Số hiệu: | 25/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 14/07/2018 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
2. Tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để thống nhất xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết.
3. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và 40 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 43 của Luật này.
Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về thời hạn giải quyết khác với quy định tại Điều 30 của Luật này thì thời hạn giải quyết tố cáo không được vượt quá thời hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
b) Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật; việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo;
c) Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
SETTLEMENT OF DENUNCIATIONS OF VIOLATIONS AGAINST LAW RELATED TO STATE MANAGEMENT OF FIELDS
Article 41. Rules for determining power
1. A denunciation of a violation committed by an organization or individual which is related to the state management by an agency shall be settled by such agency.
2. Regarding a denunciation related to the state management by multiple authorities, these authorities shall, within their jurisdiction, cooperate with each other to determine an authority that will have the power to take charge of denunciation settlement or request a superior authority to assign a competent authority to do so.
3. A denunciation of a violation against the law that falls within the jurisdiction of multiple authorities, the first authority that accepts the denunciation shall settle it.
Article 42. Procedures for settling denunciations
1. Procedures for receiving, classifying, verifying and concluding a denunciation of a violation against the law related to state management of fields are prescribed in Articles 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 and 40 of this Law, except in the case specified in Article 43 of this Law.
In case it is concluded that the denounced party commits a violation against the law related to state management of fields, actions against such violation shall be taken as prescribed by the law on penalties for administrative violations.
2. In case the law on penalties for administrative violations provides for the time limit for denunciation settlement that is different from that specified in Article 30 of this Law, the time limit for denunciation settlement must not exceed the time limit for imposing penalties for administrative as prescribed by the law on penalties for administrative violations.
Article 43. Procedures for settling denunciations that are adequately specific and include evidences and grounds for immediate settlement
1. In case a denunciation of a violation against the law related to state management of fields is adequately specific and includes evidences and grounds for immediate settlement, it shall be settled in accordance with the following procedures:
a) The competent person receives and settles the denunciation;
b) In the case of denunciation of a violation against the law related to the field under its/his/her management, the denunciation handler immediately verifies the denunciation, adopts necessary measures to prevent and stop the violation, and promptly makes a record on the violation. Where necessary, the verification and checking of information about the denouncer shall be carried out;
c) The denunciation handler issues a decision to take actions against the violation within its/his/her power or request a competent authority to do so.
2. The case file shall be prepared together with the administrative penalty documentation as prescribed by the law on penalties for administrative violations.