Chương II Luật Tố cáo 2018: Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo
Số hiệu: | 25/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 14/07/2018 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
b) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
d) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà người tố cáo có được;
b) Yêu cầu người bị tố cáo đến làm việc, giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
c) Yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm căn cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; áp dụng hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
đ) Kết luận nội dung tố cáo;
e) Xử lý kết luận nội dung tố cáo theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;
b) Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
c) Không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo;
d) Thông báo cho người tố cáo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, việc chuyển vụ việc tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
đ) Thông báo cho người bị tố cáo về nội dung tố cáo, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;
g) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF DENOUNERS, DENOUNCED PARTY AND DENUNCIATION HANDLERS
Article 9. Rights and obligations of denouncers
1. A denouncer has the rights to:
a) exercise his/her denunciation right as prescribed by this Law;
b) have his/her name, address, autograph and other personal information kept confidential;
c) be informed of the acceptance of or failure to accept a denunciation, transfer of his/her denunciation to a competent authority or individual, extension of the time limit for settling the denunciation, termination or suspension of the process of settling the denunciation, continuation in settling the denunciation, and making of conclusions.
d) keep making further denunciation if there are grounds to believe that a competent organization or individual settles the denunciation against the law or a denunciation is yet to be settled within the prescribed limit;
dd) withdraw his/her denunciation;
e) request a competent organization or individual to adopt measures for protecting the denouncer;
g) be provided with rewards or compensation for any damage he/she incurs as prescribed by law.
2. A denouncer has the obligations to:
a) provide personal information prescribed in Article 23 of this Law;
b) honestly present his/her denunciation; provide his/her information and documents concerning the denunciation.
c) take legal responsibility for the denunciation;
d) cooperate with the denunciation handler upon request;
dd) pay compensation for his/her deliberate issuance of untruthful denunciation.
Article 10. Rights and obligations of the denounced party
1. A denounced party has the rights to:
a) be informed of the denunciation, extension of the time limit for settling the denunciation, termination or suspension of the process of settling the denunciation, continuation in settling the denunciation;
b) provide explanation and evidences for untruthful denunciation;
c) receive denunciation conclusions;
b) have its/his/her legitimate rights and interests protected in case the denunciation handler is yet to give any conclusion about the denunciation.
dd) request a competent organization or individual to take actions against any person who deliberately makes an untruthful denunciation or who settles a denunciation against the law;
e) have its/his/her honor, infringed legitimate rights and interests restored, receive public apologies and corrections and receive compensation for any damage caused by untruthful denunciations or improper settlement of denunciations in accordance with regulations of law.
g) complain about the settlement decision issued by a competent organization or individual as prescribed by law.
2. A denounced party has the obligations to:
a) be present at the request of the denunciation handler;
b) provide explanation for the denounced violation; provide relevant information and documents at the request of a competent organization or individual;
c) strictly comply with the settlement decision according to the conclusion given by the competent organization or individual;
d) pay compensation for any damages it/he/she inflicts and its/his/her violations against the law.
Article 11. Rights and obligations of denunciation handlers
1. A denunciation handler has the rights to:
a) request the denouncer to be present and provide his/her information and documents concerning the denunciation;
b) request the denounced party to be present and provide explanation for the denounced violation; provide information and documents concerning the denunciation;
c) request other organizations and individuals to provide their information and documents concerning the denunciation;
d) adopt necessary measures to verify and collect information and documents that will be used as the basis for settling denunciations in accordance with regulations of this Law and relevant regulations of law; adopt or request competent organizations and individuals to adopt measures as prescribed by law to prevent or stop the denounced violation;
dd) give a conclusion about the denunciation;
e) handle the denunciation conclusion within its/his/her power as prescribed by law or request a competent organization or individual to do so.
2. A denunciation handler has the following obligations:
a) Ensure objectiveness, truthfulness and lawfulness upon denunciation settlement;
b) Adopt necessary measures to protect the denouncer within its/his/her power or request a competent authority to do so;
c) Do not disclose information about denunciation settlement; protect legitimate rights and interests of the denounced party in case no conclusion is given.
d) Notify the denouncer of the acceptance of or failure to accept the denunciation, transfer of the denunciation to a competent authority or individual, extension of the time limit for settling the denunciation, termination or suspension of the process of settling the denunciation, continuation in settling denunciations, and making of conclusions.
dd) Notify the denounced party of the denunciation, extension of the time limit for settling the denunciation, termination or suspension of the process of settling the denunciation, continuation in settling the denunciation; send the denunciation conclusion to the denounce party;
e) take legal responsibility for its/his/her denunciation settlement;
g) pay compensation for any damages and its/his/her unlawful denunciation settlement.