Chương VI Luật Tố cáo 2018: Bảo vệ người tố cáo
Số hiệu: | 25/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 14/07/2018 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Tố cáo 2018: Rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo
Đây là nội dung nổi bật tại Luật Tố cáo 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Theo đó, thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như sau:
- Thời hạn giải quyết tố cáo tối đa 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (quy định hiện hành 60 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày).
- Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày (quy định hiện hành thời hạn giải quyết là 90 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày).
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật Tố cáo 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).
2. Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ.
3. Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
1. Người được bảo vệ có các quyền sau đây:
a) Được biết về các biện pháp bảo vệ;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.
2. Người được bảo vệ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;
c) Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.
1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
2. Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.
3. Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
5. Ủy ban nhân dân các cấp, Công đoàn các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện việc bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
1. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người tố cáo có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;
c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
3. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
1. Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
2. Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
3. Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.
1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Họ tên, địa chỉ của người được bảo vệ;
d) Nội dung, biện pháp bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ;
đ) Thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.
3. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
4. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ phải tổ chức thực hiện ngay việc bảo vệ; trường hợp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc bảo vệ.
5. Thời gian bảo vệ được tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật này.
1. Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, giải quyết những vướng mắc phát sinh; gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện kịp thời, đầy đủ yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp không thực hiện được yêu cầu, đề nghị đó thì phải báo cáo hoặc thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do đến cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Báo cáo hoặc thông báo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc bảo vệ cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
1. Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.
2. Việc áp dụng biện pháp bảo vệ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
b) Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.
3. Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ.
2. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;
b) Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;
e) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;
g) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
h) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
i) Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định áp dụng biện pháp sau đây:
1. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp;
2. Lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo;
3. Bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
4. Áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
5. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin của người tố cáo.
1. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
a) Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
c) Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
2. Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm:
a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.
2. Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.
3. Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.
5. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Article 47. Protected persons and scope of protection
1. Protection of a denouncer means the protection of his/her information; protection of his/her position, job, life, health, property, honor and dignity and his/her spouse, natural parent, adoptive parent, stepfather, stepmother, natural child, adopted child (below collectively referred to as “the protected person”)
2. Every denouncer has his/her personal information protected, except the case in which he/she reveals it on his/her own.
3. If there are grounds to believe that position, job, life, health, property, honor and dignity of the persons specified in Clause 1 of this Article are being infringed or threatened to be immediately infringed or such persons are victimized due to the denunciation, the denunciation handler or another competent authority shall decide to adopt necessary protection measures on its/his/her own or at the request of the denouncer.
Article 48. Rights and obligations of protected persons
1. A protected person has the rights to:
a) be aware of protection measures;
b) be provided with explanation for his/her rights and obligations when protection measures are adopted;
c) request revisions to or termination of adoption of protection measures;
d) refuse to be protected;
dd) be compensated as prescribed by the law on State compensation liability in case the denouncer has requested the denunciation handler or another competent authority to adopt protection measures but they fail to adopt protection measures or fail to adopt them in a timely manner or adopt them against the law, causing damage to his/her life, health, property or spiritual life.
2. A protected person has the obligations to:
a) strictly comply with request of the authority that has the power to adopt protection measures;
b) keep information concerning the protection secret;
c) promptly notify the authority in charge of adopting protection measures of the issues that arise during the protection period.
Article 49. Authorities that have the power to adopt protection measures
1. Denunciation handlers shall protect information, position and job of protected persons under their management and other contents that fall within their jurisdiction. In case it is beyond their jurisdiction, they shall request competent organizations/individuals to adopt protection measures.
2. Authorities that receive and verify denunciations shall protect denouncers' information.
3. Police authorities shall take charge and cooperate with relevant organizations and individuals in protecting life, health, property, honor and dignity of protected persons.
4. Authorities in charge of management of officials, public officials, public employees and workers shall, within their jurisdiction, take charge and cooperate with relevant authorities in protecting position and job of protected persons.
5. People’s Committees at all levels, trade unions at all levels and other organizations and individuals shall, within their jurisdiction, cooperate with competent authorities in adopting measures to protect information, position, job, life, health, property, honor and dignity of protected persons.
Section 2. PROCEDURES FOR PROTECTION
Article 50. Request for adoption of protection measures
1. When the grounds specified in Clause 3 Article 47 of this Law, the denouncer shall submit a written request for adoption of protection measures to the denunciation handler.
2. A written request for adoption of protection measures shall contain at least:
a) Date of request;
b) Full name and address of the denouncer; full name and address of the person that is to be protected;
c) Reasons and contents of the request;
d) Signature or fingerprint of the denouncer.
3. In the event of an emergency, the denouncer may immediately request the denunciation handler directly or over the telephone to adopt protection measures and such request shall be then made in writing.
Article 51. Considering deciding to protect denouncers
1. Upon receipt of the request for adoption of protection measures, if the denunciation handler considers that the request is reasonable or finds that there are grounds specified in Clause 3 Article 47 of this Law during the process of settling the denunciation, it/he/she shall promptly decide to adopt protection measures within its/his/her jurisdiction or request a competent authority to do so.
2. Upon receipt of the written request submitted by the denunciation handler, the competent authority shall consider deciding to adopt protection measures.
3. In case the denouncer’s written request is unreasonable or protection measures do not have to be adopted, the competent authority shall provide written explanation to the denouncer or request the denunciation handler to do so.
Article 52. Decision to adopt protection measures
1. Competent authorities shall issue a decision on adoption of protection measures.
2. A decision on adoption of protection measures shall contain at least:
a) Issuance date of the decision;
b) Grounds for issuing the decision;
c) Full name and address of the protected person;
d) Protection measures; responsibilities of organizations and individuals that adopt protection measures.
dd) The date of adoption of protection measures.
3. The decision on adoption of protection measures shall be sent to the protected person, denunciation handler and other relevant organizations and individuals.
4. After obtaining the decision on adoption of protection measures, competent organizations and individuals shall immediately adopt protection measures or cooperate with relevant organizations and individuals in doing so if necessary.
5. The period over which protection measures are adopted begins from the date of their adoption to the date of termination of their adoption prescribed in Clause 2 Article 54 of this Law.
Article 53. Responsibilities of organizations and individuals
1. An authority that issues the decision on adoption of protection measures has the responsibilities to:
a) take charge and cooperate with relevant organizations and individuals in adopting protection measures and take responsibility for their decision;
b) prepare, manage, retain and use documents about adoption of protection measures as prescribed by law;
c) carry out supervisions and address the issues that arise and submit a report thereon to a competent authority upon request.
2. Organizations and individuals related to adoption of protection measures have the responsibilities to:
a) strictly comply with request of the authority that issues the decision on adoption of protection measures. In the case of failure to comply with the request, immediately provide written explanation to the authority that issues the decision on adoption of protection measures.
b) send a report on or a written notice of adoption of protection measures to the authority that issues the decision on adoption of protection measures.
Article 54. Making revisions to and termination of adoption of protection measures
1. The authority that issues the decision on adoption of protection measures may make revisions to the adoption of protection measures if necessary or according to the written request submitted by the protected person.
2. The adoption of protection measures shall be terminated in the following cases:
a) The denunciation handler has issued a denunciation conclusion or a decision on termination of denunciation settlement;
b) The authority that issues the decision on adoption of protection measures terminates the adoption of protection measures when considering that grounds for adoption of protection measures are no longer reasonable or at the request of the protected person.
3. The decision on revisions to and termination of adoption of protection measures shall be sent to the protect person, denunciation handler and other relevant organizations and individuals.
Article 55. Documents about adoption of protection measures
1. The protection of denouncers shall be documented.
2. According to each specific case, the documents about adoption of protection measures include:
a) A written request for adoption of protection measures made by the denouncer and the denunciation handler;
b) Result of verification of the written request for adoption of protection measures;
c) A decision on adoption of protection measures;
d) A written request for revisions to or termination of adoption of protection measures;
dd) A decision on revisions to protection measures;
e) A written request for cooperation in adopting protection measures made by relevant organizations and individuals;
g) A report on of adoption of protection measures;
h) A decision on termination of adoption of protection measures;
i) Other documents concerning the adoption of protection measures.
Section 3. PROTECTION MEASURES
Article 56. Measures for protecting information
When receiving and transferring denunciation forms and settling denunciations, competent organizations and individuals shall, according to the current situation, adopt the following measures:
1. Keep denouncers’ full name, address, autograph and other personal information secret during the use of information and documents provided by denouncers;
2. Remove denouncers’ full name, address, autograph and other personal information secret from the denunciation form and enclosed documents and evidences before transferring it to the denunciation verifier;
3. Arrange a time and place and use appropriate methods for protecting denouncers’ information when working with denouncers and relevant organizations and individuals;
4. Adopt other measures prescribed by law;
5. Request relevant organizations and individuals to adopt necessary measures to protect denouncers’ information.
Article 57. Measures for protecting positions and jobs
1. Measures for protecting positions of protected persons who are officials, public officials and public employees include:
a) Suspend, partially or totally invalidate the decision to impose disciplinary penalties or other decisions that infringe upon legitimate rights and interests of protected persons;
b) Restore protected persons’ position, job, incomes and other legitimate interests;
c) Consider reassigning protected persons to another authority with their consent in order to avoid victimization;
d) Within their jurisdiction, take actions against the persons who take revenge on or threaten protected persons, affecting their legitimate rights and interests or request a competent organization/individual to do so.
2. Measures for protecting job of protected persons who are working under an employment contract include:
a) request employers to stop violations; restore protected persons’ position, job, incomes and other legitimate interests;
b) take actions against violations against the law within their jurisdiction or request a competent organization/individual to do so.
Article 58. Measures for protecting life, health, property, honor and dignity
1. Take protected persons to a safe place.
2. Provide personnel, vehicles and instruments to directly protect life, health, property, honor and dignity of protected persons in important areas.
3. Adopt necessary measures to prevent and take actions against any infringement upon or threat to life, health, property, honor and dignity of protected persons as prescribed by law.
4. Request persons who infringe upon or threaten life, health, property, honor and dignity of protected persons to stop doing so.
5. Adopt other measures prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực