Chương XIX Bộ luật Dân sự 2005: Thực hiện công việc không có ủy quyền
Số hiệu: | 33/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 01/09/2005 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 3 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, gồm 36 chương và 777 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Bộ luật Dân sự ban hành năm 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Bộ luật quy định: người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
Bộ luật coi Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản...
Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác...
Đối với di sản thừa kế, khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật, nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia...
Về quyền sử dụng đất, khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất...
Một điểm mới của Bộ luật là quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học...
Bộ luật Dân sự 2005 thay thế Bộ luật Dân sự 1995, nhưng hiện đã hết hiệu lực và bị thay thế cho Bộ luật Dân sự 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
1. Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú của người đó.
4. Trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
5. Trong trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.
1. Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
2. Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường.
Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện;
2. Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc;
3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 595 của Bộ luật này;
4. Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết.
PERFORMANCE OF TASKS WITHOUT MANDATE
Article 594.- Performance of tasks without mandate
The performance of a task without mandate means the voluntary performance of the task by a person, who is under no obligation to perform such task, solely in the interest of the person for whom the task is performed when such person does not know or knows but does not protest against such performance.
Article 595.- Obligations to perform tasks without mandate
1. The person who performs a task without mandate shall have the obligation to perform the task in accordance with to his/her capacity and conditions.
2. The person who performs a task without mandate shall have to perform such task as if it were his/her own; if he/she knows or can guess the intention of the person for whom the task is performed, he/she must perform the task in accordance with that intention.
3. The person who performs a task without mandate must notify the person for whom the task is performed of the progress and results of the performance of that task, if requested, except for cases where the latter already knew or the person who performs the task without mandate does not know the latter's place of residence.
4. In cases where the person for whom the task is performed dies, the person who performs the task without mandate shall have to continue the performance of that task until the heir or the representative of the person for whom the task is performed takes over it.
5. If for justifiable reasons, the person who performs the task without mandate is unable to continue the performance of the task, he/she must notify the person for whom the task is performed or his/her representative or next of kin thereof, or he/she may ask another person to assume the task in his/her place.
Article 596.- Payment obligation of the person for whom the task is performed
1. The person for whom a task is performed must take over the task from the person who performs the task without mandate and reimburse the reasonable expenses already paid by the latter for the performance of the task, even in cases where the performance of the task has not yielded the result desired by the former.
2. The person for whom a task is performed must pay remuneration to the person who performs the task if the latter has performed the task dutifully to the former's benefit, except in cases where the person who performs the task without mandate refuses to receive it.
Article 597.- The obligation to compensate for damage
1. When the person who performs a task without mandate intentionally causes damage while performing the task, he/she shall have to compensate the person for whom the task is performed.
2. If the person who performs a task without mandate unintentionally causes damage while performing the task, then based on the circumstances under which he/she assumed that task, such person may enjoy a reduction of compensation.
Article 598.- Termination of the performance of tasks without mandate
The performance of a task without mandate shall terminate in the following cases:
1. At the request of the person for whom the task is performed;
2. The person for whom the task is performed, his/her heir or representative takes over the task;
3. The person who performs a task without mandate is unable to continue the performance of the task according to the provisions in Clause 5, Article 595 of this Code;
4. The person who performs the task without mandate dies.