Chương III Luật Tố cáo 2018: Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Số hiệu: | 25/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 14/07/2018 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Tố cáo 2018: Rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo
Đây là nội dung nổi bật tại Luật Tố cáo 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Theo đó, thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như sau:
- Thời hạn giải quyết tố cáo tối đa 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (quy định hiện hành 60 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày).
- Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày (quy định hiện hành thời hạn giải quyết là 90 ngày, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày).
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật Tố cáo 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:
a) Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
b) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
c) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
d) Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
4. Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.
5. Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.
6. Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
6. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
7. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
8. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức, đơn vị trong Kiểm toán nhà nước.
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình.
Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
3. Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp và của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước do người có thẩm quyền bổ nhiệm người đó giải quyết.
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đơn vị sự nghiệp công lập do mình quản lý trực tiếp.
1. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền sau đây:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc hoặc người khác do mình bổ nhiệm;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp nhà nước.
Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Luật này hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức mình; hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
2. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
3. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.
1. Khi nhận được tố cáo của cá nhân do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận có trách nhiệm tiến hành phân loại và xử lý như sau:
a) Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý thì thụ lý tố cáo; trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
b) Trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 29 của Luật này thì không thụ lý; trường hợp tố cáo không đủ điều kiện thụ lý nhưng có nội dung, thông tin rõ ràng về người có hành vi vi phạm, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền phục vụ cho công tác quản lý.
2. Kết quả xử lý tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này được thông báo bằng văn bản cho cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển tố cáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
1. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
1. Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Nội dung tố cáo được thụ lý;
d) Thời hạn giải quyết tố cáo.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
2. Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;
b) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
c) Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
d) Nội dung cần xác minh;
đ) Thời gian tiến hành xác minh;
e) Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
3. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
4. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
5. Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này theo phân công của người giải quyết tố cáo.
6. Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
1. Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;
b) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
2. Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
c) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
4. Người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan;
b) Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại.
2. Khi căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không còn thì người giải quyết tố cáo ra ngay quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo; thời gian tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không tính vào thời hạn giải quyết tố cáo.
3. Người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này;
b) Người bị tố cáo là cá nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đến trách nhiệm của người bị tố cáo;
c) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
4. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo phải nêu rõ lý do, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và gửi đến người tố cáo, người bị tố cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
1. Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
1. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;
b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chương này.
3. Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;
b) Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;
c) Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.
4. Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Kết luận về những nội dung vi phạm trong quá trình giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết tố cáo trước đó;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.
1. Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 30 của Luật này mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều này; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.
5. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
b) Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
c) Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
e) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
g) Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
h) Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ bao gồm những tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:
a) Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
b) Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
c) Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
d) Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.
3. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo phải được đánh số thứ tự. Việc lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm bí mật thông tin về người tố cáo.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
c) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
d) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
SETTLEMENT OF DENUNCIATIONS OF VIOLATIONS AGAINST LAW DURING PERFORMANCE OF DUTIES
Section 1. POWER TO SETTLE DENUNCIATIONS
Article 12. Rules for determining power
1. A denunciation of violations against law committed by an official, public official or public employee during performance of his/her duties shall be settled by the head of the organization that has the power to manage such official, public official or public employee.
A denunciation of violations against law committed by the head or deputy head of an organization during performance of his/her duties shall be settled by the head of its supervisory organization.
2. A denunciation of violations against law committed by an official, public official or public employee under the management of multiple organizations during performance of his/her duties shall be settled by the head of the organization that manages the denounced official, public official or public employee in cooperation with the heads of relevant organizations.
3. In case a denunciation of violations against law committed by an official, public official or public employee during performance of his/her duties is made when he/she was previously an official, public official or public employee and he/she has been reassigned to another organization or is no longer an official, public official or public employee, such denunciation shall be settled as follows:
a) In case the denounced party that is the head or deputy head has been reassigned to another organization but still holds a similar position, the denunciation shall be settled by the head of the previous supervisory organization in cooperation with the head of the current supervisory organization;
b) In case the denounced party has been reassigned to another organization and hold a higher position, the denunciation shall be settled by the head of the current supervisory organization in cooperation with the previous supervisory organization.
In case the denounced party has been reassigned to another organization and is the head or deputy head of such organization, the denunciation shall be settled by the head of the current supervisory organization in cooperation with the previous supervisory organization;
c) In case the denounced party has been reassigned to another organization and is not the case specified in Points and b of this Clause, the denunciation shall be settled by the head of the previous supervisory organization in cooperation with the head of the current supervisory organization;
d) In case the denounced party is no longer an official, public official or public employee, the denunciation shall be settled by the head of the previous supervisory organization in cooperation with the heads of relevant organizations.
4. A denunciation of the official, public official or public employee of the organization that has been consolidated, merged, fully divided or partially divided shall be settled by the head of such organization in cooperation with the heads of relevant organizations.
5. A denunciation of the official, public official or public employee of the organization that has been dissolved shall be settled by the head of the organization before the dissolution.
6. A denunciation of violations against law committed by an organization during its performance of duties shall be settled by the head of its supervisory organization.
Article 13. Power to settle denunciations of violations against law committed by state administrative agencies during performance of their duties
1. The President of People’s Committee of the commune has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
2. The President of People’s Committee of the district has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the President or Deputy President of the People’s Committee of the commune, and other officials, public officials and public employees appointed by President of the People's Committee of the district or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under the management of the People’s Committee of the district during performance of their duties.
3. The head of the specialized agency affiliated to the People's Committee of the province has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate, and other public officials and public employees appointed by the head of the specialized agency affiliated to the People's Committee of the province or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
4. The President of People’s Committee of the province has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the President or Deputy President of People’s Committee of the district, head or deputy head of the specialized agency affiliated to the People’s Committee of the province, and other public officials and public employees appointed by the President of People’s Committee of the province or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
5. The Director General, Director or equivalent position of a Ministry and ministerial agency that is assigned to manage officials, public officials and public officials has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate of the General Department, Department or equivalent agency, and other public officials and public employees appointed by the Director General, Director or equivalent position of a Ministry and ministerial agency or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
6. The head of a Governmental agency has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate of Governmental agency, and other public officials and public employees appointed by the head of the Governmental agency or under his/her management during performance of their duties.
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
7. The Minister or the head of a ministerial agency has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the Governmental agency, affiliate of Ministry and ministerial agency, and other public officials and public employees appointed by the Minister or head of ministerial agency or under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
8. The Prime Minister has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by Ministers, Deputy Ministers, heads or deputy heads of ministerial agencies, Governmental agencies, Presidents or Deputy Presidents of People’s Committees of provinces, and other officials, public officials and public employees appointed by the PM or under the management of the PM during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under the Prime Minister’s management during performance of their duties.
Article 14. Power to settle denunciations of violations against law committed by People’s Courts during performance of their duties
1. The Chief Justice of People’s Court of the district has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
2. The Chief Justice of People’s Court of the province has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the Chief Justice or Deputy Chief Justice of People’s Court of the district, and other public employees under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by the People’s Court of the district during performance of their duties.
3. The Chief Justice of the Superior People’s Court has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
4. The Chief Justice of the Supreme People’s Court has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by Chief Justices or Deputy Chief Justices of Superior People’s Courts; Chief Justices or Deputy Chief Justices of People’s Courts of provinces during performance of their duties, and other public officials and public employees under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management, Superior People’s Courts and People’s Courts of provinces.
Article 15. Power to settle denunciations of violations against law committed by People’s Procuracies during performance of their duties
1. The Chief Procurator of People’s Procuracy of the district has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
2. The Chief Procurator of People’s Procuracy of the province has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the Chief Procurator or Deputy Chief Procurator of People’s Procuracy of the district, and other public officials under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by the People’s Procuracy of the district during performance of their duties.
3. The Chief Procurator of the Superior People’s Procuracy has the power to settle denunciations of violations against the law committed by public officials under his/her management during performance of their duties.
4. The Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by Chief Procurators or Deputy Chief Procurators of Superior People’s Procuracies; Chief Procurators or Deputy Chief Procurators of People’s Procuracies of provinces, and other public officials and public employees under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management, Superior People’s Procuracies and People’s Procuracies of provinces during performance of their duties.
Article 16. Power to settle denunciations of violations against law committed by the State Audit Office of Vietnam during performance of its duties
The State Auditor General has the power to settle denunciations of violations against law committed by public officials, public employees and units of the State Audit Office of Vietnam during performance of their duties.
Article 17. Power to settle denunciations of violations against law committed by other regulatory agencies during performance of their duties
1. The Standing Committee of National Assembly has the power to settle denunciations of violations against the law committed by full-time National Assembly deputies during performance of their duties; settle denunciations violations against the law committed by other National Assembly deputies during performance of tasks of a National Assembly deputy; settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the National Assembly Office or the affiliate of the Standing Committee of National Assembly during performance of his/her duties
2. The Standing Committee of People's Council has the power to settle denunciations of violations against the law committed by full-time People’s Council deputies during performance of their duties; settle denunciations violations against the law committed by other People’s Council deputies during performance of tasks of a People’s Council deputy, except for the violations against the law committed by the President or Deputy President of the People’s Council of the same level.
The authority that has the power to approve the appointment of Presidents and Deputy Presidents of People’s Councils has the power to settle denunciations of violations against committed by Presidents and Deputy Presidents of People’s Councils during performance of their duties.
3. The head of another regulatory agency has the power to denunciations of violations against the law committed by officials, public officials and public employees appointed by the head of another regulatory agency or under his/her management during performance of their duties.
Denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of another regulatory agency shall be settled by the person that has the power to appoint such head or deputy head.
Article 18. Power to settle denunciations of violations against law committed by public service providers during performance of their duties
1. The head of a public service provider has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate of the public service provider, and public officials and public employees appointed by the head of the public service provider or under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by organizations under his/her management during performance of their duties.
2. The head of a regulatory agency that manages the public service provider has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the public service provider, and public officials and public employees appointed by the head of the regulatory agency that manages the public service provider or under his/her management during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by the public service provider under his/her management during performance of its duties.
Article 19. Power to settle denunciations of violations against law committed by persons who hold positions in state-owned enterprises during performance of their duties
1. The head of a state-owned enterprise has the power to:
a) settle denunciations of violations against the law committed by the head or deputy head of the affiliate of the state-owned enterprise or other persons appointed by the head of the state-owned enterprise during performance of their duties;
b) settle denunciations of violations against the law committed by the affiliate under his/her management during performance of its duties.
2. The head of a regulatory agency that is assigned to manage a state-owned enterprise has the power to settle denunciations of violations against the law committed by the President of the Member Council, members of the Member Council, president of the enterprise and controllers appointed by head of the regulatory agency or under his/her management during performance of their duties.
Article 20. Power to settle denunciations of violations against law committed by political institutions and socio-political organizations during performance of their duties
The central government agency of a political institution or socio-political organization shall, according to the rules for determining power specified in Article 12 of this Law, provide guidelines for the power to settle denunciations of violations against the law during performance of its duties, and violations against the law committed by organizations under its management during performance of their duties.
Article 21. Power to settle denunciations of violations against law committed by persons assigned to perform duties but are not officials, public officials and public employees
The head of an organization or unit that manages the person assigned to perform duties but is not an official, public official or public employee has the power to settle denunciations of violations against the law committed by such person during performance of his/her duties.
Section 2. METHODS OF DENUNCIATION, RECEIPT AND INITIAL SETTLEMENT OF DENUNICATIONS
Article 22. Methods of denunciation
Denunciation shall be made using a form and directly at a competent authority.
Article 23. Receipt of denunciations
1. In the cases where a denunciation is made using a form, the denunciation form shall specify date of denunciation; full name and address of the denouncer, methods of contacting the denouncer; denounced violations against the law; denounced party and other relevant authority. In the cases where multiple denouncers make a denunciation, the denunciation form shall specify denouncers' full name, address and method of contacting each denouncer; full name of the representative of each denouncer.
The denouncer shall sign or press his/her fingerprint on the denunciation form.
2. In the cases where the denouncer submits a denunciation directly to a competent organization, the recipient shall instruct him/her to fill in the denunciation form or record the denunciation and request him/her to sign or press his/her fingerprint on the record, specifying the information specified in Clause 1 of this Article. In the cases where multiple denouncers makes a denunciation, the recipient shall instruct them to fill in the denunciation form or record the denunciation and request them to sign or press their fingerprint on the record.
3. Any organization or individual that has the power to settle denunciations shall receive denunciations. Every denouncer shall make their denunciation at the address announced by the competent authority.
Article 24. Initial settlement of denunications
1. Within 07 working days from the date on which the denunciation is received, the organization/individual shall enter, classify and initially settle the denunciation, check and verify information about the denouncer and conditions for acceptance of the denunciation. In case it is required to check and verify information in multiple locations or authorize another competent authority to do so, the time limit for checking and verifying information may be extended for a period not exceeding10 working days.
In case it is eligible for acceptance, a decision on denunciation acceptance shall be issued as prescribed in Article 29 of this Law. In case it is ineligible for acceptance, the denunciation shall not be accepted and explanation therefor shall be immediately provided for the denouncer.
2. In case the denunciation falls outside the organization/individual’s jurisdiction, the organization/individual shall, within 05 working days from the receipt of the denunciation form, transfer it to another competent organization/individual and notify the denouncer. In case the denouncer directly submits a denunciation, the recipient shall instruct him/her to submit the denunciation to a competent organization/individual.
3. In case the denunciation falls outside the organization/individual’s jurisdiction and is sent to multiple organizations and individuals, including competent organizations and individuals or in spite of receiving instructions the denouncer sends the denunciation to an organization/individual that does not have the power to settle it, the recipient must not settle the denunciation.
Article 25. Receipt and settlement of denunciations
1. Upon receipt of a denunciation, if it is impossible to identify full name and address of the denouncer or identify the denouncer despite verification, or the denouncer uses another person’s full name to make the denunciation or the denunciation is not made using the methods prescribed in Article 22 of this Law, the competent organization/individual must not settle the denunciation as prescribed by this Law.
2. In case the denunciation specified in Clause 1 of this Article clearly specifies information about the violator and specific documentary evidences for the violations and grounds for carrying out investigation and verification are available, the recipient shall carry out an inspection within its/his/her power or request another competent organization/individual to do so.
Article 26. Receipt and settlement of denunciations sent by press agencies, competent organizations and individuals
1. Upon receipt of an individual’s denunciation sent by a press agency, competent organization or individual, the recipient shall classify and settle it as follows:
a) In case the denunciation falls within the organization/individual’s jurisdiction and is eligible for acceptance, it shall be accepted. In case it falls outside the organization/individual’s jurisdiction, the denunciation shall be settled by another competent organization/individual;
b) In case it is ineligible for acceptance as prescribed in Article 29 of this Law, the denunciation must not be accepted. In case it is ineligible for acceptance but it clearly specifies information about the violator and specific documentary evidences for the violations and grounds for carrying out investigation and verification are available, the recipient shall carry out an inspection within its/his/her power.
2. A written notice of result of denunciation settlement carried out as specified in Clause 1 of this Article shall be sent to the press agency, competent organization or individual that sent the denunciation within 20 days from the receipt of the denunciation.
Article 27. Settlement of denunciations of suspected criminal violation, adoption of violation prevention measures
1. During receipt and settlement of a denunciation, if the denounced violation is suspected of a crime, immediately transfer the case file to a competent investigating authority or competent People’s Procuracy.
2. In the cases where the denounced violation causes or threatens to cause damage to the State interests or legitimate rights and interests of an organization, life, health, property, honor, dignity or other legitimate rights and interests of an individual, the recipient shall adopt necessary measures within its/his/her power or immediately notify a police authority or another competent organization/individual to promptly prevent such violation.
Section 3. PROCEDURES FOR SETTLING DENUNCIATIONS
Article 28. Procedures for settling denunciations
1. Accept a denunciation.
2. Verify the denunciation.
3. Give a conclusion about the denunciation.
4. Handle the denunciation conclusion issued by the denunciation handler.
Article 29. Accepting denunciations
1. A denunciation handler may issue a denunciation decision if the following conditions are satisfied:
a) The denunciation is made as prescribed in Article 23 of this Law;
b) The denouncer has full legal capacity. In the case of limited legal capacity, a representative is required as prescribed by law;
c) The case falls within the recipient’s jurisdiction;
d) There are grounds for determining a violator and violation against the law.
In case a denunciation is derived from the complaint that has been settled within power and in accordance with prescribed procedures, but the complainant expresses his/her dissent and denounces the complaint handler, the denunciation will be only accepted if the denouncer provides information and documentary evidences to confirm that the complaint handler commits a violation.
2. A decision on denunciation acceptance contains at least:
a) Issuance date of the decision;
b) Grounds for issuing the decision;
c) Accepted denunciation;
d) Time limit for settling the denunciation.
3. Within 05 working days from the issuance date of the decision on denunciation acceptance, the denunciation handler shall notify the denouncer and the denounced party.
Article 30. Time limit for settling denunciations
1. A denunciation shall be settled within 30 days from the date on which it is accepted.
2. Regarding a complicated case, the time limit may be extended once for a period not exceeding 30 days.
3. Regarding a particularly complicated case, the time limit may be extended twice for up to 30 days in each period of extension.
4. The denunciation handler shall issue an extension decision to the denouncer, denounced party and relevant organizations and individuals.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 31. Verifying denunciations
1. The denunciation handler shall verify or assign an inspecting authority at the same level or another organization/individual to verify the denunciation (below collectively referred to as “the denunciation verifier”) The denunciation verification shall be assigned in writing.
2. The written assignment on denunciation verification shall contain at least:
a) Date of assigning verification;
b) The assignee;
c) Full name and address of the denounce party; name and office building of the denounced party;
d) The denunciation to be verified;
dd) Time for carrying out verification;
e) Rights and responsibilities of the assignee.
3. The denunciation verifier shall adopt necessary measures to collect information and documents to clarify the denunciation. The collected information and documents shall be recorded. Where necessary, a record shall be made and included in the case file.
4. During the verification, the denunciation verifier shall enable the denounced party to provide its/his/her explanation and evidences for the denunciation to be verified.
5. The denunciation verifier may exercise the rights and fulfill the obligations specified in Points a, b, c and d Clause 1 and Points a, b and c Clause 2 Article 11 of this Law as assigned by the denunciation handler.
6. After the verification, the assignee shall send a written notice of verification result and proposed remedial measures to the denunciation handler.
Article 32. Responsibilities of Chief Inspectors at all levels and Inspector-General
1. Chief Inspectors of Ministries, ministerial agencies, Chief Inspectors of provinces, Chief Inspectors of Departments and Chief Inspectors of districts have the responsibilities to:
a) Verify denunciations, notify verification result and propose denunciation settlement measures that fall within the jurisdiction of the head of a state administrative agency at the same level when so assigned.
b) Consider the denunciation settlement that has been carried out by the head of the inferior organization of the state administrative agency at the same level but is suspected of violating the law. In case there are grounds to believe that denunciation is settled against the law, request the head of the state administrative agency at the same level to consider re-settling it.
2. The Inspector-General has the responsibilities to:
a) receive, classify and propose the settlement of denunciations within the Prime Minister's power;
b) Verify denunciations, notify verification result and propose denunciation settlement measures that fall within the Prime Minister’s jurisdiction when so assigned;
c) Consider the denunciation settlement that has been carried out by Ministers, heads of ministerial agencies or Governmental agencies and Presidents of People’s Committees of provinces but is suspected of violating the law. In case there are grounds to believe that denunciation is settled against the law, request the Prime Minister to consider re-settling it.
Article 33. Withdrawal of denunciations
1. The denouncer may totally or partially withdraw a denunciation before the denunciation handler gives a conclusion on the denunciation. The denunciation shall be withdrawn in writing.
2. In case the denouncer partially withdraws the denunciation, the remaining shall be settled as prescribed by this Law. In case the denouncer totally withdraws the denunciation, Point a Clause 3 Article 34 of this Law shall be complied with. In case multiple denouncers make a denunciation while one or several denouncers withdraw the denunciation, it continues to be settled as prescribed by this Law. The person who has withdrawn the denunciation cannot enjoy the rights and does not have to fulfill the obligations specified in Article 9 of this Law, except in the case specified in Clause 4 of this Article.
3. In case the denouncer withdraws the denunciation and the denunciation handler deems that the denounced act is suspected of violating the law or there are grounds to confirm that the denouncer is threatened or bribed to withdraw the denunciation or the denouncer makes use of the denunciation to slander, insult or cause damage to the denounced party, the denunciation must be still settled.
4. The denouncer withdraws the denunciation but there are grounds to confirm that the denouncer makes use of the denunciation to slander, insult or cause damage to the denounced party, he/she shall still take responsibility for his/her denunciation and provide compensation for any damage as prescribed by law.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 34. Suspension and termination of denunciation settlement
1. A denunciation handler may issue a decision on suspension of denunciation settlement on one of the following grounds:
a) The result of settlement by other organizations/individuals or settlement of other relevant cases needs to be waited for;
b) The result of additional expertise or re-expertise needs to be waited for.
2. When the grounds for suspension of denunciation settlement are no longer reasonable, the denunciation handler shall immediately issue a decision to keep settling the denunciation. The time limit for suspension of denunciation settlement shall not be included in the time limit for denunciation settlement.
3. A denunciation handler may issue a decision on termination of denunciation settlement on one of the following grounds:
a) The denouncer totally withdraws the denunciation, except in the case specified in Clause 3 Article 33 of this Law;
b) The denounced party is an individual who is dead and the denunciation is only related to the denounce party’s responsibilities.
c) The case has been settled under an effective judgment or an effective judicial decision or an effective decision issued by a competent organization/individual.
4. The decision on suspension/termination of denunciation settlement shall specify reasons and responsibilities of relevant organizations and individuals and be sent to the denouncer and denounced party within 05 working days from the issuance date.
Article 35. Giving conclusions about denunciations
1. According to the denunciation and explanation provided by the denounced party, result of denunciation verification and relevant documents and evidences, the denunciation handler shall issue a denunciation conclusion.
2. A denunciation conclusion shall contain at least:
a) Result of denunciation verification;
b) Legal grounds for determining whether there is a violation against the law.
c) Conclusion that the denunciation is correct, partially correct or untruthful; responsibilities of each organization/individual for the denunciation;
d) Remedial measures to be taken; request for application of measures for taking actions against violators by other organizations and individuals;
dd) Request for amendments to policies and laws and implementation of necessary measures for protecting the State interests and legitimate rights and interests of organizations and individuals by a competent authority.
3. Within 05 working days from the issuance date of the denunciation conclusion, the denunciation handler shall send it to the denounced party, organization that manages the denounced party and relevant organizations and individuals, and the denouncer.
Article 36. Handling denunciation conclusions issued by denunciation handlers
1. Within 07 working days from the issuance date of the denunciation conclusion, the denunciation handler shall, according to the denunciation conclusion, handle it as follows:
a) In case it is concluded that the denounced party does not commit any violation against the law during performance of the denounced party’s duties, the denunciation handler shall restore the denounced party’s legitimate rights and interests that are infringed by the untruthful denunciation and take actions against the person who deliberately makes untruthful denunciation within its/his/her power or request a competent organization/individual to do so;
b) In case it is concluded that the denounced party commits a violation against the law during its/his/her performance of duties, the denunciation handler shall take actions against such denounced party within its/his/her power or request a competent organization/individual to do so;
2. In case the denounced party’s violation is suspected of a crime, the denunciation handler shall immediately transfer the case file to a competent investigating authority or competent People’s Procuracy.
3. Within 05 working days from the date on which the result of handling of the denunciation conclusion is available, the organization/individual specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall send a written notice of result of handling of the denunciation conclusion to the denunciation handler.
Article 37. Taking denunciations further and denunciation resettlement
1. In case there are grounds to believe that the denunciation was settled against the law, the denouncer has the right to submit the denunciation to the head of the supervisory organization of the denunciation handler.
2. Within 20 days from the receipt of the denunciation, the head of the supervisory organization of the denunciation handler shall consider the previous case file. Where necessary, he/she shall work with the denouncer on the denunciation and collect relevant information, documents and evidences to decide to settle the denunciation. The denunciation shall be settled as follows:
a) In case the denunciation was previously settled as prescribed by law, the head of the supervisory organization shall not resettle the denunciation and shall provide written explanation for the denouncer;
b) In case the denunciation was previously settled ultra vires, the head of the supervisory organization shall settle the denunciation within his/her power or transfer it to a competent organization/individual;
c) In case the denunciation was previously settled on one of the grounds specified in Clause 3 of this Article, the head of the supervisory organization shall directly settle the denunciation within the time limit and in accordance with the denunciation procedures prescribed in this Chapter.
3. A denunciation shall be resettled on one of the following grounds:
a) The result of denunciation verification or conclusion is inaccurate or subjective;
b) Important information, documents and evidences are omitted while verifying or concluding the denunciation;
c) Laws are incorrectly implemented while verifying or concluding the denunciation.
4. A conclusion on resettlement of a denunciation shall contain at least:
a) The contents set forth in Clause 2 Article 35 of this Law;
b) Violations committed by the head of the inferior organization during denunciation settlement;
c) Responsibilities of relevant organizations and individuals for previously settling the denunciation;
d) Measures or proposed measures to be taken against violations committed by the organization/individual during its/his/her denunciation settlement.
Article 38. Settling denunciations in case they are yet to be settled after the prescribed time limit
1. In case a denunciation is yet to be settled after the time limit specified in Article 30 of this Law, the denouncer has the right to submit it to the head of the supervisory organization of the denunciation handler.
2. Within 05 working days from the receipt of the denunciation, the head of the supervisory organization shall request the denunciation handler in writing to submit a report on process of settling the denunciation, reasons for late settlement of denunciation and responsibilities for settling the denunciation.
3. Within 05 working days from the receipt of the written request, the denunciation handler shall submit the report specified in Clause 2 of this Article, keep settling the denunciation at the request of the supervisory organization and report settlement result, except in the case specified in Clause 5 of this Article.
4. The head of the supervisory organization shall supervise and expedite the denunciation settlement, notify the denouncer of his/her consideration and settlement of the denunciation, adopt remedial measures to take actions against the competent person that fails to settle the denunciation within the prescribed time limit within his/her power or request a competent organization/individual to do so.
5. In case there are grounds to believe that the denunciation is settled in a manner that seriously violates the law and is suspected of subjectivity, the head of the supervisory organization shall directly settle the denunciation.
The Government shall elaborate this Clause.
1. The denunciation settlement shall be documented. According to the specific case, a case file includes:
a) A denunciation form or denunciation record; a report or record on checking of the denounced party's personal information, minute of the meeting with the denouncer on denunciation verification;
b) A denunciation acceptance decision; written assignment on denunciation verification;
c) Verification record; expertise result, information, documents and evidences collected during verification;
d) A written explanation of the denounced party; minutes of the meeting with the denounced party on the explanation;
dd) A report on the denunciation verification in case the denunciation handler assigns another person to verify the denunciation;
e) A decision on suspension of denunciation settlement; decision to keep settling the denunciation;
g) A denunciation conclusion or decision on termination of denunciation settlement;
h) A settlement decision issued by the denunciation handler, written request for adoption of settlement measures by a competent organization or individual;
i) Other relevant documents.
2. In the case of denunciation resettlement, a case file includes the documents specified in Clause 1 of this Article and the following documents:
a) A form used to take a denunciation further or a record on the denunciation that is taken further; written request for denunciation resettlement;
b) A denunciation resettlement conclusion;
c) A settlement decision issued by the person who resettles the denunciation;
d) Other relevant documents.
3. Case files shall be numbered. Case files shall be retained and used as prescribed by law and in a manner that protects denouncers’ personal information.
Article 40.Publishing denunciation conclusions and decisions to take actions against denounced violations
1. Within 07 working days from the issuance date of the denunciation conclusion and decision to take actions against the denounced violation, the denunciation handler shall publish the denunciation conclusion, and the person that has the power to impose disciplinary or administrative penalties shall issue the decision to take actions against the denounced violation.
2. A denunciation conclusion or decision to take actions against denounced violations shall be published using one or some of the following methods:
a) Publishing it at a meeting organized at the organization where the denounced party works;
b) Posting it at the premise or citizen reception office of the organization or the organization of the individual that has settled the denunciation and issued the decision to take actions against the denounced violation;
c) Posting it on the web portal or internal network of the premise or citizen reception office of the organization or the organization of the individual that has settled the denunciation and issued the decision to take actions against the denounced violation;
d) Posting it on mass media.
3. Denunciation conclusions and decisions to take actions against denounced violations shall be published in a manner that does not reveal information about denounced parties and information that is classified as state secrets.
4. The Government shall elaborate this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực