lần. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập hoặc do 2/3 thành viên Hội đồng quản trị yêu cầu. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị;
2. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị đại diện của các Bên liên doanh tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản hợp pháp cho người đại diện tham gia cuộc họp và biểu quyết thay về các nội dung đã được uỷ quyền.
1. Hội đồng quản trị có thẩm quyền quyết định những vấn đề của Xí nghiệp liên doanh. Những vấn đề quan trọng sau đây phải được các thành viên Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí:
- Phương án sản xuất kinh doanh dài hạn và hàng năm của Xí nghiệp liên doanh; ngân sách, vay nợ;
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Xí nghiệp liên doanh;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất và Kế toán trưởng;
2. Những quyết định khác của Hội đồng quản trị chỉ có giá trị khi được 2/3 số thành viên của Hội đồng quản trị có mặt chấp thuận;
3. Đối với những vấn đề nêu tại điểm 1 của Điều này nếu không đạt được nguyên tắc nhất trí trong các thành viên Hội đồng quản trị mà gây ra ảnh hưởng không lợi đối với hoạt động của Xí nghiệp thì Hội đồng quản trị có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:
- Đưa vấn đề ra giải quyết tại một Hội đồng hoà giải. Hội đồng hoà giải được thành lập theo nguyên tắc thoả thuận giữa các Bên liên doanh, gồm các thành viên đại diện cho mỗi Bên với số lượng ngang nhau và đại diện Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư tham gia với tư cách là Chủ tịch Hội đồng hoà giải. Quyết định của Hội đồng hoà giải được thông qua theo nguyên tắc đa số và là quyết định cuối cùng, phải được các Bên liên doanh chấp hành;
- Đề nghị Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư làm trọng tài hoà giải; trong trường hợp này, quyết định của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư là cuối cùng;
- Giải thể Xí nghiệp liên doanh.
- Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc Xí nghiệp liên doanh quản lý và điều hành công việc hàng ngày của Xí nghiệp liên doanh. Trong trường hợp Xí nghiệp liên doanh có nhiều Phó Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị chỉ định một Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất phải là người của Bên Việt Nam và là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam. Trong trường hợp Xí nghiệp liên doanh có một Phó Tổng Giám đốc thì Phó Tổng Giám đốc có chức năng như Phó Tổng Giám đốc thứ nhất;
Hội đồng quản trị phân định trách nhiệm và quyền hạn giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất. Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của Xí nghiệp liên doanh. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất trong điều hành công việc thì phải tuân thủ ý kiến của Tổng Giám đốc, nhưng Phó Tổng Giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến và đưa ra Hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại một phiên họp gần nhất, hoặc kiến nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập phiên họp bất thường.
1. Thời hạn hoạt động của Xí nghiệp liên doanh do các Bên liên doanh thoả thuận trong Hợp đồng liên doanh phù hợp với Điều 15 Luật đầu tư nước ngoài và được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y;
2. Thời gian hoạt động của Xí nghiệp liên doanh được tính từ ngày Xí nghiệp liên doanh được cấp Giấy phép đầu tư.
- Trong trường hợp các Bên liên doanh thoả thuận kéo dài thời hạn hoạt động quy định trong Giấy phép đầu tư thì ít nhất 6 tháng trước khi kết thúc thời hạn hoạt động, các Bên liên doanh phải làm đơn xin Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư xét và chuẩn y;
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thông báo quyết định cho các Bên liên doanh. Nếu được chuẩn y, các Bên liên doanh được tiếp tục hoạt động mà không phải đăng ký lại.
- Xí nghiệp liên doanh có thể kết thúc hoạt động và giải thể trước thời hạn quy định trong Giấy phép đầu tư trong những trường hợp sau:
1. Các Bên liên doanh không thực hiện được Hợp đồng do những nguyên nhân bất khả kháng;
2. Một Bên hoặc các Bên liên doanh không thực hiện nghĩa vụ ghi trong Hợp đồng liên doanh, do đó Xí nghiệp liên doanh không có điều kiện tiếp tục hoạt động;
3. Xí nghiệp liên doanh bị thua lỗ đến mức không còn khả năng tiếp tục hoạt động;
4. Những trường hợp khác quy định trong Hợp đồng liên doanh;
Bên liên doanh có lỗi mà Xí nghiệp liên doanh phải giải thể thì Bên đó phải bồi thường cho Bên kia hoặc các Bên kia mọi thiệt hại theo thoả thuận trong Hợp đồng và không trái với pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Việc giải thể Xí nghiệp liên doanh trước thời hạn do Hội đồng quản trị quyết định và trình Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y;
Trong trường hợp Xí nghiệp có hành động vi phạm pháp luật hoặc không phù hợp với mục đích và nhiệm vụ quy định trong Điều lệ Xí nghiệp, Giấy phép đầu tư, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có quyền giải thể Xí nghiệp liên doanh trước thời hạn.
1. Thời hạn thanh lý Xí nghiệp liên doanh không quá 6 tháng kể từ khi Xí nghiệp hết thời hạn hoạt động hoặc từ khi có quyết định giải thể Xí nghiệp trước thời hạn. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 1 năm;
2. ít nhất 6 tháng trước khi hết thời hạn hoạt động hoặc chậm nhất 1 tháng sau khi có quyết định giải thể Xí nghiệp liên doanh trước thời hạn, Hội đồng quản trị có trách nhiệm thành lập Ban thanh lý Xí nghiệp gồm ít nhất 3 thành viên, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thanh lý. Các thành viên Ban thanh lý có thể được chọn trong các nhân viên của Xí nghiệp liên doanh, hoặc các chuyên gia ngoài Xí nghiệp liên doanh;
3. Mọi chi phí về thanh lý Xí nghiệp liên doanh do Xí nghiệp liên doanh chịu và được ưu tiên thanh toán so với các trái vụ khác của Xí nghiệp liên doanh;
4. Các trái vụ khác của Xí nghiệp liên doanh được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:
- Lương và chi phí bảo hiểm lao động mà Xí nghiệp còn nợ người lao động;
- Các khoản thuế và có tính chất thuế Xí nghiệp phải nộp cho Nhà nước Việt Nam;
- Các khoản vay (kể cả lãi);
- Các trái vụ khác của Xí nghiệp.
- Trong trường hợp Ban thanh lý không được thành lập theo thời hạn quy định tại Điều 39 của Nghị định này, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư quyết định thành lập Ban Thanh lý để thực hiện nhiệm vụ thanh lý Xí nghiệp. Nếu cần thiết, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có thể yêu cầu một Công ty kiểm toán hỗ trợ Ban thanh lý. Chi phí hoạt động thanh lý do Xí nghiệp liên doanh chịu.
- Ban thanh lý Xí nghiệp liên doanh có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư ngày thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của mình, chịu trách nhiệm trước Toà án và các cơ quan Nhà nước trong mọi hành vi liên quan đến việc thanh lý;
Chậm nhất là 2 tháng sau khi kết thúc thanh lý, Ban thanh lý có trách nhiệm nộp Giấy phép đầu tư, con dấu và báo cáo thanh lý cho Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.
- Trong trường hợp có tranh chấp giữa các Bên liên doanh về việc thanh lý, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư vẫn quyết định chấm dứt hoạt động của Ban thanh lý nếu đã hết thời hạn thanh lý ghi tại Điều 39 Nghị định này. Các vấn đề tranh chấp sẽ được xử lý theo quy định của Điều 100 Nghị định này;
Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư ra quyết định thu hồi giấy phép đầu tư và thông báo quyết định đó cho các cơ quan hữu quan.
- Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư xác định những cơ sở kinh tế quan trọng và hướng dẫn chủ đầu tư nước ngoài thể hiện trong đơn xin đầu tư về việc cho doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thoả thuận, được mua lại một phần vốn của Xí nghiệp và chuyển thành Xí nghiệp liên doanh. Đơn xin đầu tư xác định rõ nguyên tắc, tỷ lệ và thời gian chuyển nhượng;
Vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của Xí nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này có thể thấp hơn 30% nhưng phải được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chấp thuận;
Trong quá trình hoạt động, Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài không được giảm vốn pháp định. Việc tăng vốn pháp định, vốn đầu tư do Xí nghiệp quyết định và phải được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y.
- Điều lệ Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài phải có những nội dung chính sau:
1. Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của chủ đầu tư nước ngoài;
2. Tên, địa chỉ, hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp;
3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tiến độ góp vốn và xây dựng;
4. Người đại diện cho Xí nghiệp trước Toà án, tổ chức Trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam;
5. Các nguyên tắc về tài chính, chế độ kế toán và thống kê; bảo hiểm tài sản Xí nghiệp;
6. Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể Xí nghiệp;
7. Quan hệ lao động trong Xí nghiệp;
8. Kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân;
9. Thủ tục sửa đổi Điều lệ Xí nghiệp.
- Việc cấp giấy phép đầu tư cho Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được tiến hành theo trình tự và thủ tục quy định như đối với Xí nghiệp liên doanh tại Điều 23, Chương III Nghị định này.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài phải đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương theo nội dung đã được quy định trong Giấy phép đầu tư, gồm:
- Tên, địa chỉ của chủ đầu tư nước ngoài;
- Tên, địa chỉ, hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp;
- Vốn đầu tư, vốn pháp định của Xí nghiệp;
- Người đại diện cho Xí nghiệp trước Toà án, cơ quan Trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam;
- Ngày cấp Giấy phép đầu tư và thời hạn hoạt động của Xí nghiệp.
1. Việc thanh lý Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài do Xí nghiệp quyết định. Thời gian thanh lý Xí nghiệp không quá 6 tháng kể từ khi Xí nghiệp hết thời hạn hoạt động hoặc từ khi có quyết định giải thể Xí nghiệp trước thời hạn. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 1 năm;
2. Mọi kinh phí về thanh lý Xí nghiệp do Xí nghiệp chịu và được ưu tiên thanh toán so với các trái vụ khác;
3. Các trái vụ khác được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:
- Lương và chi phí bảo hiểm lao động mà Xí nghiệp còn nợ người lao động;
- Các khoản thuế và có tính chất thuế phải nộp cho Nhà nước Việt Nam;
- Các khoản vay (kể cả lãi);
- Các trái vụ khác;
4. Chậm nhất là 2 tháng sau khi kết thúc thanh lý, Xí nghiệp có trách nhiệm nộp Giấy phép đầu tư, con dấu và báo cáo thanh lý cho Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư.
- Những quy định về Khu chế xuất, Xí nghiệp chế xuất trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 23 tháng 12 năm 1992 được hướng dẫn tại Quy chế riêng của Chính phủ;
Chính phủ Việt Nam khuyến khích thành lập Công ty liên doanh giữa Bên (hoặc các Bên) Việt Nam với Bên (hoặc các Bên) nước ngoài để xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng của Khu chế xuất.
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ tầng như cầu, đường, sân bay, bến cảng, nhà máy điện... tại Việt Nam;
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài hoặc bằng vốn nước ngoài cộng với vốn của Chính phủ Việt Nam và/hoặc của tổ chức, cá nhân Việt Nam;
Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý; sau đó có nhiệm vụ giao công trình cho Nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ một khoản tiền nào.
- Việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam dưới dạng góp vốn do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư xem xét, quyết định trong quá trình thẩm định dự án đầu tư sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Công nghệ chuyển giao dưới dạng chi trả theo kỳ vụ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải theo thủ tục, trình tự quy định trong Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam.
1. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để xây dựng cơ bản thành Xí nghiệp, được làm đơn xin nhập khẩu một lần hoặc nhiều lần;
2. Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu... nhập khẩu để phục vụ kinh doanh được làm thủ tục nhập khẩu một lần cho từng năm theo đề nghị của các Bên hợp doanh và Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
3. Trong trường hợp cần thiết, danh mục nhập khẩu có thể được duyệt bổ sung hoặc điều chỉnh;
4. Trong điều kiện thương mại như nhau, các Bên hợp doanh, Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ưu tiên mua ở Việt Nam thay vì nhập khẩu các thiết bị, vật tư trên;
5. Trên cơ sở Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép kinh doanh do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp và các Quy định nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều này, Bộ Thương mại quyết định việc cấp Giấy phép nhập khẩu.
- Quan hệ lao động trong xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bằng Pháp lệnh Hợp đồng lao động ngày 10 tháng 9 năm 1990 và quy chế lao động đối với Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 233-HĐBT ngày 22 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính là Chính phủ).
- Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp doanh nộp thuế lợi tức với lợi suất 25% lợi nhuận thu được, trừ những trường hợp khuyến khích đầu tư nêu ở Điều 67 của Nghị định này;
Đối với ngành khai thác dầu khí và một số tài nguyên quý hiếm, thuế suất, thuế lợi tức cao hơn 25% lợi nhuận thu được căn cứ vào tính chất và nội dung của từng dự án.
- Thuế suất lợi tức trong các trường hợp khuyến khích đầu tư được áp dụng như sau:
1. 20% đối với các dự án có hai trong các tiêu chuẩn sau:
- Sử dụng từ 500 lao động trở lên;
- Sử dụng công nghệ tiên tiến;
- Xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm;
- Vốn pháp định hoặc vốn đóng góp để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh có ít nhất 10 triệu đô-la Mỹ.
2. 15% đối với các dự án:
- Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng;
- Khai thác tài nguyên (trừ dầu khí và các tài nguyên quý hiếm);
- Công nghiệp nặng: luyện kim, hoá chất cơ bản, cơ khí chế tạo, xi măng...;
- Trồng cây công nghiệp lâu năm;
- Đầu tư vào miền núi và các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khó khăn (kể cả dự án khách sạn; trừ các dự án khai thác khoáng sản quý hiếm);
- Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động (kể cả dự án khách sạn).
3. 10% đối với các Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng tại miền núi và các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khó khăn;
- Trồng rừng;
- Các dự án đặc biệt quan trọng.
- Các thuế suất nêu tại Điều 67 không áp dụng đối với các dự án khách sạn (trừ trường hợp đầu tư vào miền núi và các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khó khăn hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động), các dự án ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ kế toán, kiểm toán, thương mại.
- Việc miễn, giảm thuế lợi tức đối với các Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng như sau:
1. Các dự án quy định tại Điều 66 Nghị định này có thể được xét miễn thuế lợi tức 1 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong thời gian tối đa 2 năm tiếp theo.
2. Các dự án ghi tại điểm 1 Điều 67 có thể được xét miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong thời gian tối đa 3 năm tiếp theo;
3. Các dự án ghi tại điểm 2 trong Điều 67 được miễn thuế lợi tức trong thời gian 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
4. Các dự án ghi tại điểm 3 Điều 67 được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo;
5. Các dự án khách sạn (trừ trường hợp đầu tư vào miền núi và các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khó khăn hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động), các dự án ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dịch kế toán, kiểm toán và thương mại không áp dụng quy định miễn, giảm thuế lợi tức nêu tại Điều này.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo thuế suất dưới đây:
1. 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn pháp định hoặc góp vốn để hợp doanh từ 10 triệu đô-la Mỹ trở lên.
2. 7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn pháp định hoặc góp vốn để hợp doanh từ 5 triệu đô-la Mỹ trở lên.
3. 10% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài đối với các trường hợp không ghi ở điểm 1 và 2 Điều này.
- Căn cứ vào tính chất, nội dung của từng dự án, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư quyết định thuế suất cụ thể, thời hạn áp dụng thuế suất và các trường hợp miễn, giảm thuế theo các Quy định tại Điều 66, 67, 69, 70 Nghị định này sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện dự án, nếu Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp doanh không đạt được các điều kiện, tiêu chuẩn khuyến khích thì Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư sẽ quyết định điều chỉnh lại mức thuế cũng như việc miễn, giảm thuế quy định tại Giấy phép.
- Năm tính thuế đối với Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên hợp doanh nước ngoài bắt đầu ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh có thể đề nghị Bộ Tài chính cho áp dụng năm tài chính 12 tháng của mình để tính và nộp thuế lợi tức.
- Lợi tức chịu thuế của Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là số chênh lệch giữa tổng các khoản thu với tổng các khoản chi cộng với các khoản lợi tức phụ khác của Xí nghiệp trong năm tính thuế. Lợi tức chịu thuế gồm lợi tức chịu thuế của cơ sở chính cộng với lợi tức chịu thuế của cơ sở phụ (nếu có) của Xí nghiệp;
1. Các khoản thu gồm thu do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác của Xí nghiệp;
2. Các khoản chi gồm:
- Chi về nguyên vật liệu và năng lượng để sản xuất sản phẩm chính, sản phẩm phụ hoặc để cung ứng dịch vụ;
- Tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho người lao động;
- Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh;
- Chi để mua hoặc trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, công nghệ và dịch vụ kỹ thuật;
- Chi phí quản lý Xí nghiệp;
- Các khoản thuế hoặc mang tính chất thuế;
- Trả lãi tiền vay;
- Các khoản chi tiêu liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ;
- Các khoản tiền lập quỹ bảo hiểm xã hội;
- Các khoản tiền bảo hiểm tài sản của Xí nghiệp;
- Các khoản lỗ các năm trước;
- Các chi phí khác nhưng không quá 5% tổng chi phí;
- Cơ quan thuế có quyền xem xét tính hợp lý của các khoản thu, chi.
- Đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh, phương pháp xác định kết quả kinh doanh do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư quyết định, phù hợp với loại hình hợp tác và theo đề nghị của các Bên hợp doanh;
Đối với Hợp đồng chia sản phẩm, thuế lợi tức và các quyền lợi khác của Bên Việt Nam (gồm giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thuế tài nguyên, v.v...) có thể được tính gộp vào phần chia sản phẩm cho Bên Việt Nam.
- Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được miễn thuế nhập khẩu trong những trường hợp sau:
1. Thiết bị, máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện vận tải) và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành Xí nghiệp, hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
2. Nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và các vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với những hàng hoá này, khi nhập khẩu vào Việt Nam phải tạm nộp thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm;
3. Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật... do Bên nước ngoài dùng để góp vốn pháp định của Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc dùng làm vốn ban đầu để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao Công nghệ;
4. Hàng hoá ghi ở điểm 1, 2 Điều này, nếu nhượng bán tại thị trường Việt Nam thì phải được phép của Bộ Thương mại, phải nộp thuế nhập khẩu, thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Trong trường hợp tài nguyên, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển không đưa vào phần góp vốn của Bên Việt Nam theo quy định của Điều 7 Luật đầu tư nước ngoài, Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên hợp doanh phải nộp thuế tài nguyên, tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển;
Bộ Tài chính quy định cụ thể tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển.
- Các khoản vốn, thu nhập bằng tiền nước ngoài và bằng tiền Việt Nam của Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải gửi vào tài khoản của Xí nghiệp mở tại Ngân hàng Việt Nam, hoặc tại Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài, hoặc tại chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đặt ở Việt Nam. Việc thực hiện mọi khoản thu chi của Xí nghiệp phải thông qua các tài khoản này. Bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể mở tài khoản theo quy định trên đây. Trong trường hợp đặc biệt, nếu Bên cho vay bắt buộc Bên vay phải mở tài khoản vốn vay tại Ngân hàng ở nước ngoài và nếu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận thì Xí nghiệp được mở tài khoản vốn vay tại Ngân hàng ở nước ngoài.
- Trừ những trường hợp cá biệt như sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, các nguồn thu bằng tiền nước ngoài từ xuất khẩu và các nguồn thu hợp pháp khác ít nhất phải đáp ứng được các khoản chi bằng tiền nước ngoài của Xí nghiệp, kể cả lợi nhuận của Chủ đầu tư nước ngoài chuyển ra nước ngoài;
Đối với những trường hợp cá biệt nói ở Điều này, việc cân đối các nguồn thu chi bằng tiền nước ngoài do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư xem xét và quyết định trên cơ sở ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương mại và đề nghị của Xí nghiệp, bằng các giải pháp sau:
1. Chuyển đổi tiền Việt Nam thành tiền nước ngoài;
2. Thanh toán bằng hàng hoá có giá trị tương ứng.
- Tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vào ViệtNam được chuyển ra nước ngoài:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
- Thu nhập do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ;
- Tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động;
- Vốn đầu tư;
- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình;
Việc chuyển tiền trích từ khấu hao tài sản cố định trong vốn đầu tư chỉ được thực hiện sau khi đã góp đủ vốn pháp định. Số tiền được rút tương ứng với quỹ khấu hao được lập phù hợp với tỷ lệ khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính quy định;
Việc chuyển các khoản tiền được quy định tại Điều này chỉ được thực hiện sau khi đã nộp đủ các khoản thuế phải nộp và phải đảm bảo số vốn còn lại của Xí nghiệp không ít hơn số vốn pháp định quy định tại Giấy phép đầu tư.
2. Khi kết thúc và giải thể Xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài vốn đầu tư và vốn tái đầu tư vào Xí nghiệp sau khi đã thanh toán mọi khoản nợ;
3. Trong trường hợp số tiền xin chuyển ra nước ngoài theo điểm 2 Điều này cao hơn số vốn ban đầu (gốc) và vốn tái đầu tư, thì số tiền chênh lệch đó chỉ được chuyển ra nước ngoài khi Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y.
- Việc chuyển đổi tiền nước ngoài sang tiền Việt Nam và ngược lại nhằm mục đích đầu tư, chuyển tiền, chuyển vốn và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, được thực hiện theo tỷ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển đổi và theo Điều lệ Quản lý ngoại hối của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng chế độ kế toán, thống kê quy định tại Pháp lệnh về kế toán thống kê ngày 10 tháng 5 năm 1988;
2. Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện chế độ kế toán và thống kê theo những quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến được Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê chấp thuận và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và thống kê Việt Nam;
3. Bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh ghi chép kế toán theo nội dung phù hợp với từng loại hình hợp tác kinh doanh.
1. Đơn vị đo lường dùng trong kế toán và thống kê là đơn vị đo lường chính thức ở Việt Nam. Các đơn vị đo lường khác phải được quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức ở Việt Nam;
2. Đơn vị tiền tệ là Đồng Việt Nam, nhưng cũng có thể là một đơn vị tiền tệ nước ngoài do Xí nghiệp đề nghị và được Bộ tài chính chấp thuận;
3. Việc ghi chép kế toán, thống kê được thực hiện bằng tiếng Việt Nam hoặc bằng tiếng Việt Nam và một tiếng nước ngoài thông dụng được cơ quan tài chính và thống kê Việt Nam chấp thuận và phải được ghi trong Điều lệ của Xí nghiệp.
- Báo cáo kế toán của Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải gửi cho Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư và cơ quan thuế thuộc Bộ Tài chính trong vòng 3 tháng, kể từ ngày khoá sổ năm tài chính của Xí nghiệp;
Báo cáo kế toán phải được công ty kiểm toán xác nhận trước khi gửi các cơ quan trên;
Công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác, khách quan các kết quả kiểm tra.
- Người nước ngoài đang tham gia thực hiện một dự án đầu tư (kể cả những người nước ngoài giúp việc) được cấp thị thực nhập cảnh có giá trị nhiều lần trong thời hạn 1 năm và có thể gia hạn từng năm một, phù hợp với thời hạn của Hợp đồng, có tính đến thời gian cần thiết cho các hoạt động liên quan đến việc giải thể Xí nghiệp hoặc kết thúc Hợp đồng.
1. Thị thực nhập cảnh được cấp tại cơ quan đại diện ngoại giao hay cơ quan lãnh sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, chậm nhất 5 ngày sau khi đương sự làm thủ tục xin cấp thị thực;
2. Trong trường hợp người nước ngoài là công dân các nước mà Chính phủ các nước đó đã ký kết với Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về miễn trừ thị thực nhập cảnh, xuất cảnh thì áp dụng theo thoả thuận đã ký;
3. Trong trường hợp khẩn cấp để xử lý những tình huống mà không thể lường trước, người nước ngoài được cấp thị thực nhập cảnh tại cửa khẩu theo quy định hiện hành.
- Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết đối với bưu điện Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại các Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được:
- Sử dụng các loại nghiệp vụ bưu chính và viễn thông của bưu điện Việt Nam;
- Tổ chức hệ thống thông tin riêng để điều hành kinh doanh trong nội bộ Xí nghiệp.
- Chính phủ Việt Nam bảo đảm đối đãi công bằng và thoả đáng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký với Chính phủ các nước Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư thì theo quy định của Hiệp định đó;
Trong trường hợp nếu những thay đổi của pháp luật Việt Nam làm thiệt hại đến lợi ích của tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam quy định trong Giấy phép đầu tư và Giấy phép kinh doanh thì Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có biện pháp giải quyết thoả đáng để đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư bằng cách thoả thuận với họ theo hướng:
1. Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án;
2. Giảm, miễn thuế trong khuôn khổ pháp luật;
3. Thiệt hại của chủ đầu tư được coi là khoản lỗ và được giải quyết theo quy định tại điểm 2 Điều 27 của Luật đầu tư nước ngoài;
4. Được tiếp tục hoạt động theo quy định của Giấy phép đầu tư đã cấp trong một số trường hợp nếu xét thấy việc cho phép dự án tiếp tục hoạt động không ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia.
- Các tranh chấp giữa các Bên tham gia Xí nghiệp liên doanh và Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các Bên;
Trong trường hợp không hoà giải được với nhau, các Bên tranh chấp có thể lựa chọn trên cơ sở thoả thuận một trong các hình thức trọng tài sau:
- Trọng tài Việt Nam hoặc Trọng tài một nước thứ ba, hoặc trọng tài quốc tế;
- Một Hội đồng Trọng tài do các Bên thoả thuận thành lập.
- Các tranh chấp giữa Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh với các cơ quan Nhà nước Việt Nam được giải quyết thông qua biện pháp hoà giải. Trong trường hợp không hoà giải được với nhau, các Bên tranh chấp trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng các Bộ Thương mại, Ngoại giao, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nội vụ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý ruộng đất, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình có trách nhiệm ban hành những thông tư hướng dẫn việc thi hành Nghị định và sửa đổi, bổ sung những văn bản đã ban hành cho phù hợp với Nghị định này, chậm nhất trong vòng 45 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 18-CP |
Hanoi, April, 16, 1993 |
PROVIDING REGULATIONS ON FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated 30 September 1992;
Pursuant to the Law on foreign Investment in Vietnam dated 29 December 1992, the Law on Amendment of and Addition to a Number of Articles of the Law on foreign Investment in Vietnam dated 30 June 1990, and the Law on Amendment of and Addition to a Number of Articles of the Law on foreign Investment in Vietnam dated 23 December 1992 (hereinafter referred to as the foreign Investment Law);
On the proposal of the Minister-Chairman of the State Committee for Co-operation and Investment;
DECREES:
This Decree makes specific regulations on the forms of direct investment by foreigners. forms of indirect investment such as the provision of international credits and international aid are not subject to this Decree.
For the purpose of this Decree, the following terms shall have the meanings ascribed to them there under:
1. Prescribed capital of an enterprise with foreign owned capital means the initial capital which is stipulated in the Charter of an enterprise. Loan capital is not included in the prescribed capital of an enterprise.
2. Invested capital means the capital to be employed in carrying out an investment project, including prescribed capital and loan capital.
The following are subject to the foreign Investment Law:
1. Vietnamese enterprises of any economic sector, including:
- State-owned enterprises;
- Co-operatives;
- Enterprises established in accordance with the Law on Companies;
- Private enterprises established in accordance with the Law on Private Enterprises.
2. Foreign legal entities which, and individuals who make direct investment in Vietnam.
3. Enterprises with foreign owned capital.
4. State bodies who are parties to build-operate-transfer contracts.
5. Overseas Vietnamese who make direct investment in Vietnam or jointly contribute capital with one or more Vietnamese economic organizations for the purpose of investment co-operation with a foreign party. In both of the above instances, they shall enjoy favorable conditions which shall be the subject of separate provisions.
1. Enterprises established in accordance with the Law on Companies and the Law on Private Enterprises may independently enter into business co-operation contracts with foreign organizations and individuals in every sector of the national economy except those in which investment is prohibited by the law and regulations of Vietnam.
2. In relation to investment areas for which, according to the provisions of the Law on Companies and the Law on Private Enterprises permission of the Prime Minister of the Government must be obtained before the investment takes place, any business c o-operation with a foreign party must also be carried out in accordance with those provisions.
1. All foreign organizations which and individuals who invest in Vietnam shall observe the procedure set out in this Decree.
2. The allocation of land for business purposes under the foreign Investment Law shall comply with the provisions of the laws relating to land.
3. All construction projects shall comply with the regulations on Management of Capital Construction. During the construction phase, where it is proposed to use foreign standards and technology, the agreement of the Ministry of Construction shall first be obtained.
4. Official fees for considering an application for a business or investment license and a certificate of registration of charter of an enterprise shall be paid once in full at the time the application is filed.
The parties shall agree which of them shall bear the fees payable in relation to a business co-operation contract or joint venture enterprise.
The State body of the Government of the Socialist Republic of Vietnam, which is stated in Chapter V of the Investment Law to be in charge of foreign investment, is the State Committee for Co-operation and Investment.
Documents submitted to the State Committee for Co-operation and Investment shall be in Vietnamese and a widely-used foreign language. Both the Vietnamese and foreign language versions shall be equally valid.
BUSINESS CO-OPERATION CONTRACT
1. A business co-operation contract is a document signed by two or more parties (hereinafter called the contracting parties) with the object of conducting jointly one or more business operations in Vietnam, on the basis of mutual allocation of responsibilities and sharing of profits or losses, without creating a legal entity.
Commercial contracts and economic contracts for the mere exchange of goods such as delivery of raw materials in return for finished products, or purchase of equipment in return for products in the future, are beyond the scope of this Decree.
2. The parties to a business co-operation contract shall agree upon its duration having taken into account the nature and objectives of the business and obtain the approval of the State Committee for Co-operation and Investment.
3. A business co-operation contract shall be signed by duly authorized representatives of the contracting parties.
An application for the issue of a business license shall be signed by the contracting parties and submitted to the State Committee for Co-operation and Investment with the following documents:
1. A business co-operation contract.
2. All necessary information which relates to the contracting parties, such as details of their financial standing, the charter in the case of a company and details of legal capacity in the case of individuals.
3. The economic-technical statement of the contract.
A business co-operation contract shall contain the following principal matters:
1. The nationalities, addresses, and the names of the duly authorized representatives, of the contracting parties.
2. A description of the intended business activities.
3. A list of the main equipment and materials, their quantity and quality; the specification, quantity and quality of the products of the business; the proportion of products to be sold in the domestic and international markets; and the proportion of revenue to be received in foreign currency and in Vietnamese currency.
In the case of production of import substitutes, the method of payment shall be clearly stated.
4. The rights and obligations of the contracting parties, the method of determination and distribution of profits or losses of the business, and the conditions for assignment by the parties of their rights and obligations under the contract.
5. The duration of the contract and the responsibilities of the parties in performance, amendment and termination of the contract.
6. The procedure for the resolution of disputes between the contracting parties.
7. The effectiveness of the contract.
1. The State Committee for Co-operation and Investment shall, within three months from the date of receipt of an application for a business license, notify its decision to the contracting parties.
2. In the event that the State Committee for Co-operation and Investment requires the contracting parties to submit additional documentation or to amend some of the provisions of the contract, it shall send a request to them within one month from the date of receipt of the application.
In the event that the contracting parties do not reply in writing within forty-five (45) days from the date of receipt of the request from the State Committee for Co-operation and Investment, the application for issue of the business license shall be deem ed invalid.
In the event that a reply does not satisfy the request of the State Committee for Co-operation and Investment then the time for consideration and notification of approval as stated in clause 1 of this article shall be suspended until the reply is adequate .
3. In the event that an application for issue of the business license is approved, the State Committee for Co-operation and Investment shall issue a business license to the contracting parties. Copies of the business license shall be sent to the relevant State administrative authorities.
A business co-operation contract shall not be effective until a business license is issued by the State Committee for Co-operation and Investment. The contracting parties shall, within thirty (30) days after the date of issue of the business license, cau se to be published in a central or local newspaper the following principal details of the business license:
- The names, addresses and representatives of the contracting parties;
- A description of the business activities;
- The representatives of the contracting parties to appear before Vietnamese courts and State authorities;
- The duration of the business co-operation contract and the date of issue of the business license.
Each contracting party shall have the right to assign its share of the invested capital, provided that priority is given to the other contracting parties. Where the parties fail to agree on terms for assignment, the intending assignor shall have the right to assign to a third party. The terms of the assignment offered to the third party shall not be more favorable than the terms offered to the other contracting parties.
An assignee shall submit to the State Committee for Co-operation and Investment the contract of assignment and attach documents which relate to its legal capacity, financial standing, and authorized representative.
In the event that the value of the assignment is higher than the initial value, an assignor shall be liable to pay tax in accordance with the law of Vietnam.
An assignment must have the unanimous approval of the other contracting parties and shall be effective as of the date that it is approved by the State Committee for Co-operation and Investment.
In the event that the contracting parties agree to extend the duration of the contract, they shall file an application for approval with the State Committee for Co-operation and Investment no later than six months prior to the expire of the contract. The State Committee for Co-operation and Investment shall notify its decision to the contracting parties within fifteen (15) days after the date of receipt of the application.
1. A business co-operation contract may be terminated prior to its expire if the conditions for its termination as specified in the contract are satisfied.
2. After the contract expires, its relevant clauses concerning the resolution of disputes and rights of action shall remain valid for the period otherwise provided by law, or in the event that there is no law, for the period agreed upon by the contracting parties.
3. The State Committee for Co-operation and Investment shall have the right to withdraw a business license prior to its expire if the business activities of the parties breach the law or do not conform with the objectives and provisions stated in the business license.
The contracting parties shall submit a report on the results of the performance of the contract in accordance with the regulations enacted by the State Committee for Co-operation and Investment.
Article 17
Each contracting party shall:
1. Ensure full payment is made of all taxes due: foreign parties must pay tax in accordance with the provisions of the foreign Investment Law; and the Vietnamese parties must pay tax in accordance with the taxation laws applicable to domestic businesses.
2. Be responsible for its activities before the law of the Socialist Republic of Vietnam.
1. Contracting parties must carry out the liquidation of a contractual business co-operation in accordance with the provisions stipulated in the contract. The duration of the liquidation process shall not exceed six months after the decision to terminate the contract is made or after the expiration of the contract. When necessary, this period may be extended provided that the total period shall not exceed one year. 2. All expenses incurred in the process of liquidation shall be met by the contracting parties, and payment of these expenses shall take priority over payment of all other liabilities.
3. All other liabilities shall be paid in accordance with the following order of priorities:
- Salaries and labour insurance premiums due by the joint venture enterprise to or in respect of its employees;
- Taxes and imposts in the nature of tax which the contracting parties are liable to pay to the State of Vietnam;
- Loans (including interest);
- Other liabilities.
1. A joint venture enterprise may be established in Vietnam on the basis of a joint venture contract signed by one or more Vietnamese parties and one or more foreign parties, or between a joint venture enterprise and one or more foreign parties (hereinafter referred to as joint venture parties) for the purpose of carrying out business activities in Vietnam.
In special cases, a joint venture enterprise may be established on the basis of treaties signed between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of a foreign country.
2. A joint venture enterprise shall be established as a limited liability company and shall have the status of a Vietnamese legal person; the liability of each joint venture party to the other parties, to the joint venture enterprise, and to third parties shall be limited to its contribution to the prescribed capital.
3. A joint venture enterprise shall operate on the principle of financial autonomy, on the basis of the joint venture contract, the charter of the joint venture enterprise, and in conformity with the investment license and the law of the Socialist Re public of Vietnam.
4. A joint venture enterprise shall be established formally when the State Committee for Co-operation and Investment issues an investment license and a certificate of registration of the charter of the enterprise.
The application for the investment license signed by the joint venture parties shall be submitted to the State Committee for Co-operation and Investment together with the following documents:
1. The joint venture contract.
2. The charter of the joint venture enterprise.
3. Relevant information relating to the legal capacity, and financial standing of the joint venture parties.
4. A feasibility study.
A joint venture contract shall contain the following principal matters:
1. The nationalities, addresses, and authorized representatives of the joint venture parties.
2. The name, address and business activities of the joint venture enterprise.
3. The invested capital, the prescribed capital, the proportion of capital contribution to be made by each party, the form and timing of the making of capital contributions, the timetable for construction of the enterprise and the conditions and procedure for assignment of the invested capital.
4. A description of the main equipment and materials required for the establishment of the joint venture enterprise; the products of the business and the markets in which they will be sold; the proportion of the revenue to be received in Vietnamese currency and in foreign currency. In the case of production of import substitutes, the method of payment shall be clearly stated.
5. The duration of the joint venture enterprise, and events which may give rise to termination and dissolution.
6. The resolution of disputes between the joint venture parties; the arbitration procedures and law to be applied in case of a dispute.
7. The responsibilities of each party in the performance of the joint venture contract.
8. The effectiveness of the contract.
The charter of the joint venture enterprise shall include the following principal matters:
1. The nationalities, addresses, and authorized representatives of the joint venture parties.
2. The name, address and business activities of the joint venture enterprise.
3. The invested capital, the prescribed capital, the proportion of contribution to the prescribed capital to be made by each party, and timing of the making of capital contributions.
4. The number of members, composition, rights and obligations and duration of the board of management of office of the members of the board of management, and of the general director and deputy directors of the joint venture enterprise.
5. The representatives of the joint venture enterprise before the law courts, arbitration and State bodies of Vietnam.
6. The principles governing financial management, standards of accounting and statistics systems, and the insurance of assets of the joint venture enterprise.
7. The ratio for distribution of profits and losses by the joint venture parties.
8. The duration of the enterprise, and its termination and dissolution.
9. Labour relations in the joint venture enterprise.
10. Training plans for executives, technical and business persons and employees.
11. The procedure for amending the charter of the joint venture enterprise.
1. The State Committee for Co-operation and Investment shall, within three months from the date of receipt of an application for an investment license, notify the joint venture parties of its decision.
2. In the event that the State Committee for Co-operation and Investment requires the joint venture parties to submit additional documents or to amend certain articles in the contract, the charter, or the feasibility study, it shall send a request to them within one month from the date of receipt of the application for an investment license.
In the event that the joint venture parties do not reply in writing within forty-five (45) days of receipt of the request from the State Committee for Co-operation and Investment, the application for the investment license shall be deemed invalid. In the event that a reply does not satisfy the request made by the State Committee for Co-operation and Investment then, the time for consideration and approval as stated in clause 1 of this article shall be suspended until the reply is adequate.
3. In the event that the application for issue of an investment license is approved, the State Committee for Co-operation and Investment shall issue an investment license and certificate of registration of the charter of the joint venture enterprise. Copies of the investment license shall be sent to the relevant State administrative bodies.
The joint venture contract shall become effective and the joint venture enterprise shall become a legal entity from the date of the issue by the State Committee for Co-operation and Investment of the investment license and certificate of registration of t he charter of the joint venture enterprise.
The joint venture enterprise shall, within thirty (30) days from the date of the issue of the investment license, cause to be published in a central or local newspaper, the details stated in the investment license including:
1. The full names, addresses, and representatives of the joint venture parties.
2. The name and address of the joint venture enterprise and its business activities.
3. The invested capital, the prescribed capital, and the proportion of the prescribed capital to be contributed by each joint venture party.
4. The representatives of the joint venture enterprise before the law courts, arbitration and State bodies of Vietnam.
5. The proposed duration of the joint venture enterprise and the date of the issue of the investment license.
Any amendment to the joint venture contract or the charter of the joint venture enterprise agreed upon by the joint venture parties shall not take effect until it is approved by the State Committee for Co-operation and Investment.
The joint venture parties shall make their contributions to the prescribed capital of the joint venture enterprise in accordance with the provisions of articles 7 and 8 of the foreign Investment Law. Vietnamese parties shall contribute wholly owned capital or other capital resources of domestic enterprises and individuals in order to ensure that they contribute reasonable proportions of the prescribed capital of joint venture enterprises.
When necessary, Vietnamese parties may make their contributions in the form of natural resources and the value of the legal right to use land, water surface and sea surface, provided that it is legally permitted by competent State bodies of Vietnam.
An existing joint venture enterprise which is a party to a new joint venture enterprise has the power to determine the form of capital contribution to the prescribed capital of the new joint venture enterprise, provided that in doing so, it does not reduce its own prescribed capital.
The value of the capital contribution of each party shall be agreed by the parties, based on international market prices at the time the contribution is made.
The State Committee for Co-operation and Investment shall have the power to review such agreement and to require the enterprise and the joint venture parties to reassess the attributed values of the prescribed capital. When necessary, the State Committee for Co-operation and Investment shall have the power to designate a specialized organization to fulfill this requirement. Where an error which is due to the fault of the enterprise or the joint venture parties is discovered, the costs of reassessment sh all be borne by the enterprise or the joint venture parties.
The prescribed capital shall constitute at least thirty (30) per cent of the invested capital of the joint venture enterprise. In special cases, however, this proportion may be less than thirty (30) per cent, provided that approval has been granted by th e State Committee for Co-operation and Investment.
The proportion of capital contributions of one or more foreign parties shall be agreed by the parties, provided that it shall be no less than thirty (30) per cent of prescribed capital of the joint venture enterprise.
In relation to those investment projects which are determined by the State Committee for Co-operation and Investment as having economic significance, the joint venture parties are permitted, when entering into a joint venture contract, to agree upon the timing of and the rate at which the Vietnamese party shall increase the proportion of its capital contribution to the prescribed capital of the joint venture enterprise.
Contributions made by the joint venture parties to the prescribed capital may be effected either once in full at the time of establishment of the joint venture enterprise or by installments over a reasonable period agreed by the parties.
The form and timetable for the making of contributions to the prescribed capital shall be stipulated in the joint venture contract, and shall be consistent with the economic-technical feasibility study.
In the event that the joint venture parties fail, without reasonable cause, to comply with the timing for making contributions to the prescribed capital the State Committee for Co-operation and Investment has the power to withdraw their investment license .
A joint venture enterprise is prohibited from reducing prescribed capital during its period of operation. Any increase in the invested capital, and in the prescribed capital, and any change to the proportion of capital contribution in the prescribed capital decided by the board of management of the joint venture enterprise shall be approved by the State Committee for Co-operation and Investment.
Each of the joint venture parties shall be entitled to assign its capital contribution in a joint venture enterprise and, in doing so, shall give priority to the other parties to the joint venture enterprise. Where the joint venture parties fail to agree on terms and conditions for assignment, the intending assignor shall have the right to assign its invested capital to a third party, provided that the terms and conditions of such assignment shall not be more favorable than those offered to the other joint venture parties.
The assignee shall submit to the State Committee for Co-operation and Investment the contract of assignment and attach any documents which relate to its legal capacity, financial standing and authorized representative.
In the event that value of the assignment is higher than the initial value, the assignor shall pay tax in accordance with the law of Vietnam.
Any such assignment shall not be effective until it is unanimously agreed upon by the board of management of the joint venture enterprise and approved by the State Committee for Co-operation and Investment.
1. The highest body in charge of the joint venture enterprise shall be its board of management.
2. The appointment of members of the board of management, the proportion of such members which each party may appoint, the total number of such members and appointment of the board chairman, the general director and deputy general directors shall be determined in accordance with article 12 of the foreign Investment Law. The chairman of the board of management may concurrently hold the post of general director of the joint venture enterprise.
3. The term of office of the members of the board of management shall be agreed by the joint venture parties but shall not exceed five years.
4. Where a joint venture enterprise and a foreign party are parties to a new joint venture enterprise, each of them shall appoint at least two members to the board of management; where there are multiple parties to a new joint venture enterprise consisting of an existing joint venture enterprise and a number of foreign parties, the existing joint venture enterprise shall appoint at least two members to the board of management.
1. The board of management shall meet at least once a year.
Meetings of the board of management shall be convened at the request of the board chairman or two thirds of its members. The general directors or the deputy general directors shall have the right to recommend that the board chairman convene a meeting of the board of management.
2. Any meeting of the board of management shall require the attendance of at least two thirds of its members who represent the joint venture parties.
A member of the board of management may appoint, by lawfully signed written instrument, a proxy to attend meetings and vote on that member's behalf on the matters in respect of which the proxy is authorized to vote.
1. The board of management shall have the power to make decisions on all matters relating to the joint venture enterprise. A unanimous vote by the members of the board of management shall be required in relation to any of the following important matters:
- The long term and annual production and business plans of the joint venture enterprise, its budget, and decisions to make borrowings.
- Any amendment of, and addition to the charter of the joint venture enterprise.
- Appointment, and dismissal of the chairman of the board of management, the general director, the first deputy general director and the chief accountant.
2. Other decisions made by the board of management shall be valid only if they have been approved by a majority of two thirds of the board members present.
3. In the event that the matters referred to in paragraph 1 of this article are not resolved by a unanimous vote of the board members, and the operation of the enterprise is adversely affected, the board of management may choose one of the following options:
- To submit the matters to a conciliatory council. The conciliatory council shall be established on the basis of agreement between the joint venture parties and shall be composed of equal numbers of members representing each party and a representative of the State Committee for Co-operation and Investment who shall act as the chairman of the conciliatory council. Any decision of the conciliatory council shall be adopted by majority vote and shall be the final decision binding on the joint venture parties.
- To propose that the State Committee for Co-operation and Investment be reconciliatory; in such a case, any decision made by the State Committee for Co-operation and Investment shall be final.
- To dissolve the joint venture enterprise.
The general director and deputy general directors of the joint venture enterprise shall be responsible for the management and conduct of the day to day business of the joint venture enterprise. Where the joint venture enterprise has more than one deputy general director, the board of management shall appoint one of them as the first deputy general director. The general director or the first deputy general director shall be a Vietnamese citizen residing in Vietnam and working for the Vietnamese joint vent ure party. Where a joint venture enterprise has only one deputy general director, the deputy general director shall have the functions of a first deputy general director.
The board of management shall determine the respective responsibilities and powers of the general director and the first deputy director. The general director and the first deputy general director shall be responsible to the board of management for the operation of the joint venture enterprise. In the event that there is a difference of opinion between the general director and the first deputy general director in relation to management, the opinion of the general director shall be complied with, however , the opinion of the first deputy general director shall be reserved and submitted to the board of management, and decided upon at the next meeting, or the first deputy general director shall propose that the chairman of the board of management convene a special meeting.
1. The duration of a joint venture enterprise shall be agreed upon by the joint venture parties in the joint venture contract in accordance with article 15 of the foreign Investment Law and shall be approved by the State Committee of Co-operation and Investment.
2. The duration of a joint venture enterprise shall commence from the date on which an investment license is issued.
If the joint venture parties agree to extend the duration stated in the investment license, they shall, at least six months prior to the expire of the duration, file an application to this effect with the State Committee for Co-operation and Investment fo r consideration and approval.
The State Committee for Co-operation and Investment shall, within thirty (30) days from the date of receipt of the application, notify the joint venture parties of its decision. In the event that the application is approved, the joint venture parties may continue in operation without the need to proceed with re-registration.
A joint venture enterprise may, in the following circumstances, terminate its operation and be dissolved prior to the expire of its duration stated in the investment license:
1. The occurrence of any event of force majeure which results in the performance of the contract becoming impossible.
2. The failure of one or more joint venture parties to discharge its or their obligations under the contract, thereby depriving the joint venture enterprise of the ability to continue in operation.
3. Where the losses of the joint venture enterprise are such that it is no longer able to pursue its activities.
4. Other circumstances as provided for in the joint venture contract.
In the event that the joint venture enterprise is dissolved due to the default of one or more of the parties, the defaulting party or parties shall, in accordance with any terms stated in the contract and which are not contrary to the law of the Socialist Republic of Vietnam, indemnify the other party or parties for all losses suffered.
Any decision to dissolve a joint venture enterprise prior to the expire of its duration shall be made by the board of management and submitted to the State Committee for Co-operation and Investment for its approval.
The State Committee for Co-operation and Investment has the power to dissolve a joint venture enterprise prior to the expire of its duration where the activities of the joint venture enterprise breach the law or deviate from the objectives and responsibilities stated in its charter and investment license.
1. The duration of the liquidation period of a joint venture enterprise shall not exceed six months after the date of the expire of the joint venture enterprise or the date of the decision to dissolve the joint venture enterprise. When necessary, this period may be extended provided that the total period shall not exceed one year.
2. The board of management shall, at least six months prior to the expire of the joint venture enterprise or no later than one month after the decision to dissolve the joint venture enterprise prior to its expire, as the case may be, form, and determine the duties and powers of, a liquidation committee of at least three members. Members of the liquidation committee may be selected from the personnel of the joint venture enterprise or from outside experts.
3. All expenses incurred in the process of liquidation shall be met by the joint venture enterprise, and payment of these expenses shall take priority over payment of all other liabilities of the joint venture enterprise.
4. All other liabilities of the joint venture enterprise shall be paid in accordance with the following order of priorities:
- Salaries and insurance premiums due by the joint venture enterprise to or in respect of its employees;
- Taxes and imposts in the nature of tax which the joint venture enterprise is liable to pay to the State of Vietnam;
- Loans (including interest);
- Other liabilities of the joint venture enterprise.
If a liquidation committee is not established within the time period stipulated in article 39 of this Decree, the State Committee for Co-operation and Investment will decide on the establishment of a liquidation committee to carry out the liquidation of t he joint venture enterprise. Where necessary, the State Committee for Co-operation and Investment may require an audit company to assist a liquidation committee. All expenses incurred in the process of liquidation shall be met by the joint venture enterprise.
The liquidation committee of a joint venture enterprise shall notify the State Committee for Co-operation and Investment of the date on which it is established and commences work. The liquidation committee shall be responsible before the law courts and s tate bodies in all matters concerning the liquidation.
The liquidation committee shall, no later than two months after the conclusion of its work, return the original investment license and seal and prepare and submit a liquidation report to the State Committee for Co-operation and Investment.
The State Committee for Co-operation and Investment shall, upon the expire of the duration of the liquidation period stipulated in article 39 of this Decree, terminate the work of the liquidation committee, even if there are disputes between the joint venture parties in relation to the liquidation. Such disputes shall be settled in accordance with the provisions of article 100 of this Decree.
The State Committee for Co-operation and Investment shall issue a decision to withdraw the investment license and shall notify its decision to the authorities concerned.
ENTERPRISES WITH ONE HUNDRED (100) PER CENT FOREIGN OWNED CAPITAL
An enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital is one which is established and owned by a foreign organization or individual in Vietnam, and which is fully responsible for its own management and business results.
An enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital shall be established as a limited liability company and shall be a Vietnamese legal entity.
An enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital shall be established after the State Committee for Co-operation and Investment issues an investment license and certificate of registration of the charter of the enterprise.
The duration of an enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital shall be determined in the same manner as that provided for a joint venture enterprise in article 35 of this Decree.
An application for an investment license shall be signed by a fully authorized representative of the enterprise and shall be submitted to the State Committee for Co-operation and Investment with the following documents:
1. The charter of the enterprise.
2. All necessary information relating to the legal capacity and the financial standing of the foreign investor.
3. A feasibility study.
The State Committee for Co-operation and Investment shall determine those projects which are of economic importance and shall provide guidance for the foreign investor to state in the application for investment that it will consent to a Vietnamese enterprise, on the basis of agreement, purchasing a share of the capital of the enterprise so as to have the result of converting it into a joint venture enterprise. The principles, the proportion and the timing of any assignment shall be stated clearly in the application for investment.
The prescribed capital shall constitute at least thirty (30) per cent of the invested capital of the enterprise. In special cases, the proportion of the prescribed capital to the invested capital may be less than thirty (30) per cent, provided that it is approved by the State Committee for Co-operation and Investment.
A one hundred (100) per cent foreign owned enterprise shall be prohibited from reducing its prescribed capital during its period of operation. Any increase in the prescribed capital or the invested capital shall be decided by the enterprise and shall be subject to the approval of the State Committee for Co-operation and Investment.
The charter of an enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital shall include the following principal matters:
1. The nationality, address, and authorized representative of the foreign investor.
2. The name of the enterprise, its address and its activities.
3. The invested capital, the prescribed capital, the timetable for capital contribution and any construction project.
4. The representatives of the enterprise before the law courts, arbitration and State bodies of Vietnam.
5. The principles governing financial matters, accounting standards, and statistics, and the insurance of the assets of the enterprise.
6. The duration of the enterprise, termination and dissolution.
7. Labour relations in the enterprise.
8. Training plans for executives, technical and business persons and employees.
9. The procedure for amending the charter of the enterprise.
The issue of an investment license to an enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital shall take place in accordance with the same procedure as that provided for a joint venture enterprise in article 23 of Chapter III of this Decree.
An enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital shall, within thirty (30) days from the date of issue of its investment license, cause to be published in a central or local newspaper the contents of the investment license including the following:
- The name and address of the foreign investors;
- The name, address and business activities of the enterprise;
- The invested capital and the prescribed capital of the enterprise;
- The representative of the enterprise before the law courts, arbitration and State bodies of Vietnam;
- The duration of the operation of the enterprise and the date of issue of its investment license.
Each amendment to the charter of an enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital shall not take effect until it is approved by the State Committee for Co-operation and Investment.
A non-resident owner of an enterprise shall appoint, in writing, a duly authorized representative who shall reside in Vietnam, and who shall register with the State Committee for Co-operation and Investment.
In the event that the activities of the enterprise breach the law or deviate from the objectives and responsibilities as stated in the charter of the enterprise and investment license, the State Committee for Co-operation and Investment shall have the power to issue a decision which either temporarily suspends its operation or which dissolves it prior to the expire of the duration of its operation.
1. Any decision in relation to the liquidation of an enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital shall be made by the enterprise. The duration of the liquidation of the enterprise shall not exceed six months after the date of th e expire of the license or after the date on which a decision to dissolve the enterprise prior to its expire is made. When necessary, this period may be extended provided that the total period shall not exceed one year.
2. All expenses incurred in the process of liquidation of an enterprise shall be met by the enterprise, and payment of these expenses shall take priority over the payment of all other liabilities.
3. All other liabilities shall be paid in accordance with the following order of priority:
- Salaries and labour insurance premiums due by the enterprise to, or in respect of, employees;
- Taxes and imposts in the nature of tax which the enterprise is liable to pay to the State of Vietnam;
- Loans (including interest);
- Other liabilities.
4. The enterprise has the responsibility, no later than two months after the conclusion of the liquidation, to return the original investment license and seal, and submit a liquidation report to the State Committee for Co-operation and Investment.
EXPORT PROCESSING ZONES, EXPORT PROCESSING ENTERPRISES, AND BUILD-OPERATE-TRANSFER CONTRACTS
Regulations on Export Processing Zones and Export Processing Enterprises referred to in the Law on the Amendment of and Addition to a Number of Articles in the Law on foreign Investment in Vietnam dated 23 December 1992 shall be provided for in separate legislation promulgated by the Government.
The Government of Vietnam encourages the establishment of joint venture enterprises between one or more Vietnamese parties and one or more foreign parties for the purpose of constructing and operating the infrastructure of Export Processing Zones.
A Build-Operate-Transfer contract means a document signed by investors and an authorized State body for the construction in Vietnam of infrastructure project such as bridges, roads, airports, sea ports, power stations.
A Build-Operate-Transfer contract may be performed with one hundred (100) per cent foreign owned capital or with foreign owned capital and the capital of the Government of Vietnam and/or Vietnamese organizations and individuals.
All investors have the responsibility to organize the construction of the project and manage it within a time period of sufficient length in order to recover their invested capital plus a reasonable profit; after which they have an obligation to transfer, without compensation, the project to the Government of Vietnam.
Regulations on Build-Operate-Transfer contracts referred to in the Law on the Amendment of and Addition to a Number of Articles of the Law on foreign Investment in Vietnam dated 23 December 1992 shall be provided for in separate legislation promulgated by the Government.
A Build-Operate-Transfer contract shall take effect after the issue of an investment license by the State Committee for Co-operation and Investment.
The Government of the Socialist Republic of Vietnam shall protect the legal rights and interests of the parties transferring foreign technology into Vietnam and shall create favorable conditions for such transfer; and encourages and grants preferential treatment to the transfer of advanced technology.
The transfer of foreign technology into an investment project in Vietnam shall be in the form of capital contribution or in return for periodical payment under a contract for transfer of technology.
The transfer of technology into an investment project in Vietnam shall satisfy all the requirements stipulated in article 4 of the Ordinance on Transfer of foreign Technology into Vietnam dated 5 December 1988.
The transfer of technology into Vietnam in the form of capital contribution shall be considered and determined by the State Committee for Co-operation and Investment during its evaluation of the investment project, and after receiving written recommendations of the Ministry of Science, Technology and Environment.
The transfer of technology into Vietnam in return for periodical payment on the basis of a contract for transfer of technology shall take place in accordance with the procedure provided for in the Ordinance on the Transfer of foreign Technology into Vietnam.
Contracting parties and enterprises with foreign owned capital are fully entitled to determine their own business programs and plans.
1. One or more import applications may be submitted for the import of equipment, machinery, transport vehicles or raw and other materials into Vietnam for the construction of the enterprise.
2. The procedure for the import of equipment, machinery, spare parts, transport vehicles, raw and other materials, and fuel, into Vietnam, which items amongst others, are required for business purposes may be carried out once each year based on the proposals of the contracting parties and of the enterprise with foreign owned capital.
3. Where necessary, additions to, or adjustments of the list of imports may be approved.
4. The contracting parties and enterprises with foreign owned capital shall give priority to the procurement, in Vietnam, of equipment and materials as substitution for imports, provided comparable commercial conditions are available.
5. The Ministry of Commerce shall issue import licenses on the basis of the investment or business license issued by the State Committee for Co-operation and Investment, and in accordance with the provisions contained in paragraphs 1, 2, 3 and 4 of t his article.
The contracting parties and enterprises with foreign owned capital shall have the right to export directly their own products, or they may export through their agents.
In relation to the products which are permitted to be sold in the Vietnamese market, the contracting parties and enterprises with foreign owned capital may conduct sales directly, or through their agents.
Labour relations in an enterprise with foreign owned capital shall be regulated by the Ordinance on Labour Contracts dated 10 September 1990 and the Regulations on Labour in Enterprises with foreign owned capital issued with and attached to Decree No. 233 -HDBT dated 22 June 1990 of the Council of Ministers (now called the Government).
An enterprise with foreign owned capital and the foreign parties to business co-operation contracts shall be liable to pay profits tax at the rate of twenty-five (25) per cent of the profits earned, except in cases which are within the incentive category where foreign investment is encouraged as provided for in article 67 of this Decree.
In relation to the exploitation of oil and gas and a number of other rare and precious natural resources the profits tax rate applicable shall be determined on a case by case basis, taking into account the nature and activities of the project, but shall b e no less than twenty-five (25) per cent of the profits earned.
The profits tax rates applicable to the incentive category shall be as follows:
1. A rate of twenty (20) per cent shall apply to investment projects which satisfy two of the following criteria:
- Five hundred (500) or more people are employed;
- Advanced technology is introduced;
- At least eighty (80) per cent of products are exported;
- The prescribed capital of the enterprise or the capital contributed to a contractual business co-operation is no less than ten (10) million US dollars.
2. A rate of fifteen (15) per cent shall apply to the following investment projects:
- Infrastructure construction projects;
- Exploitation of natural resources (except oil, gas, and a number of rare and precious resources);
- Heavy industries such as metallurgy, basic chemicals, machinery manufacturing and cement;
- Cultivation of perennial industrial crops;
- Investment projects which are located in mountainous regions, and other regions where natural, economic, and social conditions are unfavorable (including hotel projects but excluding projects for the exploitation of rare and precious minerals); and
- Projects where all assets are assigned to Vietnam after the expiration of duration of operation without payment of any compensation (including hotel projects).
3. A ten (10) per cent rate shall apply to enterprises with foreign owned capital involved in:
- Infrastructure construction projects which are located in mountainous regions, and other regions where natural, economic, and social conditions are unfavorable;
- Reforestation projects;
- Projects of special significance.
The tax rates provided for in article 67 of this Decree shall not apply to hotel projects (except in cases where the investment is located in mountainous regions, and other regions where natural, economic, and social conditions are unfavorable, or in case s where all assets shall be assigned to Vietnam after the expiration of the duration of operations without any compensation), and projects in the fields of banking, finance and insurance and accounting, auditing and commercial services.
Exemptions from and reductions of profits tax shall be granted to enterprises with foreign owned capital as follows:
1. In respect of the projects stated in article 66 of this Decree, an enterprise may be exempted from payment of profits tax for one year as from the time it starts to make profit and may be granted a fifty (50) per cent reduction of profits tax for a maximum period of the two subsequent years.
2. In respect of the projects stated in paragraph 1 of article 67, an enterprise may be exempted from payment of profits tax for two years commencing from the first profit-making year and may be granted a fifty (50) per cent reduction of profits tax for a maximum period of the three subsequent years.
3. In respect of the projects stated in paragraph 2 of article 67, an enterprise shall be exempted from payment of profits tax for two years commencing from the first profit-making year and shall be granted a fifty (50) per cent reduction of profits tax for the four successive years.
4. In respect of the projects stated to in paragraph 3 of article 67, an enterprise shall be exempted from payment of profits tax for four years commencing from the first profit-making year and shall be granted a fifty (50) per cent reduction of profits tax for the four successive years.
5. The provisions in relation to exemption from profits tax which are stipulated in this article shall not apply to hotel projects (except in cases where the investment is located in the mountainous regions, and other regions where natural, economic, and social conditions are unfavorable, or in cases where all assets shall be transferred to Vietnam after the expiration of the duration of the operations without any compensation), and projects in the fields of banking, finance and insurance and account ing, auditing and commercial services.
A foreign economic organization or individual shall, on the transfer of profits abroad, pay a withholding tax at the following rates:
1. for a foreign economic organization or individual which has contributed no less than ten (10) million US dollars to the prescribed capital or capital of a business co-operation: five per cent of total profits transferred.
2. for a foreign economic organization or individual which has contributed no less than five million US dollars to the prescribed capital or capital of a business co-operation: seven per cent of total profits transferred.
3. for all other cases not described in clauses 1 and 2 of this article: ten (10) per cent of total profits transferred.
The State Committee for Co-operation and Investment shall, after receipt of recommendations, in writing, of the Ministry of finance, decide on a case by case basis the specific tax rates to be applied, the time period during which the tax rates apply and the circumstances where exemptions from and reductions of tax are allowed in accordance with the provisions of articles 66, 67, 69 and 70 of this Decree.
Where an enterprise with foreign owned capital or a foreign party to a contractual business co-operation, during the period of implementation of the project, ceases to satisfy the conditions for encouragement of the investment, the State Committee for Co- operation and Investment shall adjust the tax rates and permission for exemptions from and reductions of tax stipulated in the license.
A foreign economic organization which, or individual who, for a period of three years or more, reinvests any part of its or his or her share of the profits earned, shall be entitled to a refund from the tax office of the amount of profits tax paid on that part of those profits.
The tax year applicable to an enterprise with foreign owned capital and to contracting parties shall commence on the first day of January and end on the thirty first day of December of each year.
Enterprises with foreign owned capital or contracting parties may, however, apply to the Ministry of finance for permission to adopt an alternative twelve (12) month period for accounting and tax payment purposes.
The taxable profits of an enterprise with foreign owned capital shall be the difference between its revenue and expenditure plus other additional profit of the enterprise, in the tax year. The taxable profits of an enterprise shall include both those of its headquarters and any branch establishments.
(a) Revenue shall include revenue from sales of products, or provision of services and other revenue of the enterprise.
(b) Expenditure shall include:
- Costs of raw and other materials and fuel required for the manufacture of principal products and by-products or for the provision of services;
- Wages, salaries and allowances paid to employees;
- Depreciation of fixed assets used in production and business operations;
- Costs of acquisition of or fees paid for the right to use technical documents, patents, or technology and costs of technical services;
- Enterprise management expenses;
- Taxes paid and imposts in the nature of taxation;
- Interest payments on loans;
- Costs and expenses directly connected with the marketing of products or the provision of services;
- Payments to the social insurance fund;
- Costs of insurance of the assets of the enterprise;
- Any losses brought forward from previous years;
- Other expenditure not exceeding five per cent of the total amount of expenditure.
The taxation office has the power to consider the reasonableness of claimed revenue and expenditure.
The method, by which profits earned from business co-operation contracts shall be calculated, shall be determined by the State Committee for Co-operation and Investment, taking into account the type of co-operation and the proposals of the contracting par ties.
In the case of production sharing contracts, all benefits enjoyed by the Vietnamese party, such as the right to use land, water surface, sea surface, and any royalty received, shall be aggregated with its share of the production for the purposes of calculation of profits tax to be paid.
An enterprise with foreign owned capital and contracting parties shall be entitled to exemption from import duties in the following cases:
1. Where the imported equipment, machinery, spare parts, production and business facilities, (including transport vehicles), and other materials are utilized in capital construction to establish the enterprise, or are part of the fixed assets of contractual business co-operation.
2. Where the imported raw materials, components, spare parts and materials are utilized in the production of goods for export, import duties shall be temporarily levied on the imported goods and shall be refunded in proportion to the export of finish ed goods when the finished goods are exported.
3. Patents, technical know-how, technology processes and technical services to be used by the foreign party as a contribution to the prescribed capital of an enterprise with foreign owned capital or as initial capital in a contractual business co-operation, shall be exempt from any tax applicable to transfers of technology.
4. All the imported goods referred to in clauses 1 and 2 of this article shall, if sold or otherwise disposed of in Vietnam, be subject to the approval of the Ministry of Commerce, and the payment of import duties, turnover tax or special sales tax i n accordance with the provisions of the law of Vietnam.
An enterprise with foreign owned capital or the foreign party to a contractual business co-operation shall pay other taxes in accordance with the law of Vietnam.
Foreign and Vietnamese individuals who are employed by enterprises with foreign owned capital or in relation to a business co-operation contract shall pay personal income tax in accordance with the Ordinance on Income Tax of High Income Earners dated 27 December 1990.
Enterprises with foreign owned capital and contracting parties shall pay royalties and rents for land, water surface, and sea surface in the event that such royalties and rents are not part of the capital contribution of the Vietnamese party as provided f or in article 7 of the foreign Investment Law.
Rents for land, water surface or sea surface shall be stipulated by the Ministry of finance.
All capital funds and income in both foreign and Vietnamese currency of an enterprise with foreign owned capital shall be deposited into accounts opened with a Vietnamese bank, or a joint Vietnamese foreign bank, or a branch of a foreign bank in Vietnam. All receipts and expenditure of the enterprise shall be effected through these accounts. A foreign party to a contractual business co-operation may open accounts in the manner referred to above.
In special cases, where a lender insists that a borrower opens a loan account with a bank abroad, the enterprise shall open a loan account with a bank abroad, provided that the approval of the State Bank of Vietnam is obtained.
An enterprise with foreign owned capital and foreign parties to a contractual business co-operation shall comply fully with the regulations on foreign exchange control of the Socialist Republic of Vietnam.
An enterprise shall, except in particular cases, such as production of import substitutes and construction of infrastructure projects, ensure that foreign currency receipts from exports and other legal sources at least be sufficient to meet all its foreign currency expenditure, including transfer of profits of the investors abroad.
In the particular cases referred to in this article, where there is an imbalance between the foreign currency receipts and expenditure the State Committee for Co-operation and Investment, shall, taking into account proposals of the State Bank, the Ministry of Commerce and the enterprise, review the matter and make a decision based on any of the following methods:
(a) Conversion of Vietnamese currency into a foreign currency.
(b) Payment in kind to equivalent value.
1. foreign economic organizations and foreign individuals investing in Vietnam shall be permitted to transfer abroad:
- The profits earned from business operations;
- Any revenue accruing to them in respect of provision of services and transfer of technology;
- The principal amount of foreign loans made during the period of operation together with interest thereon;
- Invested capital;
- Any other sums of money and assets legally owned by them.
The transfer of money obtained from the depreciation of fixed assets which form part of the invested capital shall only be carried out once the prescribed capital has been contributed in full. The amount of money withdrawn and deducted shall be in proportion to the depreciation fund established in accordance with the rates of depreciation of fixed assets as determined by the Ministry of finance.
All of the transfers of money referred to in this article may be made only after payment in full of all applicable taxes, provided that the remaining capital of the enterprise must be no less than the prescribed capital stipulated in the investment license.
2. At the time of termination and dissolution of an enterprise, foreign economic organizations and individuals shall, following payment of all their liabilities, have the right to transfer abroad their capital contributions to, and any capital reinvested in, the enterprise.
3. In cases where the amount proposed to be transferred abroad under clause 2 of this article is greater than the initial amount of capital contributed and reinvested, then the excess amount can only be transferred abroad if the approval of the State Committee for Co-operation and Investment is obtained.
All foreigners who are working under a business co-operation contract or who are employed by enterprises with foreign owned capital shall be permitted to transfer abroad, in foreign currency, their salaries and other legal income after deductions for income tax and other expenses have been made.
The conversion of foreign currency into Vietnamese currency and vice versa for the purposes of investment, transfers of money and capital, and production and business operations of the enterprise shall be effected at the official exchange rate announced b y the State Bank of Vietnam at the time of the conversion and shall take place in accordance with the foreign exchange control regulations of the Government of the Socialist Republic of Vietnam.
STANDARDS FOR ACCOUNTING AND STATISTICS
1. The State of the Socialist Republic of Vietnam encourages enterprises with foreign owned capital to adopt the accounting and statistics standards provided for in the Ordinance on Accounting and Statistics dated 10 May 1988.
2. Enterprises with foreign owned capital may, subject to the control of Vietnam's financial and statistics bodies be permitted to adopt accounting and statistic standards which accord with those international principles and standards which are widely accepted and are recognized by the Ministry of finance and the General Department of Statistics of the Socialist Republic of Vietnam.
3. The foreign party to a business co-operation contract shall keep accounting records appropriate for the type of business co-operation concerned.
1. The standard unit of measure used for the purposes of accounting and statistics shall be the official measures of Vietnam. All other units of measure must be converted into those official Vietnamese measures.
2. The monetary unit to be used in bookkeeping shall be the Vietnamese Dong. A foreign currency may, however, also be used for this purpose, provided that it is proposed by the enterprise, and approved by the Ministry of finance.
3. The books of accounts and statistics shall be kept in the Vietnamese language or in Vietnamese and a widely used foreign language which is stated in the charter of the enterprise and approved by the financial and statistics bodies of Vietnam.
The financial year shall be in conformity with the tax year as prescribed in article 73 of this Decree.
The statement of accounts of each enterprise with foreign owned capital and of the contracting parties shall, within three months of the close of its financial year, be submitted to the State Committee for Co-operation and Investment and the tax office of the Ministry of finance.
The statement of accounts shall be verified by an audit company before their submission. The audit company shall be legally responsible for the accuracy and objectiveness of the audit results.
The audit company shall make a report on the results of its work, which report shall include the following main contents:
1. The status of the carrying out of the accounting work at the enterprise.
2. The accuracy of the accounting figures and statements of accounts.
3. The compliance with accounting standards and regulations.
4. Recommendations.
CUSTOMS, IMMIGRATION, RESIDENCE AND COMMUNICATIONS
Personal effects imported into Vietnam by the foreign parties of enterprises with foreign owned capital, by foreign contracting parties, or by foreigners working in investment projects, shall be given preferential treatment in accordance with the regulations in force at the time.
The General Department of Customs shall issue licenses for the import into, and export from Vietnam, of the personal effects of foreigners referred to in article 91 of this Decree.
foreigners entering Vietnam, for the purposes of investigating and preparing for investment, may be granted multi-entry visas for a period not exceeding three months. Such visas may be extended for further periods of three months each.
Foreigners participating in the implementation of investment projects (including their domestic staff) shall be granted multiple entry visas for a period which shall not exceed one year but which may be extended for further one year periods for the duration of the contract with due consideration for the length of time required for the process of dissolution of the enterprise or termination of the contract.
1. Entry visas shall be issued by diplomatic missions or consular offices of the Socialist Republic of Vietnam in foreign countries, no later than five days following the completion, by interested persons, of the formalities required for visa applications.
2. Where a foreign applicant is a citizen of a country with which the Government of the Socialist Republic of Vietnam has entered into a treaty providing for exemption from the requirements for exit and entry visas, that arrangement shall apply.
3. In urgent cases, where immediate assistance is required in unforeseen circumstances, a foreigner may be issued with an entry visa at the port of entry in accordance with the regulations in force.
Any foreigner referred to in articles 93 and 94 of this Decree shall be entitled to travel freely in the territory of Vietnam, apart from "prohibited areas".
The provisions relating to entrance, residence, and travel referred to in the above articles shall, during a foreigner's residence in Vietnam, be applicable to his or her spouse, children and other members of the family, (including domestic staff) referred to in article 94 of this Decree, who live together with the foreigner.
Following completion of all formalities required by the relevant postal administration authorities, a foreigner working in an enterprise with foreign owned capital shall be entitled to:
- The use of available postal and telecommunication facilities of Vietnam; and
- Set up his own communication system for the internal operations of the enterprise.
INVESTMENT GUARANTEE MEASURES AND SETTLEMENT OF DISPUTES
The Government of Vietnam guarantees that foreign economic organizations and individuals investing in Vietnam shall be entitled to fair and equal treatment in accordance with the provisions of the foreign Investment Law. Where a treaty on the promotion an d protection of investment has been entered into between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Government of a foreign country, the provisions of that agreement shall prevail.
In the event that there is a change in the law of Vietnam which adversely affects the interests of foreign economic organizations and individuals investing in Vietnam which are stated in their investment or business licenses, the State Committee for Co-operation and Investment shall, on the basis of mutual agreement, take one of the following appropriate measures to protect the interests of the investors:
1. Change the stated objectives of the project.
2. Reduce or grant exemption from payment of tax in accordance with the law. 3. Deem the adverse effect on the investor to be a loss and set off the loss in accordance with the provisions contained in paragraph 2 of article 27 of the foreign Investment Law.
4. Permit the operations to continue in accordance with the provisions stated in the investment license issued, where such continued operation of the project is deemed to have no significant impact on the national interests.
Disputes between parties to joint venture enterprises and business co-operation contracts shall be resolved primarily through conciliation and negotiations between the parties.
If the parties to a dispute fail to reach a resolution through conciliation, they shall, on the basis of mutual agreement, select either of the following arbitration alternatives:
- A Vietnamese arbitration body, or an arbitration body of a third country, or an international arbitration body; or
- An arbitration council established pursuant to an agreement between the parties to the dispute.
Disputes between enterprises with foreign owned capital, or foreign parties to business co-operation contracts and Vietnamese economic organizations, shall be resolved in accordance with the law of Vietnam and by Vietnamese bodies.
Disputes between enterprises with foreign owned capital, foreign parties to business co-operation contracts and State bodies of Vietnam shall be resolved through conciliation. If a dispute is not resolved through conciliation, the parties shall refer the dispute to a competent State body.
This Decree shall replace Decree No. 28-HDBT of the Council of Ministers dated 6 February 1991 and shall be of full force and effect as of the date of its signing.
The Minister-Chairman of the State Committee for Co-operation and Investment, the Minister-Chairman of the State Planning Committee, the Ministers of the Ministries of Commerce, foreign Affairs, finance, Labour War Invalids and Social Affairs, Science Technology and Environment, Construction, Transport and Communications, the Interior, the Governor of the State Bank, the General Directors of the General Department of Land and farm Management, and of the General Department of Customs and the General Department of Statistics shall be responsible, each within his own function and power, for the issue of circulars which make provisions for the implementation of this Decree, and for amending and supplementing documents previously enacted in order that they con form with this Decree, no later than forty-five (45) days from the date on which this Decree takes effect.
Ministers, heads of Departments at ministerial level, heads of Departments under the Government, and chairmen of people's committees of the provinces and cities under central authority shall be responsible for the implementation of this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT PRIME MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Không còn phù hợp