Chương I Luật Tố cáo 2018: Những quy định chung
Số hiệu: | 25/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 14/07/2018 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Tố cáo 2018: Rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo
Đây là nội dung nổi bật tại Luật Tố cáo 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Theo đó, thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như sau:
- Thời hạn giải quyết tố cáo tối đa 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (quy định hiện hành 60 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày).
- Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày (quy định hiện hành thời hạn giải quyết là 90 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày).
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật Tố cáo 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Cơ quan, tổ chức.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
4. Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
7. Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
1. Tố cáo và giải quyết tố cáo được áp dụng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp luật khác có quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
2. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
1. Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
b) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo.
Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo mà không chấp hành thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1. Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
2. Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
3. Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
4. Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
5. Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
7. Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
8. Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
9. Bao che người bị tố cáo.
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
This Law provides for denunciation and settlement of denunciations of violations against the law during performance of duties and other violations against the law related to state management of fields; protection of denouncers and responsibilities of organizations for management of denunciation settlement.
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “denunciation” means an individual, according to the procedures prescribed by this Law, notifying a competent organization or individual of a violation committed by any organization or individual which causes or threatens to cause damage to the State interests or legitimate rights and interests of organizations and individuals, including:
a) Denunciation of violations against the law during performance of duties;
b) Denunciation of violations against the law related to state management of fields;
2. “denunciation of violations against the law during performance of duties” means the denunciation of violations against the law during performance of duties by:
a) An official, public official or public employee; other persons assigned to perform duties;
b) A person who is no longer an official, public official or public employee but committed violations against the law during the period he/she was an official, public official or public employee; a person who is no longer assigned to perform any duty but committed violations against the law during the period he/she was assigned to perform duties;
c) An organization.
3. “denunciation of violations against the law related to state management of fields” means the denunciation of violations against the law related to state management of fields committed by any organization and individual with respect to the compliance with regulations of law, except for violations against the law during performance of duties.
4. “denouncer” means an individual that makes denunciations.
5. “denounced party” means an organization or individual whose acts are denounced.
6. “denunciation handler” means an organization or individual that has the power to handle denunciations.
7. “settlement of a denunciation” means a denunciation handler accepting, verifying, giving and handling conclusions about the denunciation.
Article 3. Application of the law on denunciation and denunciation settlement
1. Denunciation and denunciation settlement are carried out in accordance with this Law and other relevant regulations of law. Unless otherwise prescribed by other regulations, such regulations shall prevail.
2. Crime reports shall be received and handled in accordance with regulations of the Criminal Procedure Code.
Article 4. Rules for settling denunciations
1. Denunciations shall be settled in a timely, accurate and objective manner, within power and in accordance with procedures and time limit prescribed by law.
2. Denunciations shall be settled in a manner that ensures safety of the denouncer and protects legitimate rights and interests of the denounced party during the process of settling denunciations.
Article 5. Responsibilities of competent organizations and individuals for receipt and settlement of denunciations
1. Within their jurisdiction, every competent organization and individual shall:
a) receive and settle denunciations as prescribed by law; adopt necessary measures to prevent potential damages; ensure safety of denouncers; take actions against violators and take legal responsibility for their decision;
b) protect legitimate rights and interests of the denounced party in case the denunciation handler is yet to give any conclusion about the denunciation.
2. Any organizations and individuals that have the power to receive and settle denunciations but fail to receive and settle denunciations as prescribed by law, negligently fail to receive and settle denunciations or settle denunciations as against the law shall incur strict penalties. If any damages are caused, compensation shall be provided as prescribed by law.
Article 6. Responsibilities of relevant organizations and individuals for cooperation in denunciation settlement
Relevant organizations and individuals shall, within their jurisdiction, cooperate with the denunciation handler; provide information and documents concerning the denunciation as prescribed by law; adopt measures to protect the denouncer within their power; take actions against violators according to the denunciation conclusion; take actions against organizations and individuals that commit violations against the law on denunciation.
Article 7. Complying with decision to take actions against denounced violations against the law
Relevant organizations and individuals must respect and comply with an organization’s or individual’s decision to take actions against denounced violations against the law. Any organizations and individuals that have the responsibility to comply with the decision to take actions against denounced violations against the law but fail to do so shall incur strict penalties as prescribed by law.
1. Obstructing and harassing the denouncer.
2. Settling denunciations in a negligently and unfair manner.
3. Disclosing the denouncer’s name, address and autograph or other information which may reveal his/her identity.
4. Losing or falsifying case files during the process of settling denunciations.
5. Failing to settle denunciations or deliberately settling denunciations against the law; abusing positions or power to settle denunciations to commit illegal acts or harass denouncing parties and denounced parties.
6. Failure to assume or fully assume the responsibility to protect the denouncer.
7. Illegally interfering with or obstructing denunciation settlement.
8. Threatening, bribing, taking revenge on, victimizing or insulting the denouncer.
9. Protecting the denounced party.
10. Deliberately making untruthful denunciations; forcing, persuading, inciting, counseling and bribing another to make untruthful denunciations; using another person’s name to make denunciations.
11. Bribing, threatening, taking revenge on or insulting denunciation handlers.
12. Misusing the denunciation right to oppose or infringe upon the interests of the State; disturbing security and public order; distorting, slandering or harming another person's honor, reputation and dignity.
13. Providing false information on denunciation and settlement of denunciations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực