Luật Tố cáo 2018 số 25/2018/QH14
Số hiệu: | 25/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 14/07/2018 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Cơ quan, tổ chức.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
4. Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
7. Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
1. Tố cáo và giải quyết tố cáo được áp dụng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp luật khác có quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
2. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
1. Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
b) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo.
Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo mà không chấp hành thì phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1. Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
2. Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
3. Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
4. Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
5. Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
7. Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
8. Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
9. Bao che người bị tố cáo.
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
b) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
d) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà người tố cáo có được;
b) Yêu cầu người bị tố cáo đến làm việc, giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
c) Yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm căn cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; áp dụng hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
đ) Kết luận nội dung tố cáo;
e) Xử lý kết luận nội dung tố cáo theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;
b) Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
c) Không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo;
d) Thông báo cho người tố cáo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, việc chuyển vụ việc tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
đ) Thông báo cho người bị tố cáo về nội dung tố cáo, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;
g) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:
a) Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
b) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
c) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
d) Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
4. Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
5. Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.
6. Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
6. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
7. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
8. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức, đơn vị trong Kiểm toán nhà nước.
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình.
Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
3. Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp và của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước do người có thẩm quyền bổ nhiệm người đó giải quyết.
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đơn vị sự nghiệp công lập do mình quản lý trực tiếp.
1. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc hoặc người khác do mình bổ nhiệm;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp nhà nước.
Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Luật này hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức mình; hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
2. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
3. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.
1. Khi nhận được tố cáo của cá nhân do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành phân loại và xử lý như sau:
a) Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý thì thụ lý tố cáo; trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
b) Trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 29 của Luật này thì không thụ lý; trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý nhưng có nội dung, thông tin rõ ràng về người có hành vi vi phạm, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền phục vụ cho công tác quản lý.
2. Kết quả xử lý tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này được thông báo bằng văn bản cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển tố cáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
1. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
1. Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Nội dung tố cáo được thụ lý;
d) Thời hạn giải quyết tố cáo.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
2. Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;
b) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
c) Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
d) Nội dung cần xác minh;
đ) Thời gian tiến hành xác minh;
e) Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
3. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
4. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
5. Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này theo phân công của người giải quyết tố cáo.
6. Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
1. Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;
b) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
2. Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
c) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
4. Người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan;
b) Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại.
2. Khi căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không còn thì người giải quyết tố cáo ra ngay quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo; thời gian tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không tính vào thời hạn giải quyết tố cáo.
3. Người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này;
b) Người bị tố cáo là cá nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo;
c) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
4. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo phải nêu rõ lý do, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và gửi đến người tố cáo, người bị tố cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
1. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;
b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chương này.
3. Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;
b) Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;
c) Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.
4. Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Kết luận về những nội dung vi phạm trong quá trình giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết tố cáo trước đó;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.
1. Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 30 của Luật này mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều này; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.
5. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
b) Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
c) Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
e) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
g) Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
h) Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ bao gồm những tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:
a) Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
b) Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
c) Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
d) Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.
3. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo phải được đánh số thứ tự. Việc lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm bí mật thông tin về người tố cáo.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
c) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
d) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
2. Tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để thống nhất xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết.
3. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 43 của Luật này.
Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về thời hạn giải quyết khác với quy định tại Điều 30 của Luật này thì thời hạn giải quyết tố cáo không được vượt quá thời hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
b) Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật; việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo;
c) Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người giải quyết tố cáo xử lý như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người giải quyết tố cáo xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kỷ luật, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, người giải quyết tố cáo xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật;
d) Đối với hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội phạm thì có văn bản chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
1. Thực hiện kịp thời, đúng thời hạn và đầy đủ các nghĩa vụ đã được xác định tại kết luận nội dung tố cáo.
2. Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người bị tố cáo phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước người giải quyết tố cáo, trước pháp luật về việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
1. Thực hiện kịp thời, đúng thời hạn và đầy đủ các nghĩa vụ có liên quan đã được xác định tại kết luận nội dung tố cáo.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với người giải quyết tố cáo để xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm của mình.
1. Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).
2. Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ.
3. Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
1. Người được bảo vệ có các quyền sau đây:
a) Được biết về các biện pháp bảo vệ;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.
2. Người được bảo vệ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;
c) Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.
1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
2. Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.
3. Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
5. Ủy ban nhân dân các cấp, Công đoàn các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện việc bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
1. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người tố cáo có văn bản đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;
c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
3. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
1. Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
2. Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
3. Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.
1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Họ tên, địa chỉ của người được bảo vệ;
d) Nội dung, biện pháp bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ;
đ) Thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.
3. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
4. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ phải tổ chức thực hiện ngay việc bảo vệ; trường hợp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc bảo vệ.
5. Thời gian bảo vệ được tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật này.
1. Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, giải quyết những vướng mắc phát sinh; gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện kịp thời, đầy đủ yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp không thực hiện được yêu cầu, đề nghị đó thì phải báo cáo hoặc thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do đến cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Báo cáo hoặc thông báo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc bảo vệ cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
1. Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.
2. Việc áp dụng biện pháp bảo vệ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
b) Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.
3. Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ.
2. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;
b) Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;
e) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;
g) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
h) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
i) Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận, chuyển đơn tố cáo, giải quyết tố cáo căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định áp dụng biện pháp sau đây:
1. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp;
2. Lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo;
3. Bố trí thời gian, địa điểm, lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
4. Áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
5. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng biện pháp cần thiết để giữ bí mật thông tin của người tố cáo.
1. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
a) Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
c) Xem xét bố trí công tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
2. Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm:
a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn.
2. Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết.
3. Áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.
5. Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý công tác giải quyết tố cáo của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
2. Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quản lý công tác giải quyết tố cáo; hằng năm gửi báo cáo về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình đến Chính phủ để tổng hợp báo cáo Quốc hội.
2. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quản lý công tác giải quyết tố cáo; hằng năm gửi báo cáo về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình đến Ủy ban nhân dân cùng cấp để tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân.
3. Căn cứ vào Luật này, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác của Nhà nước không thuộc hệ thống hành chính nhà nước, cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình phù hợp với đặc thù tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.
1. Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và gửi báo cáo đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giải quyết tố cáo.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp và thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi địa phương và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình.
Người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Người giải quyết tố cáo có hành vi quy định tại Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật trong việc giải quyết tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo nếu không chấp hành thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà không áp dụng biện pháp cần thiết để xử lý kịp thời đối với người giải quyết tố cáo có hành vi vi phạm quy định tại Điều 63 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người tố cáo và những người khác có liên quan có hành vi quy định tại Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Tố cáo đã được thụ lý, đang xem xét và chưa có kết luận trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo số 03/2011/QH13.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 25/2018/QH14 |
Hanoi, June 12, 2018 |
Pursuant to the Constitution of Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on Denunciation.
This Law provides for denunciation and settlement of denunciations of violations against the law during performance of duties and other violations against the law related to state management of fields; protection of denouncers and responsibilities of organizations for management of denunciation settlement.
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “denunciation” means an individual, according to the procedures prescribed by this Law, notifying a competent organization or individual of a violation committed by any organization or individual which causes or threatens to cause damage to the State interests or legitimate rights and interests of organizations and individuals, including:
a) Denunciation of violations against the law during performance of duties;
b) Denunciation of violations against the law related to state management of fields;
2. “denunciation of violations against the law during performance of duties” means the denunciation of violations against the law during performance of duties by:
a) An official, public official or public employee; other persons assigned to perform duties;
b) A person who is no longer an official, public official or public employee but committed violations against the law during the period he/she was an official, public official or public employee; a person who is no longer assigned to perform any duty but committed violations against the law during the period he/she was assigned to perform duties;
c) An organization.
3. “denunciation of violations against the law related to state management of fields” means the denunciation of violations against the law related to state management of fields committed by any organization and individual with respect to the compliance with regulations of law, except for violations against the law during performance of duties.
4. “denouncer” means an individual that makes denunciations.
5. “denounced party” means an organization or individual whose acts are denounced.
6. “denunciation handler” means an organization or individual that has the power to handle denunciations.
7. “settlement of a denunciation” means a denunciation handler accepting, verifying, giving and handling conclusions about the denunciation.
Article 3. Application of the law on denunciation and denunciation settlement
1. Denunciation and denunciation settlement are carried out in accordance with this Law and other relevant regulations of law. Unless otherwise prescribed by other regulations, such regulations shall prevail.
2. Crime reports shall be received and handled in accordance with regulations of the Criminal Procedure Code.
Article 4. Rules for settling denunciations
1. Denunciations shall be settled in a timely, accurate and objective manner, within power and in accordance with procedures and time limit prescribed by law.
2. Denunciations shall be settled in a manner that ensures safety of the denouncer and protects legitimate rights and interests of the denounced party during the process of settling denunciations.
Article 5. Responsibilities of competent organizations and individuals for receipt and settlement of denunciations
1. Within their jurisdiction, every competent organization and individual shall:
a) receive and settle denunciations as prescribed by law; adopt necessary measures to prevent potential damages; ensure safety of denouncers; take actions against violators and take legal responsibility for their decision;
b) protect legitimate rights and interests of the denounced party in case the denunciation handler is yet to give any conclusion about the denunciation.
2. Any organizations and individuals that have the power to receive and settle denunciations but fail to receive and settle denunciations as prescribed by law, negligently fail to receive and settle denunciations or settle denunciations as against the law shall incur strict penalties. If any damages are caused, compensation shall be provided as prescribed by law.
Article 6. Responsibilities of relevant organizations and individuals for cooperation in denunciation settlement
Relevant organizations and individuals shall, within their jurisdiction, cooperate with the denunciation handler; provide information and documents concerning the denunciation as prescribed by law; adopt measures to protect the denouncer within their power; take actions against violators according to the denunciation conclusion; take actions against organizations and individuals that commit violations against the law on denunciation.
Article 7. Complying with decision to take actions against denounced violations against the law
Relevant organizations and individuals must respect and comply with an organization’s or individual’s decision to take actions against denounced violations against the law. Any organizations and individuals that have the responsibility to comply with the decision to take actions against denounced violations against the law but fail to do so shall incur strict penalties as prescribed by law.
1. Obstructing and harassing the denouncer.
2. Settling denunciations in a negligently and unfair manner.
3. Disclosing the denouncer’s name, address and autograph or other information which may reveal his/her identity.
4. Losing or falsifying case files during the process of settling denunciations.
5. Failing to settle denunciations or deliberately settling denunciations against the law; abusing positions or power to settle denunciations to commit illegal acts or harass denouncing parties and denounced parties.
6. Failure to assume or fully assume the responsibility to protect the denouncer.
7. Illegally interfering with or obstructing denunciation settlement.
8. Threatening, bribing, taking revenge on, victimizing or insulting the denouncer.
9. Protecting the denounced party.
10. Deliberately making untruthful denunciations; forcing, persuading, inciting, counseling and bribing another to make untruthful denunciations; using another person’s name to make denunciations.
11. Bribing, threatening, taking revenge on or insulting denunciation handlers.
12. Misusing the denunciation right to oppose or infringe upon the interests of the State; disturbing security and public order; distorting, slandering or harming another person's honor, reputation and dignity.
13. Providing false information on denunciation and settlement of denunciations.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF DENOUNERS, DENOUNCED PARTY AND DENUNCIATION HANDLERS
Article 9. Rights and obligations of denouncers
1. A denouncer has the rights to:
a) exercise his/her denunciation right as prescribed by this Law;
b) have his/her name, address, autograph and other personal information kept confidential;
c) be informed of the acceptance of or failure to accept a denunciation, transfer of his/her denunciation to a competent authority or individual, extension of the time limit for settling the denunciation, termination or suspension of the process of settling the denunciation, continuation in settling the denunciation, and making of conclusions.
d) keep making further denunciation if there are grounds to believe that a competent organization or individual settles the denunciation against the law or a denunciation is yet to be settled within the prescribed limit;
dd) withdraw his/her denunciation;
e) request a competent organization or individual to adopt measures for protecting the denouncer;
g) be provided with rewards or compensation for any damage he/she incurs as prescribed by law.
2. A denouncer has the obligations to:
a) provide personal information prescribed in Article 23 of this Law;
b) honestly present his/her denunciation; provide his/her information and documents concerning the denunciation.
c) take legal responsibility for the denunciation;
d) cooperate with the denunciation handler upon request;
dd) pay compensation for his/her deliberate issuance of untruthful denunciation.
Article 10. Rights and obligations of the denounced party
1. A denounced party has the rights to:
a) be informed of the denunciation, extension of the time limit for settling the denunciation, termination or suspension of the process of settling the denunciation, continuation in settling the denunciation;
b) provide explanation and evidences for untruthful denunciation;
c) receive denunciation conclusions;
b) have its/his/her legitimate rights and interests protected in case the denunciation handler is yet to give any conclusion about the denunciation.
dd) request a competent organization or individual to take actions against any person who deliberately makes an untruthful denunciation or who settles a denunciation against the law;
e) have its/his/her honor, infringed legitimate rights and interests restored, receive public apologies and corrections and receive compensation for any damage caused by untruthful denunciations or improper settlement of denunciations in accordance with regulations of law.
g) complain about the settlement decision issued by a competent organization or individual as prescribed by law.
2. A denounced party has the obligations to:
a) be present at the request of the denunciation handler;
b) provide explanation for the denounced violation; provide relevant information and documents at the request of a competent organization or individual;
c) strictly comply with the settlement decision according to the conclusion given by the competent organization or individual;
d) pay compensation for any damages it/he/she inflicts and its/his/her violations against the law.
Article 11. Rights and obligations of denunciation handlers
1. A denunciation handler has the rights to:
a) request the denouncer to be present and provide his/her information and documents concerning the denunciation;
b) request the denounced party to be present and provide explanation for the denounced violation; provide information and documents concerning the denunciation;
c) request other organizations and individuals to provide their information and documents concerning the denunciation;
d) adopt necessary measures to verify and collect information and documents that will be used as the basis for settling denunciations in accordance with regulations of this Law and relevant regulations of law; adopt or request competent organizations and individuals to adopt measures as prescribed by law to prevent or stop the denounced violation;
dd) give a conclusion about the denunciation;
e) handle the denunciation conclusion within its/his/her power as prescribed by law or request a competent organization or individual to do so.
2. A denunciation handler has the following obligations:
a) Ensure objectiveness, truthfulness and lawfulness upon denunciation settlement;
b) Adopt necessary measures to protect the denouncer within its/his/her power or request a competent authority to do so;
c) Do not disclose information about denunciation settlement; protect legitimate rights and interests of the denounced party in case no conclusion is given.
d) Notify the denouncer of the acceptance of or failure to accept the denunciation, transfer of the denunciation to a competent authority or individual, extension of the time limit for settling the denunciation, termination or suspension of the process of settling the denunciation, continuation in settling denunciations, and making of conclusions.
dd) Notify the denounced party of the denunciation, extension of the time limit for settling the denunciation, termination or suspension of the process of settling the denunciation, continuation in settling the denunciation; send the denunciation conclusion to the denounce party;
e) take legal responsibility for its/his/her denunciation settlement;
g) pay compensation for any damages and its/his/her unlawful denunciation settlement.
SETTLEMENT OF DENUNCIATIONS OF VIOLATIONS AGAINST LAW DURING PERFORMANCE OF DUTIES
Section 1. POWER TO SETTLE DENUNCIATIONS
Article 12. Rules for determining power
1. A denunciation of violations against law committed by an official, public official or public employee during performance of his/her duties shall be settled by the head of the organization that has the power to manage such official, public official or public employee.
A denunciation of violations against law committed by the head or deputy head of an organization during performance of his/her duties shall be settled by the head of its supervisory organization.
2. A denunciation of violations against law committed by an official, public official or public employee under the management of multiple organizations during performance of his/her duties shall be settled by the head of the organization that manages the denounced official, public official or public employee in cooperation with the heads of relevant organizations.
3. In case a denunciation of violations against law committed by an official, public official or public employee during performance of his/her duties is made when he/she was previously an official, public official or public employee and he/she has been reassigned to another organization or is no longer an official, public official or public employee, such denunciation shall be settled as follows:
a) In case the denounced party that is the head or deputy head has been reassigned to another organization but still holds a similar position, the denunciation shall be settled by the head of the previous supervisory organization in cooperation with the head of the current supervisory organization;
b) In case the denounced party has been reassigned to another organization and hold a higher position, the denunciation shall be settled by the head of the current supervisory organization in cooperation with the previous supervisory organization.
In case the denounced party has been reassigned to another organization and is the head or deputy head of such organization, the denunciation shall be settled by the head of the current supervisory organization in cooperation with the previous supervisory organization;
c) In case the denounced party has been reassigned to another organization and is not the case specified in Points and b of this Clause, the denunciation shall be settled by the head of the previous supervisory organization in cooperation with the head of the current supervisory organization;
d) In case the denounced party is no longer an official, public official or public employee, the denunciation shall be settled by the head of the previous supervisory organization in cooperation with the heads of relevant organizations.
4. A denunciation of the official, public official or public employee of the organization that has been consolidated, merged, fully divided or partially divided shall be settled by the head of such organization in cooperation with the heads of relevant organizations.
5. A denunciation of the official, public official or public employee of the organization that has been dissolved shall be settled by the head of the organization before the dissolution.
6. A denunciation of violations against law committed by an organization during its performance of duties shall be settled by the head of its supervisory organization.
Article 13. Power to settle denunciations of violations against law committed by state administrative agencies during performance of their duties
1. The President of People’s Committee of the commune has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
2. The President of People’s Committee of the district has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the President or Deputy President of the People’s Committee of the commune, and other officials, public officials and public employees appointed by President of the People's Committee of the district or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under the management of the People’s Committee of the district during performance of their duties.
3. The head of the specialized agency affiliated to the People's Committee of the province has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate, and other public officials and public employees appointed by the head of the specialized agency affiliated to the People's Committee of the province or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
4. The President of People’s Committee of the province has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the President or Deputy President of People’s Committee of the district, head or deputy head of the specialized agency affiliated to the People’s Committee of the province, and other public officials and public employees appointed by the President of People’s Committee of the province or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
5. The Director General, Director or equivalent position of a Ministry and ministerial agency that is assigned to manage officials, public officials and public officials has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate of the General Department, Department or equivalent agency, and other public officials and public employees appointed by the Director General, Director or equivalent position of a Ministry and ministerial agency or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
6. The head of a Governmental agency has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate of Governmental agency, and other public officials and public employees appointed by the head of the Governmental agency or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
7. The Minister or the head of a ministerial agency has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the Governmental agency, affiliate of Ministry and ministerial agency, and other public officials and public employees appointed by the Minister or head of ministerial agency or under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
8. The Prime Minister has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by Ministers, Deputy Ministers, heads or deputy heads of ministerial agencies, Governmental agencies, Presidents or Deputy Presidents of People’s Committees of provinces, and other officials, public officials and public employees appointed by the PM or under the management of the PM during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under the Prime Minister’s management during performance of their duties.
Article 14. Power to settle denunciations of violations against law committed by People’s Courts during performance of their duties
1. The Chief Justice of People’s Court of the district has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
2. The Chief Justice of People’s Court of the province has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the Chief Justice or Deputy Chief Justice of People’s Court of the district, and other public employees under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by the People’s Court of the district during performance of their duties.
3. The Chief Justice of the Superior People’s Court has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
4. The Chief Justice of the Supreme People’s Court has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by Chief Justices or Deputy Chief Justices of Superior People’s Courts; Chief Justices or Deputy Chief Justices of People’s Courts of provinces during performance of their duties, and other public officials and public employees under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management, Superior People’s Courts and People’s Courts of provinces.
Article 15. Power to settle denunciations of violations against law committed by People’s Procuracies during performance of their duties
1. The Chief Procurator of People’s Procuracy of the district has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
2. The Chief Procurator of People’s Procuracy of the province has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the Chief Procurator or Deputy Chief Procurator of People’s Procuracy of the district, and other public officials under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by the People’s Procuracy of the district during performance of their duties.
3. The Chief Procurator of the Superior People’s Procuracy has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
4. The Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by Chief Procurators or Deputy Chief Procurators of Superior People’s Procuracies; Chief Procurators or Deputy Chief Procurators of People’s Procuracies of provinces, and other public officials and public employees under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management, Superior People’s Procuracies and People’s Procuracies of provinces during performance of their duties.
Article 16. Power to settle denunciations of violations against law committed by the State Audit Office of Vietnam during performance of its duties
The State Auditor General has the power to settle denunciations of violations against law committed by public officials, public employees and units of the State Audit Office of Vietnam during performance of their duties.
Article 17. Power to settle denunciations of violations against law committed by other regulatory agencies during performance of their duties
1. The Standing Committee of National Assembly has the power to settle denunciations of violations against the law committed by full-time National Assembly deputies during performance of their duties; settle denunciations violations against the law committed by other National Assembly deputies during performance of tasks of a National Assembly deputy; settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the National Assembly Office or the affiliate of the Standing Committee of National Assembly during performance of his/her duties
2. The Standing Committee of People's Council has the power to settle denunciations of violations against the law committed by full-time People’s Council deputies during performance of their duties; settle denunciations violations against the law committed by other People’s Council deputies during performance of tasks of a People’s Council deputy, except for the violations against the law committed by the President or Deputy President of the People’s Council of the same level.
The authority that has the power to approve the appointment of Presidents and Deputy Presidents of People’s Councils has the power to settle denunciations of violations against committed by Presidents and Deputy Presidents of People’s Councils during performance of their duties.
3. The head of another regulatory agency has the power to denunciations of violations against the law committed by officials, public officials and public employees appointed by the head of another regulatory agency or under his/her management during performance of their duties.
Denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of another regulatory agency shall be settled by the person that has the power to appoint such head or deputy head.
Article 18. Power to settle denunciations of violations against law committed by public service providers during performance of their duties
1. The head of a public service provider has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate of the public service provider, and public officials and public employees appointed by the head of the public service provider or under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
2. The head of a regulatory agency that manages the public service provider has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the public service provider, and public officials and public employees appointed by the head of the regulatory agency that manages the public service provider or under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by the public service provider under his/her management during performance of its duties.
Article 19. Power to settle denunciations of violations against law committed by persons who hold positions in state-owned enterprises during performance of their duties
1. The head of a state-owned enterprise has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate of the state-owned enterprise or other persons appointed by the head of the state-owned enterprise during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by the affiliate under his/her management during performance of its duties.
2. The head of a regulatory agency that is assigned to manage a state-owned enterprise has the power to settle denunciations of violations against the law committed by the President of the Member Council, members of the Member Council, president of the enterprise and controllers appointed by head of the regulatory agency or under his/her management during performance of their duties.
Article 20. Power to settle denunciations of violations against law committed by political institutions and socio-political organizations during performance of their duties
The central government agency of a political institution or socio-political organization shall, according to the rules for determining power specified in Article 12 of this Law, provide guidelines for the power to settle denunciations of violations against the law during performance of its duties, and violations against the law committed by organizations under its management during performance of their duties.
Article 21. Power to settle denunciations of violations against law committed by persons assigned to perform duties but are not officials, public officials and public employees
The head of an organization or unit that manages the person assigned to perform duties but is not an official, public official or public employee has the power to settle denunciations of violations against the law committed by such person during performance of his/her duties.
Section 2. METHODS OF DENUNCIATION, RECEIPT AND INITIAL SETTLEMENT OF DENUNICATIONS
Article 22. Methods of denunciation
Denunciation shall be made using a form and directly at a competent authority.
Article 23. Receipt of denunciations
1. In the cases where a denunciation is made using a form, the denunciation form shall specify date of denunciation; full name and address of the denouncer, methods of contacting the denouncer; denounced violations against the law; denounced party and other relevant authority. In the cases where multiple denouncers make a denunciation, the denunciation form shall specify denouncers' full name, address and method of contacting each denouncer; full name of the representative of each denouncer.
The denouncer shall sign or press his/her fingerprint on the denunciation form.
2. In the cases where the denouncer submits a denunciation directly to a competent organization, the recipient shall instruct him/her to fill in the denunciation form or record the denunciation and request him/her to sign or press his/her fingerprint on the record, specifying the information specified in Clause 1 of this Article. In the cases where multiple denouncers makes a denunciation, the recipient shall instruct them to fill in the denunciation form or record the denunciation and request them to sign or press their fingerprint on the record.
3. Any organization or individual that has the power to settle denunciations shall receive denunciations. Every denouncer shall make their denunciation at the address announced by the competent authority.
Article 24. Initial settlement of denunications
1. Within 07 working days from the date on which the denunciation is received, the organization/individual shall enter, classify and initially settle the denunciation, check and verify information about the denouncer and conditions for acceptance of the denunciation. In case it is required to check and verify information in multiple locations or authorize another competent authority to do so, the time limit for checking and verifying information may be extended for a period not exceeding10 working days.
In case it is eligible for acceptance, a decision on denunciation acceptance shall be issued as prescribed in Article 29 of this Law. In case it is ineligible for acceptance, the denunciation shall not be accepted and explanation therefor shall be immediately provided for the denouncer.
2. In case the denunciation falls outside the organization/individual’s jurisdiction, the organization/individual shall, within 05 working days from the receipt of the denunciation form, transfer it to another competent organization/individual and notify the denouncer. In case the denouncer directly submits a denunciation, the recipient shall instruct him/her to submit the denunciation to a competent organization/individual.
3. In case the denunciation falls outside the organization/individual’s jurisdiction and is sent to multiple organizations and individuals, including competent organizations and individuals or in spite of receiving instructions the denouncer sends the denunciation to an organization/individual that does not have the power to settle it, the recipient must not settle the denunciation.
Article 25. Receipt and settlement of denunciations
1. Upon receipt of a denunciation, if it is impossible to identify full name and address of the denouncer or identify the denouncer despite verification, or the denouncer uses another person’s full name to make the denunciation or the denunciation is not made using the methods prescribed in Article 22 of this Law, the competent organization/individual must not settle the denunciation as prescribed by this Law.
2. In case the denunciation specified in Clause 1 of this Article clearly specifies information about the violator and specific documentary evidences for the violations and grounds for carrying out investigation and verification are available, the recipient shall carry out an inspection within its/his/her power or request another competent organization/individual to do so.
Article 26. Receipt and settlement of denunciations sent by press agencies, competent organizations and individuals
1. Upon receipt of an individual’s denunciation sent by a press agency, competent organization or individual, the recipient shall classify and settle it as follows:
a) In case the denunciation falls within the organization/individual’s jurisdiction and is eligible for acceptance, it shall be accepted. In case it falls outside the organization/individual’s jurisdiction, the denunciation shall be settled by another competent organization/individual;
b) In case it is ineligible for acceptance as prescribed in Article 29 of this Law, the denunciation must not be accepted. In case it is ineligible for acceptance but it clearly specifies information about the violator and specific documentary evidences for the violations and grounds for carrying out investigation and verification are available, the recipient shall carry out an inspection within its/his/her power.
2. A written notice of result of denunciation settlement carried out as specified in Clause 1 of this Article shall be sent to the press agency, competent organization or individual that sent the denunciation within 20 days from the receipt of the denunciation.
Article 27. Settlement of denunciations of suspected criminal violation, adoption of violation prevention measures
1. During receipt and settlement of a denunciation, if the denounced violation is suspected of a crime, immediately transfer the case file to a competent investigating authority or competent People’s Procuracy.
2. In the cases where the denounced violation causes or threatens to cause damage to the State interests or legitimate rights and interests of an organization, life, health, property, honor, dignity or other legitimate rights and interests of an individual, the recipient shall adopt necessary measures within its/his/her power or immediately notify a police authority or another competent organization/individual to promptly prevent such violation.
Section 3. PROCEDURES FOR SETTLING DENUNCIATIONS
Article 28. Procedures for settling denunciations
1. Accept a denunciation.
2. Verify the denunciation.
3. Give a conclusion about the denunciation.
4. Handle the denunciation conclusion issued by the denunciation handler.
Article 29. Accepting denunciations
1. A denunciation handler may issue a denunciation decision if the following conditions are satisfied:
a) The denunciation is made as prescribed in Article 23 of this Law;
b) The denouncer has full legal capacity. In the case of limited legal capacity, a representative is required as prescribed by law;
c) The case falls within the recipient’s jurisdiction;
d) There are grounds for determining a violator and violation against the law.
In case a denunciation is derived from the complaint that has been settled within power and in accordance with prescribed procedures, but the complainant expresses his/her dissent and denounces the complaint handler, the denunciation will be only accepted if the denouncer provides information and documentary evidences to confirm that the complaint handler commits a violation.
2. A decision on denunciation acceptance contains at least:
a) Issuance date of the decision;
b) Grounds for issuing the decision;
c) Accepted denunciation;
d) Time limit for settling the denunciation.
3. Within 05 working days from the issuance date of the decision on denunciation acceptance, the denunciation handler shall notify the denouncer and the denounced party.
Article 30. Time limit for settling denunciations
1. A denunciation shall be settled within 30 days from the date on which it is accepted.
2. Regarding a complicated case, the time limit may be extended once for a period not exceeding 30 days.
3. Regarding a particularly complicated case, the time limit may be extended twice for up to 30 days in each period of extension.
4. The denunciation handler shall issue an extension decision to the denouncer, denounced party and relevant organizations and individuals.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 31. Verifying denunciations
1. The denunciation handler shall verify or assign an inspecting authority at the same level or another organization/individual to verify the denunciation (below collectively referred to as “the denunciation verifier”) The denunciation verification shall be assigned in writing.
2. The written assignment on denunciation verification shall contain at least:
a) Date of assigning verification;
b) The assignee;
c) Full name and address of the denounce party; name and office building of the denounced party;
d) The denunciation to be verified;
dd) Time for carrying out verification;
e) Rights and responsibilities of the assignee.
3. The denunciation verifier shall adopt necessary measures to collect information and documents to clarify the denunciation. The collected information and documents shall be recorded. Where necessary, a record shall be made and included in the case file.
4. During the verification, the denunciation verifier shall enable the denounced party to provide its/his/her explanation and evidences for the denunciation to be verified.
5. The denunciation verifier may exercise the rights and fulfill the obligations specified in Points a, b, c and d Clause 1 and Points a, b and c Clause 2 Article 11 of this Law as assigned by the denunciation handler.
6. After the verification, the assignee shall send a written notice of verification result and proposed remedial measures to the denunciation handler.
Article 32. Responsibilities of Chief Inspectors at all levels and Inspector-General
1. Chief Inspectors of Ministries, ministerial agencies, Chief Inspectors of provinces, Chief Inspectors of Departments and Chief Inspectors of districts have the responsibilities to:
a) Verify denunciations, notify verification result and propose denunciation settlement measures that fall within the jurisdiction of the head of a state administrative agency at the same level when so assigned.
b) Consider the denunciation settlement that has been carried out by the head of the inferior organization of the state administrative agency at the same level but is suspected of violating the law. In case there are grounds to believe that denunciation is settled against the law, request the head of the state administrative agency at the same level to consider re-settling it.
2. The Inspector-General has the responsibilities to:
a) receive, classify and propose the settlement of denunciations within the Prime Minister's power;
b) Verify denunciations, notify verification result and propose denunciation settlement measures that fall within the Prime Minister’s jurisdiction when so assigned;
c) Consider the denunciation settlement that has been carried out by Ministers, heads of ministerial agencies or Governmental agencies and Presidents of People’s Committees of provinces but is suspected of violating the law. In case there are grounds to believe that denunciation is settled against the law, request the Prime Minister to consider re-settling it.
Article 33. Withdrawal of denunciations
1. The denouncer may totally or partially withdraw a denunciation before the denunciation handler gives a conclusion on the denunciation. The denunciation shall be withdrawn in writing.
2. In case the denouncer partially withdraws the denunciation, the remaining shall be settled as prescribed by this Law. In case the denouncer totally withdraws the denunciation, Point a Clause 3 Article 34 of this Law shall be complied with. In case multiple denouncers make a denunciation while one or several denouncers withdraw the denunciation, it continues to be settled as prescribed by this Law. The person who has withdrawn the denunciation cannot enjoy the rights and does not have to fulfill the obligations specified in Article 9 of this Law, except in the case specified in Clause 4 of this Article.
3. In case the denouncer withdraws the denunciation and the denunciation handler deems that the denounced act is suspected of violating the law or there are grounds to confirm that the denouncer is threatened or bribed to withdraw the denunciation or the denouncer makes use of the denunciation to slander, insult or cause damage to the denounced party, the denunciation must be still settled.
4. The denouncer withdraws the denunciation but there are grounds to confirm that the denouncer makes use of the denunciation to slander, insult or cause damage to the denounced party, he/she shall still take responsibility for his/her denunciation and provide compensation for any damage as prescribed by law.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 34. Suspension and termination of denunciation settlement
1. A denunciation handler may issue a decision on suspension of denunciation settlement on one of the following grounds:
a) The result of settlement by other organizations/individuals or settlement of other relevant cases needs to be waited for;
b) The result of additional expertise or re-expertise needs to be waited for.
2. When the grounds for suspension of denunciation settlement are no longer reasonable, the denunciation handler shall immediately issue a decision to keep settling the denunciation. The time limit for suspension of denunciation settlement shall not be included in the time limit for denunciation settlement.
3. A denunciation handler may issue a decision on termination of denunciation settlement on one of the following grounds:
a) The denouncer totally withdraws the denunciation, except in the case specified in Clause 3 Article 33 of this Law;
b) The denounced party is an individual who is dead and the denunciation is only related to the denounce party’s responsibilities.
c) The case has been settled under an effective judgment or an effective judicial decision or an effective decision issued by a competent organization/individual.
4. The decision on suspension/termination of denunciation settlement shall specify reasons and responsibilities of relevant organizations and individuals and be sent to the denouncer and denounced party within 05 working days from the issuance date.
Article 35. Giving conclusions about denunciations
1. According to the denunciation and explanation provided by the denounced party, result of denunciation verification and relevant documents and evidences, the denunciation handler shall issue a denunciation conclusion.
2. A denunciation conclusion shall contain at least:
a) Result of denunciation verification;
b) Legal grounds for determining whether there is a violation against the law.
c) Conclusion that the denunciation is correct, partially correct or untruthful; responsibilities of each organization/individual for the denunciation;
d) Remedial measures to be taken; request for application of measures for taking actions against violators by other organizations and individuals;
dd) Request for amendments to policies and laws and implementation of necessary measures for protecting the State interests and legitimate rights and interests of organizations and individuals by a competent authority.
3. Within 05 working days from the issuance date of the denunciation conclusion, the denunciation handler shall send it to the denounced party, organization that manages the denounced party and relevant organizations and individuals, and the denouncer.
Article 36. Handling denunciation conclusions issued by denunciation handlers
1. Within 07 working days from the issuance date of the denunciation conclusion, the denunciation handler shall, according to the denunciation conclusion, handle it as follows:
a) In case it is concluded that the denounced party does not commit any violation against the law during performance of the denounced party’s duties, the denunciation handler shall restore the denounced party’s legitimate rights and interests that are infringed by the untruthful denunciation and take actions against the person who deliberately makes untruthful denunciation within its/his/her power or request a competent organization/individual to do so;
b) In case it is concluded that the denounced party commits a violation against the law during its/his/her performance of duties, the denunciation handler shall take actions against such denounced party within its/his/her power or request a competent organization/individual to do so;
2. In case the denounced party’s violation is suspected of a crime, the denunciation handler shall immediately transfer the case file to a competent investigating authority or competent People’s Procuracy.
3. Within 05 working days from the date on which the result of handling of the denunciation conclusion is available, the organization/individual specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall send a written notice of result of handling of the denunciation conclusion to the denunciation handler.
Article 37. Taking denunciations further and denunciation resettlement
1. In case there are grounds to believe that the denunciation was settled against the law, the denouncer has the right to submit the denunciation to the head of the supervisory organization of the denunciation handler.
2. Within 20 days from the receipt of the denunciation, the head of the supervisory organization of the denunciation handler shall consider the previous case file. Where necessary, he/she shall work with the denouncer on the denunciation and collect relevant information, documents and evidences to decide to settle the denunciation. The denunciation shall be settled as follows:
a) In case the denunciation was previously settled as prescribed by law, the head of the supervisory organization shall not resettle the denunciation and shall provide written explanation for the denouncer;
b) In case the denunciation was previously settled ultra vires, the head of the supervisory organization shall settle the denunciation within his/her power or transfer it to a competent organization/individual;
c) In case the denunciation was previously settled on one of the grounds specified in Clause 3 of this Article, the head of the supervisory organization shall directly settle the denunciation within the time limit and in accordance with the denunciation procedures prescribed in this Chapter.
3. A denunciation shall be resettled on one of the following grounds:
a) The result of denunciation verification or conclusion is inaccurate or subjective;
b) Important information, documents and evidences are omitted while verifying or concluding the denunciation;
c) Laws are incorrectly implemented while verifying or concluding the denunciation.
4. A conclusion on resettlement of a denunciation shall contain at least:
a) The contents set forth in Clause 2 Article 35 of this Law;
b) Violations committed by the head of the inferior organization during denunciation settlement;
c) Responsibilities of relevant organizations and individuals for previously settling the denunciation;
d) Measures or proposed measures to be taken against violations committed by the organization/individual during its/his/her denunciation settlement.
Article 38. Settling denunciations in case they are yet to be settled after the prescribed time limit
1. In case a denunciation is yet to be settled after the time limit specified in Article 30 of this Law, the denouncer has the right to submit it to the head of the supervisory organization of the denunciation handler.
2. Within 05 working days from the receipt of the denunciation, the head of the supervisory organization shall request the denunciation handler in writing to submit a report on process of settling the denunciation, reasons for late settlement of denunciation and responsibilities for settling the denunciation.
3. Within 05 working days from the receipt of the written request, the denunciation handler shall submit the report specified in Clause 2 of this Article, keep settling the denunciation at the request of the supervisory organization and report settlement result, except in the case specified in Clause 5 of this Article.
4. The head of the supervisory organization shall supervise and expedite the denunciation settlement, notify the denouncer of his/her consideration and settlement of the denunciation, adopt remedial measures to take actions against the competent person that fails to settle the denunciation within the prescribed time limit within his/her power or request a competent organization/individual to do so.
5. In case there are grounds to believe that the denunciation is settled in a manner that seriously violates the law and is suspected of subjectivity, the head of the supervisory organization shall directly settle the denunciation.
The Government shall elaborate this Clause.
1. The denunciation settlement shall be documented. According to the specific case, a case file includes:
a) A denunciation form or denunciation record; a report or record on checking of the denounced party's personal information, minute of the meeting with the denouncer on denunciation verification;
b) A denunciation acceptance decision; written assignment on denunciation verification;
c) Verification record; expertise result, information, documents and evidences collected during verification;
d) A written explanation of the denounced party; minutes of the meeting with the denounced party on the explanation;
dd) A report on the denunciation verification in case the denunciation handler assigns another person to verify the denunciation;
e) A decision on suspension of denunciation settlement; decision to keep settling the denunciation;
g) A denunciation conclusion or decision on termination of denunciation settlement;
h) A settlement decision issued by the denunciation handler, written request for adoption of settlement measures by a competent organization or individual;
i) Other relevant documents.
2. In the case of denunciation resettlement, a case file includes the documents specified in Clause 1 of this Article and the following documents:
a) A form used to take a denunciation further or a record on the denunciation that is taken further; written request for denunciation resettlement;
b) A denunciation resettlement conclusion;
c) A settlement decision issued by the person who resettles the denunciation;
d) Other relevant documents.
3. Case files shall be numbered. Case files shall be retained and used as prescribed by law and in a manner that protects denouncers’ personal information.
Article 40.Publishing denunciation conclusions and decisions to take actions against denounced violations
1. Within 07 working days from the issuance date of the denunciation conclusion and decision to take actions against the denounced violation, the denunciation handler shall publish the denunciation conclusion, and the person that has the power to impose disciplinary or administrative penalties shall issue the decision to take actions against the denounced violation.
2. A denunciation conclusion or decision to take actions against denounced violations shall be published using one or some of the following methods:
a) Publishing it at a meeting organized at the organization where the denounced party works;
b) Posting it at the premise or citizen reception office of the organization or the organization of the individual that has settled the denunciation and issued the decision to take actions against the denounced violation;
c) Posting it on the web portal or internal network of the premise or citizen reception office of the organization or the organization of the individual that has settled the denunciation and issued the decision to take actions against the denounced violation;
d) Posting it on mass media.
3. Denunciation conclusions and decisions to take actions against denounced violations shall be published in a manner that does not reveal information about denounced parties and information that is classified as state secrets.
4. The Government shall elaborate this Article.
SETTLEMENT OF DENUNCIATIONS OF VIOLATIONS AGAINST LAW RELATED TO STATE MANAGEMENT OF FIELDS
Article 41. Rules for determining power
1. A denunciation of a violation committed by an organization or individual which is related to the state management by an agency shall be settled by such agency.
2. Regarding a denunciation related to the state management by multiple authorities, these authorities shall, within their jurisdiction, cooperate with each other to determine an authority that will have the power to take charge of denunciation settlement or request a superior authority to assign a competent authority to do so.
3. A denunciation of a violation against the law that falls within the jurisdiction of multiple authorities, the first authority that accepts the denunciation shall settle it.
Article 42. Procedures for settling denunciations
1. Procedures for receiving, classifying, verifying and concluding a denunciation of a violation against the law related to state management of fields are prescribed in Articles 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 and 40 of this Law, except in the case specified in Article 43 of this Law.
In case it is concluded that the denounced party commits a violation against the law related to state management of fields, actions against such violation shall be taken as prescribed by the law on penalties for administrative violations.
2. In case the law on penalties for administrative violations provides for the time limit for denunciation settlement that is different from that specified in Article 30 of this Law, the time limit for denunciation settlement must not exceed the time limit for imposing penalties for administrative as prescribed by the law on penalties for administrative violations.
Article 43. Procedures for settling denunciations that are adequately specific and include evidences and grounds for immediate settlement
1. In case a denunciation of a violation against the law related to state management of fields is adequately specific and includes evidences and grounds for immediate settlement, it shall be settled in accordance with the following procedures:
a) The competent person receives and settles the denunciation;
b) In the case of denunciation of a violation against the law related to the field under its/his/her management, the denunciation handler immediately verifies the denunciation, adopts necessary measures to prevent and stop the violation, and promptly makes a record on the violation. Where necessary, the verification and checking of information about the denouncer shall be carried out;
c) The denunciation handler issues a decision to take actions against the violation within its/his/her power or request a competent authority to do so.
2. The case file shall be prepared together with the administrative penalty documentation as prescribed by the law on penalties for administrative violations.
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS IN CHARGE OF CONCLUDING DENUNCIATIONS
Article 44. Responsibilities of denunciation handlers
1. According to the denunciation conclusion, degree and nature of the violation, the denunciation handler shall take actions as follows:
a) Regarding the violation against the law committed during performance of duties, the denunciation handler shall take actions against the violation, enforce the performance of remedial actions against it and perform other remedial actions as prescribed by law within its/his/her power or request a competent organization/individual to do so;
b) Regarding the violation against the law related to state management of fields, the denunciation handler shall impose administrative penalties and perform other remedial actions as prescribed by law within its/his/her power or request a competent organization/individual to do so;
c) The denunciation handler shall take actions against the denouncer that deliberately makes an untruthful denunciation within its/his/her power or request a competent organization/individual to do so;
d) Regarding the violation against the law that is suspected of a crime, it is required to immediately transfer the case file to a competent investigating authority or competent People’s Procuracy.
2. Power of and procedures for imposing disciplinary or administrative penalties and performing other remedial actions are compliant with regulations of the law on officials, public officials and public employees, law on penalties for administrative violations and other relevant regulations of law.
3. The denunciation handler shall supervise and expedite the implementation of the denunciation conclusion or assign an inspecting authority at the same level to do so.
Article 45. Responsibilities of denounced parties
1. Fulfill all obligations defined in the denunciation conclusion in a timely manner.
2. In the case of a denunciation of a violation against the law during performance of duties, the denounce party shall submit a report on and be responsible to the denunciation handler and law for the implementation of the denunciation conclusion.
Article 46. Responsibilities of relevant organizations and individuals
1. Fulfill all relevant obligations defined in the denunciation conclusion in a timely manner.
2. Within their jurisdiction, cooperate with the denunciation handler in taking actions against denounced violations as prescribed by law.
3. Be responsible to law for implementation of denunciation conclusions within their jurisdiction.
Article 47. Protected persons and scope of protection
1. Protection of a denouncer means the protection of his/her information; protection of his/her position, job, life, health, property, honor and dignity and his/her spouse, natural parent, adoptive parent, stepfather, stepmother, natural child, adopted child (below collectively referred to as “the protected person”)
2. Every denouncer has his/her personal information protected, except the case in which he/she reveals it on his/her own.
3. If there are grounds to believe that position, job, life, health, property, honor and dignity of the persons specified in Clause 1 of this Article are being infringed or threatened to be immediately infringed or such persons are victimized due to the denunciation, the denunciation handler or another competent authority shall decide to adopt necessary protection measures on its/his/her own or at the request of the denouncer.
Article 48. Rights and obligations of protected persons
1. A protected person has the rights to:
a) be aware of protection measures;
b) be provided with explanation for his/her rights and obligations when protection measures are adopted;
c) request revisions to or termination of adoption of protection measures;
d) refuse to be protected;
dd) be compensated as prescribed by the law on State compensation liability in case the denouncer has requested the denunciation handler or another competent authority to adopt protection measures but they fail to adopt protection measures or fail to adopt them in a timely manner or adopt them against the law, causing damage to his/her life, health, property or spiritual life.
2. A protected person has the obligations to:
a) strictly comply with request of the authority that has the power to adopt protection measures;
b) keep information concerning the protection secret;
c) promptly notify the authority in charge of adopting protection measures of the issues that arise during the protection period.
Article 49. Authorities that have the power to adopt protection measures
1. Denunciation handlers shall protect information, position and job of protected persons under their management and other contents that fall within their jurisdiction. In case it is beyond their jurisdiction, they shall request competent organizations/individuals to adopt protection measures.
2. Authorities that receive and verify denunciations shall protect denouncers' information.
3. Police authorities shall take charge and cooperate with relevant organizations and individuals in protecting life, health, property, honor and dignity of protected persons.
4. Authorities in charge of management of officials, public officials, public employees and workers shall, within their jurisdiction, take charge and cooperate with relevant authorities in protecting position and job of protected persons.
5. People’s Committees at all levels, trade unions at all levels and other organizations and individuals shall, within their jurisdiction, cooperate with competent authorities in adopting measures to protect information, position, job, life, health, property, honor and dignity of protected persons.
Section 2. PROCEDURES FOR PROTECTION
Article 50. Request for adoption of protection measures
1. When the grounds specified in Clause 3 Article 47 of this Law, the denouncer shall submit a written request for adoption of protection measures to the denunciation handler.
2. A written request for adoption of protection measures shall contain at least:
a) Date of request;
b) Full name and address of the denouncer; full name and address of the person that is to be protected;
c) Reasons and contents of the request;
d) Signature or fingerprint of the denouncer.
3. In the event of an emergency, the denouncer may immediately request the denunciation handler directly or over the telephone to adopt protection measures and such request shall be then made in writing.
Article 51. Considering deciding to protect denouncers
1. Upon receipt of the request for adoption of protection measures, if the denunciation handler considers that the request is reasonable or finds that there are grounds specified in Clause 3 Article 47 of this Law during the process of settling the denunciation, it/he/she shall promptly decide to adopt protection measures within its/his/her jurisdiction or request a competent authority to do so.
2. Upon receipt of the written request submitted by the denunciation handler, the competent authority shall consider deciding to adopt protection measures.
3. In case the denouncer’s written request is unreasonable or protection measures do not have to be adopted, the competent authority shall provide written explanation to the denouncer or request the denunciation handler to do so.
Article 52. Decision to adopt protection measures
1. Competent authorities shall issue a decision on adoption of protection measures.
2. A decision on adoption of protection measures shall contain at least:
a) Issuance date of the decision;
b) Grounds for issuing the decision;
c) Full name and address of the protected person;
d) Protection measures; responsibilities of organizations and individuals that adopt protection measures.
dd) The date of adoption of protection measures.
3. The decision on adoption of protection measures shall be sent to the protected person, denunciation handler and other relevant organizations and individuals.
4. After obtaining the decision on adoption of protection measures, competent organizations and individuals shall immediately adopt protection measures or cooperate with relevant organizations and individuals in doing so if necessary.
5. The period over which protection measures are adopted begins from the date of their adoption to the date of termination of their adoption prescribed in Clause 2 Article 54 of this Law.
Article 53. Responsibilities of organizations and individuals
1. An authority that issues the decision on adoption of protection measures has the responsibilities to:
a) take charge and cooperate with relevant organizations and individuals in adopting protection measures and take responsibility for their decision;
b) prepare, manage, retain and use documents about adoption of protection measures as prescribed by law;
c) carry out supervisions and address the issues that arise and submit a report thereon to a competent authority upon request.
2. Organizations and individuals related to adoption of protection measures have the responsibilities to:
a) strictly comply with request of the authority that issues the decision on adoption of protection measures. In the case of failure to comply with the request, immediately provide written explanation to the authority that issues the decision on adoption of protection measures.
b) send a report on or a written notice of adoption of protection measures to the authority that issues the decision on adoption of protection measures.
Article 54. Making revisions to and termination of adoption of protection measures
1. The authority that issues the decision on adoption of protection measures may make revisions to the adoption of protection measures if necessary or according to the written request submitted by the protected person.
2. The adoption of protection measures shall be terminated in the following cases:
a) The denunciation handler has issued a denunciation conclusion or a decision on termination of denunciation settlement;
b) The authority that issues the decision on adoption of protection measures terminates the adoption of protection measures when considering that grounds for adoption of protection measures are no longer reasonable or at the request of the protected person.
3. The decision on revisions to and termination of adoption of protection measures shall be sent to the protect person, denunciation handler and other relevant organizations and individuals.
Article 55. Documents about adoption of protection measures
1. The protection of denouncers shall be documented.
2. According to each specific case, the documents about adoption of protection measures include:
a) A written request for adoption of protection measures made by the denouncer and the denunciation handler;
b) Result of verification of the written request for adoption of protection measures;
c) A decision on adoption of protection measures;
d) A written request for revisions to or termination of adoption of protection measures;
dd) A decision on revisions to protection measures;
e) A written request for cooperation in adopting protection measures made by relevant organizations and individuals;
g) A report on of adoption of protection measures;
h) A decision on termination of adoption of protection measures;
i) Other documents concerning the adoption of protection measures.
Section 3. PROTECTION MEASURES
Article 56. Measures for protecting information
When receiving and transferring denunciation forms and settling denunciations, competent organizations and individuals shall, according to the current situation, adopt the following measures:
1. Keep denouncers’ full name, address, autograph and other personal information secret during the use of information and documents provided by denouncers;
2. Remove denouncers’ full name, address, autograph and other personal information secret from the denunciation form and enclosed documents and evidences before transferring it to the denunciation verifier;
3. Arrange a time and place and use appropriate methods for protecting denouncers’ information when working with denouncers and relevant organizations and individuals;
4. Adopt other measures prescribed by law;
5. Request relevant organizations and individuals to adopt necessary measures to protect denouncers’ information.
Article 57. Measures for protecting positions and jobs
1. Measures for protecting positions of protected persons who are officials, public officials and public employees include:
a) Suspend, partially or totally invalidate the decision to impose disciplinary penalties or other decisions that infringe upon legitimate rights and interests of protected persons;
b) Restore protected persons’ position, job, incomes and other legitimate interests;
c) Consider reassigning protected persons to another authority with their consent in order to avoid victimization;
d) Within their jurisdiction, take actions against the persons who take revenge on or threaten protected persons, affecting their legitimate rights and interests or request a competent organization/individual to do so.
2. Measures for protecting job of protected persons who are working under an employment contract include:
a) request employers to stop violations; restore protected persons’ position, job, incomes and other legitimate interests;
b) take actions against violations against the law within their jurisdiction or request a competent organization/individual to do so.
Article 58. Measures for protecting life, health, property, honor and dignity
1. Take protected persons to a safe place.
2. Provide personnel, vehicles and instruments to directly protect life, health, property, honor and dignity of protected persons in important areas.
3. Adopt necessary measures to prevent and take actions against any infringement upon or threat to life, health, property, honor and dignity of protected persons as prescribed by law.
4. Request persons who infringe upon or threaten life, health, property, honor and dignity of protected persons to stop doing so.
5. Adopt other measures prescribed by law.
RESPONSIBILITIES OF AUTHORITIES FOR MANAGEMENT OF DENUNCIATION SETTLEMENT
Article 59. Responsibilities of state agencies for management of denunciation settlement
1. The Government shall perform uniform management of denunciation settlement nationwide; directly manage denunciation settlement by agencies in the state administration system.
2. The Government Inspectorate shall be in charge of assisting the Government in performing uniform management of denunciation settlement within the Government’s jurisdiction.
3. Ministries, ministerial agencies and People’s Committees at all levels shall perform uniform management of denunciation settlement within their jurisdiction.
Article 60. Responsibilities of People’s Courts, People’s Procuracies, State Audit Office of Vietnam, other regulatory authorities, political institutions and socio-political organizations
1. Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy, State Audit Office of Vietnam, other state authorities, central government authorities of political institutions and socio-political organizations shall, within their jurisdiction, manage denunciation settlement and submit an annual report on their denunciation settlement to the Government, which will submit a consolidated report to the National Assembly.
2. People’s Courts and People’s Procuracies of provinces/districts, other state agencies, local government authorities of political institutions and socio-political organizations at local government level shall, within their jurisdiction, manage denunciation settlement and submit an annual report on their denunciation settlement to the People’s Committee at the same level, which will submit a consolidated report to the People's Council.
3. Pursuant to this Law, Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy, State Audit Office of Vietnam, other state agencies other than those in the state administration system, competent authorities affiliated to political institutions and socio-political organizations shall provide guidelines for the implementation of the law on denunciation and denunciation settlement in a manner that is appropriate to their organizational structure and operation.
Article 61. Responsibilities for providing information and submitting reports on management of denunciation settlement
1. The Government shall submit an annual report on management of denunciation settlement to the National Assembly, Standing Committee of National Assembly and the President, and notify the management of denunciation settlement to the Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front.
2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces shall submit reports on management of their denunciation settlement to the Government on a periodic basis or upon request.
3. People’s Committees shall submit an annual report on management of denunciation settlement to People’s Councils at the same level and supervisory authorities, and notify the management of denunciation settlement to the Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front.
PROVIDING REWARDS AND TAKING ACTIONS AGAINST VIOLATIONS
Denouncers that fully and truthfully cooperate with competent organizations and individuals in discovering, preventing and taking actions against violations against the law shall be provided rewards.
Article 63. Taking actions against violations committed by denunciation handlers
Denunciation handlers that commit the acts specified in Article 8 of this Law or violations against other relevant regulations of law during their denunciation settlement shall, according to the nature and degree of their violations, incur disciplinary penalties or criminal prosecution, and provide compensation for any damage they inflict as prescribed by law.
Article 64. Taking actions against violations committed by persons that have responsibility to abide by the decision to take actions against denounced violations
Persons that have responsibility to abide by the decision to take actions against denounced violations but fail to do so shall, according to the nature and degree of their violations, incur disciplinary or administrative penalties or criminal prosecution, and provide compensation for any damage they inflict as prescribed by law.
Heads of competent organizations and individuals that fail to adopt necessary measures to promptly take actions against the denunciation handlers that commit the violations specified in Article 63 of this Law shall, according to the nature and degree of their violations, incur disciplinary penalties or criminal prosecution as prescribed by law.
Article 65. Taking actions against violations committed by denouncers and other relevant persons
Denouncers and other relevant persons that commit the acts specified in Article 8 of this Law or violations against other relevant regulations of the law on denunciation and denunciation settlement shall, according to the nature and degree of their violations, incur disciplinary penalties or criminal prosecution, and provide compensation for any damage they inflict as prescribed by law.
1. This Law comes into force from January 01, 2019.
2. The Law on Denunciation No. 03/2011/QH13 is null and void from the effective date of this Law.
3. The denunciations that are being accepted and considered and are yet to be concluded before the effective date of this Law shall continue to be settled as prescribed by the Law on Denunciation No. 03/2011/QH13.
The Government shall elaborate Chapter VI, Articles and Clauses of this Law; regulations on denunciation and settle denunciations made by People’s Army and People’s Public Security Forces.
This Law is adopted by the 14th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam on this 12th of June 2018 during its 5th session.
|
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |