Chương XXV Bộ luật Dân sự 2005: Thanh toán và phân chia tài sản
Số hiệu: | 33/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 01/09/2005 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 3 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, gồm 36 chương và 777 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Bộ luật Dân sự ban hành năm 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Bộ luật quy định: người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
Bộ luật coi Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản...
Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác...
Đối với di sản thừa kế, khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật, nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia...
Về quyền sử dụng đất, khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất...
Một điểm mới của Bộ luật là quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học...
Bộ luật Dân sự 2005 thay thế Bộ luật Dân sự 1995, nhưng hiện đã hết hiệu lực và bị thay thế cho Bộ luật Dân sự 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.
2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác.
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
1. Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.
1. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
PAYMENT AND DIVISION OF ESTATE
Article 681.- Meeting of heirs
1. After the notice on the opening of the inheritance is made or the testament is announced, the heirs may hold a meeting to agree on the following issues:
a/ The appointment of an administrator of the estate, a distributor of the estate and the determination of the rights and obligations of these people, if the estate leaver has failed to make such appointments in the testament;
b/ The method of dividing the estate.
2. Any agreement among the heirs must be made in writing.
Article 682.- Estate distributors
1. The estate distributor may also be the estate administrator designated in the testament or appointed by the heirs under their agreement.
2. The estate distributor must divide the estate in strict accordance with the testament or as agreed upon by the heirs at law.
3. The estate distributor is entitled to remuneration, if so allowed by the estate leaver in the testament or so agreed upon by the heirs.
Article 683.- Priority order of payment
Property obligations and expenses related to the inheritance shall be paid in the following order:
1. Reasonable funeral expenses in accordance with practices;
2. Unpaid support allowance;
3. Support allowances for dependents of the decedent;
4. Labor wage;
5. Compensation for damage;
6. Taxes and other debts owed to the State;
7. Fines;
8. Other debts owed to any individuals, legal persons or other subjects;
9. Expenses for the preservation of the estate;
10. Other expenses.
Article 684.- Division of estates in accordance with testaments
1. The estate shall be divided according to the will of the testator; if the testament does not clearly determine the share of each heir, then the estate shall be divided equally among the persons indicated in the testament, unless otherwise agreed upon.
2. In cases where the testament specifies the division of an estate in kind, the heirs shall be entitled to receive their shares in kind together with the yields or profits gained therefrom or must bear any depreciation in value of such shares in kind up to the time of the division of the estate; if the shares in kind have been destroyed due to another person's fault, the heirs shall be entitled to demand compensation for such damage.
3. In cases where the testament only specifies the division of the estate by percentages of the total value of the estate, then such percentages shall be calculated on the basis of the estate value remaining at the time of estate division.
Article 685.- Division of estate by law
1. If at the time of estate division, an heir of the same rank of inheritance has been conceived but not yet born, then a part of the estate equal to the share which another heir of the same rank is entitled to shall be set aside for inheritance by the unborn heir if he/she is born alive; if this heir is still-born, then the other heirs shall be entitled to his/her share.
2. The heirs shall have the right to demand that the estate be divided in kind; if the estate cannot be divided equally in kind, the heirs may agree on the evaluation of the assets in kind and on the persons who shall receive them; if no agreement can be reached, the assets in kind shall be sold for division.
Article 686.- Restrictions on division of estate
If by the will of the testator or by the agreement of all heirs, the estate can only be divided after a certain period of time, then it shall only be divided after the expiration of that time limit.
In cases where the estate division is requested and will seriously affect the life of the living spouse and his/her family, the living spouse shall have the right to request the Court to determine the estate shares to be enjoyed by the heirs but not to allow the estate division within a certain time limit which, however, shall not exceed three years as from the time of opening the inheritance; if the time limit set by the Court has expired or the living spouse has married another person, the other heirs may request the Court to permit the division of the estate.
Article 687.- Division of estates in cases where new heirs appear or where heirs are disinherited
1. In cases where an estate has been already divided and a new heir has appeared, the estate in kind shall not be re-divided but the heirs who have received their respective shares of estate must pay the new heir a sum of money corresponding to his/her share of estate at the time of estate division in proportion to the received share of estate, unless otherwise agreed upon.
2. In cases where an estate has been already divided and an heir is disinherited, such heir must return his/her share of estate or pay a sum of money corresponding to the value of the estate he/she has enjoyed at the time of dividing the estate to the heirs, unless otherwise agreed upon.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực