Chương X Bộ luật Dân sự 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 33/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 01/09/2005 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 3 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, gồm 36 chương và 777 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Bộ luật Dân sự ban hành năm 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Bộ luật quy định: người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
Bộ luật coi Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản...
Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác...
Đối với di sản thừa kế, khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật, nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia...
Về quyền sử dụng đất, khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất...
Một điểm mới của Bộ luật là quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học...
Bộ luật Dân sự 2005 thay thế Bộ luật Dân sự 1995, nhưng hiện đã hết hiệu lực và bị thay thế cho Bộ luật Dân sự 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
3. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Thu hoa lợi, lợi tức;
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5. Được thừa kế tài sản;
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;
8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;
3. Tài sản bị tiêu hủy;
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;
5. Tài sản bị trưng mua;
6. Tài sản bị tịch thu;
7. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định; tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;
8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
1. Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất;
b) Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề;
c) Các quyền khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác không phải là căn cứ để chấm dứt các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó quy định tại khoản 2 Điều này .
4. Các quyền đối với tài sản của người không phải là chủ sở hữu được bảo vệ theo quy định tại Điều 261 của Bộ luật này.
5. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản phải đăng ký bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo thoả thuận và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Property comprises tangible things, money, valuable papers and property rights.
Article 164.- Ownership rights
Ownership rights comprise an owner’s rights to possession, to use and to disposition of his/her property in accordance with the provisions of law.
Owners are individuals, legal persons or other subjects, having all three rights which are the right to possession, the right to use and the right to disposition of their property.
Article 165.- The principle for exercising ownership rights
Owners may perform all acts on their own will with respect to their property without causing damage to or affecting State interests, public interests or legitimate rights and interests of other persons.
Article 166.- Bearing of risks with respect to property
Owners must bear risks when their property is destroyed or damaged due to force majeure events, unless otherwise agreed upon or otherwise provided for by law.
Article 167.- Registration of property ownership rights
Ownership rights to immoveables shall be registered in accordance with the provisions of this Code and the law on registration of immoveables. Ownership rights to moveables must not be registered, unless otherwise provided for by law.
Article 168.- Time of transferring property ownership rights
1. The transfer of ownership rights to immoveables shall take effect from the time of registering the ownership rights, unless otherwise provided for by law.
2. The transfer of ownership rights to moveables shall take effect from the time the moveables are transferred, unless otherwise provided for by law.
Article 169.- Protection of ownership rights
1. Ownership rights of individuals, legal persons or other subjects shall be recognized and protected by law.
2. No one may be illegally restricted in or deprived of his/her ownership rights to his/her property.
Owners shall have the right to protect their ownership rights by themselves, to prevent any person from infringing upon their ownership rights, to search for and reclaim the property which has been possessed, used or disposed of by other persons without legal bases.
3. In case of extreme necessity for reasons of national defense, security or national interests, the State shall effect a compulsory purchase or requisition with compensation of the property of individuals, legal persons or other subjects in accordance with the provisions of law.
Article 170.- Bases for establishing ownership rights
Ownership rights to property shall be established in the following cases:
1. Through labor or lawful production and business activities;
2. Ownership rights are transferred under an agreement or a decision of a competent state agency;
3. Yields and profits gained;
4. A new thing created from merger, mixture or processing;
5. Inheritance of property;
6. Possession under the conditions specified by law of ownerless things, things which have been let drop on the ground or have been left over out of inadvertence or buried, stray domestic animals or poultry, or raised aquatic animals which naturally move in;
7. Possession of a property without a legal basis but in good faith, continuously and openly in accordance with the statute of limitations specified in Clause 1, Article 247 of this Code;
8. Other cases specified by law.
Article 171.- Bases for termination of ownership rights
Ownership rights shall terminate in the following cases:
1. The owner transfers his/her ownership rights to another person;
2. The owner renounces his/her ownership rights;
3. The property is destroyed;
4. The property is disposed of for the discharge of the owner's obligations;
5. The property is compulsorily purchased;
6. The property is confiscated;
7. Where other persons have established their ownership rights under the conditions specified by law of things which have been let drop on the ground or have been left over out of inadvertence; stray domestic animals or poultry or raised aquatic animals which naturally move in; the property over which other persons have established their ownership rights in accordance with the provisions of Clause 1, Article 247 of this Code;
8. Other cases specified by law.
Article 172.- Forms of ownership
On the basis of the regime of ownership by the entire people, collective ownership and private ownership, the forms of ownership shall include state ownership, collective ownership, private ownership, common ownership, ownership by political organizations or socio-political organizations, and ownership by socio-political-professional organizations, social organizations or socio-professional organizations.
Article 173.- Rights of non-owners of property
1. Non-owners of property shall only have the right to possess, use and dispose of the property which is not under their ownership when it is so agreed upon by the owners of such property or provided for by law.
2. The rights of non-owners of property shall include:
a/ Land use rights;
b/ The right to the restricted use of adjacent real estates;
c/ Other rights as agreed upon or provided for by law.
3. The transfer of property ownership rights by owners to other persons does not constitute a basis for termination of the property non-owners' rights specified in Clause 2 of this Article.
4. The property non-owners' rights shall be protected under the provisions of Article 261 of this Code.
5. The property non-owners' rights which must be registered shall include land use rights, the right to restricted use of adjacent real estates under agreement and other rights specified by law.