Chương XXIII Bộ luật Dân sự 2005: Thừa kế theo di chúc
Số hiệu: | 33/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 01/09/2005 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 3 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, gồm 36 chương và 777 điều, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Bộ luật Dân sự ban hành năm 1995 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Bộ luật quy định: người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
Bộ luật coi Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản...
Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thoả thuận khác...
Đối với di sản thừa kế, khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng, nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật, nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia...
Về quyền sử dụng đất, khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất...
Một điểm mới của Bộ luật là quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học...
Bộ luật Dân sự 2005 thay thế Bộ luật Dân sự 1995, nhưng hiện đã hết hiệu lực và bị thay thế cho Bộ luật Dân sự 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này.
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;
2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Công chứng viên, người có thẩm quyền của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực đối với di chúc, nếu họ là:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực bao gồm:
1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực;
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó;
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó;
4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;
5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó;
6. Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.
2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.
1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
2. Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng.
3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.
1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.
1. Trong trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại cơ quan công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
2. Trong trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử người công bố di chúc.
3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.
5. Trong trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng.
Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.
A testament is the expression of an individual's will to transfer his/her own property to other person(s) after his/her death.
1. A person who has attained adulthood is entitled to make a testament, except in cases where such person is affected by a mental disease or other ailment, which prevents him/her from being aware of, or controlling his/her acts.
2. A person aged between full fifteen years and under eighteen years may make a testament, if his/her father, mother or guardian so agrees.
Article 648.- Rights of the testator
The testator shall have the following rights:
1. To designate his/her heirs(s); to disinherit an heir;
2. To divide his/her estate for each of his/her heirs;
3. To set aside part of his/her estate for donation and/or worship;
4. To assign obligations to his/her heir(s);
5. To designate a person to keep the testament, the administrator of his/her estate and the distributor of the estate.
Article 649.- Forms of testament
A testament must be made in writing; if the testament cannot be made in writing, it can be made orally.
Ethnic minority people shall be entitled to make their testaments in their own ethnic minority scripts or languages.
Article 650.- Written testaments
A written testament may be:
1. A written testament made without witnesses;
2. A written testament made in the presence of witnesses;
3. A notarized written testament;
4. An authenticated written testament.
1. In cases where a human life is threatened by a disease or other causes, which prevent him/her from making a written testament, he/she may make an oral testament.
2. After three months counting from the time the oral testament is made, if the testator is still alive and clear-minded, such oral testament shall be automatically annulled.
Article 652.- Lawful testaments
1. A testament shall be considered lawful when it meets all the following conditions:
a/ The testator is clear-minded while making the testament; he/she is not deceived, threatened or forced;
b/ The content of the testament is not contrary to law and/or social ethics; the form of testament is not contrary to the provisions of law.
2. The testament of a person aged between full fifteen years and under eighteen years must be made in writing and such person must get the consent of his/her parents or guardian.
3. The testament of a person who is physically handicapped or who is illiterate must be put into writing by a witness and notarized or authenticated.
4. A written testament without notarization or authentication shall be considered lawful only if it satisfies the conditions specified in Clause 1 of this Article.
5. An oral testament shall be considered lawful if the oral testator expresses his/her last will before at least two witnesses and immediately after that the witnesses write such down and jointly sign or press their fingerprints. Within five days as from the date the oral testator expresses his/her last will, the testament must be notarized or authenticated.
Article 653.- Contents of written testaments
1. A testament must contain:
a/ Day, month, year, on which the testament is made;
b/ Full name and place of residence of the testator;
c/ Full names of the person(s), agency(ies) or organization(s) entitled to the estate or the clear definition of conditions for individuals, agencies or organizations to enjoy the estate;
d/ The inheritance estate bequeathed and the location of such estate;
e/ The person(s) appointed to perform the obligations and the contents of such obligations.
2. No abbreviations or symbols shall be used in testaments; if a testament comprises many pages, then each page must be ordinally numbered and signed or fingerprinted by the testator.
Article 654.- Witnesses to the making of testaments
Every person may serve as a witness to the making of a testament, except the following persons:
1. Heirs under the testament or at law of the testator;
2. Persons with property rights and obligations related to the contents of the testament;
3. Persons who have not yet reached full eighteen years or persons having no civil act capacity.
Article 655.- Written testaments made without witnesses
The testator must himself/herself write and sign the testament.
The making of written testaments without witnesses must comply with the provisions of Article 653 of this Code.
Article 656.-Written testaments made in the presence of witnesses
In cases where a testator is unable to write the testament by himself/herself, he/she may ask another person to write it, but in the presence of at least two witnesses. The testator must sign or fingerprint the testament in the presence of the witnesses; the witnesses shall certify the signature or fingerprint of the testator and sign the testament.
The making of testaments must comply with the provisions of Article 653 and Article 654 of this Code.
Article 657.- Testaments notarized or authenticated
Testators may request the notarization or authentication of their testaments.
Article 658.- Procedures for making testaments at public notary offices or People's Committees of communes, wards or townships
The making of testaments at public notary offices or People's Committees of communes, wards or townships must comply with the following procedures:
1. The testators shall announce the contents of their testaments before the public notaries or persons of commune/ward/township People's Committees, who are competent to authenticate them. The public notaries or the persons competent to authenticate must record in writing the contents stated by the testators. The testators shall sign or fingerprint the testaments after certifying that their testaments have been accurately recorded and correctly express their will. The public notaries or the persons competent to authenticate of commune/ward/township People's Committees then sign the testaments;
2. In cases where testators cannot read, hear, sign or fingerprint the testaments, they must request the assistance of witnesses who shall have to sign the testaments for certification in the presence of the public notaries or the persons competent to authenticate of commune/ward/township People's Committees. The public notaries or the persons competent to authenticate of commune/ward/township People's Committees shall certify the testaments in the presence of the testators and witnesses.
Article 659.- Persons not allowed to notarize or authenticate testaments
The public notaries or competent persons of commune/ward/township People's Committees must not notarize or authenticate testaments if they are:
1. Testamentary heirs or at-law heirs of the testators;
2. Persons whose fathers, mothers, spouses or children are testamentary heirs or at-law heirs;
3. Persons having their property rights and obligations related to the testaments' contents.
Article 660.- Written testaments are as valid as notarized or authenticated testaments
Written testaments which have the same validity as notarized or authenticated testaments shall include:
1. Testaments of army men in active service, certified by commanders of army units of the company or higher level, if such army men cannot request the notarization or authentication;
2. Testaments of persons traveling on board sea-going vessels or aircraft, certified by the commanders of such means of transport;
3. Testaments of persons undergoing medical treatment at hospitals or other health or convalescent establishments, certified by the persons in charge of such hospitals or establishments;
4. Testaments of persons conducting survey, exploration or research work in mountainous areas or on islands, certified by the persons in charge of their units;
5. Testaments of Vietnamese nationals residing abroad, certified by Vietnamese consular offices or diplomatic missions in those countries;
6. Testaments of persons being held in custody, serving their prison sentences or administrative handling measures at re-education camps or medical establishments, certified by the persons in charge of such establishments.
Article 661.- Testaments made by public notaries at places of residence
1. Testators may request public notaries to come to their places of residence to make their testaments.
2. The procedures for making testaments at places of residence shall comply with the procedures for making testaments at public notary offices under the provisions in Article 658 of this Code.
Article 662.- Amendment, supplementation, substitution and annulment of testaments
1. Testators may amend, supplement, substitute or annul their testaments at any time.
2. In cases where a testator makes any supplement to his/her testament, the already made testament and the supplement shall have equal legal effect; if a part of the already made testament and the supplement are contradictory, only the supplement shall have legal effect.
3. In cases where a testator replaces his/her testament with a new testament, then the previous testament shall be annulled.
Article 663.- Joint testament of husband and wife
Husband and wife may make a joint testament to dispose of their common property.
Article 664.- Amendment, supplementation, substitution and annulment of joint testaments
1. Husband or wife may amend, supplement, substitute or annul their joint testament at any time.
2. When a wife or husband wishes to amend, supplement, substitute or annul their joint testament, she or he must get the consent of the other; if one of them has already died, the other can only amend or supplement the testament related to his/her own part of property.
Article 665.- Custody of testaments
1. A testator may request a public notary office or another person to keep his/her testament in its/his/her custody.
2. In cases where the public notary office keeps the testament, it must maintain and preserve the testament in accordance with the provisions of law on notary public.
3. The individual entrusted to keep the testament shall have the following obligations:
a/ To keep its contents confidential;
b/ To safeguard and preserve the testament; if the testament is lost or damaged, he/she must immediately notify the testator thereof;
c/ To hand back the testament to the testator's heir(s) or to the person competent to announce the testament upon the testator's death. The hand-over of the testament must be made in writing with the signatures of the person who hands it over and the recipient, and in the presence of two witnesses.
Article 666.- Lost or damaged testaments
1. If from the time of opening the inheritance, a testament is lost or damaged to such an extent that it does not fully express the will of the testator nor is there any evidence to demonstrate the true wish of the testator, the testament shall be deemed non-existent and the provisions of law on inheritance at law shall apply.
2. In cases where the testament is found out before the estate is divided, then the estate shall be divided according to the testament.
Article 667.- Legal effect of testaments
1. A testament shall take effect as from the time of opening the inheritance.
2. A testament shall be considered invalid wholly or partially in the following cases:
a/ The testamentary heirs die before or at the same time with the testator;
b/ The agency or organization designated as a heir is no longer in existence at the time of opening the inheritance.
In cases where there are more than one testamentary heir and one of them dies before or at the same time with the testator, or one of the agencies or organizations designated as heirs is no longer in existence at the time of opening the inheritance, then only the part of the testament that relates to the person who died before or simultaneously with the testator, or such defunct agency or organization shall be legally ineffective.
3. A testament shall have no legal effect if the estate left to the heir(s) is no longer in existence at the time of opening the inheritance; if only part of such estate is still in existence, then the testamentary part related to the remaining part of the estate shall remain effective.
4. If a part of the testament is unlawful but does not affect the validity of the rest of the testament, then only such part shall have no legal effect.
5. If a person leaves more than one testament regarding a property, then only the latest testament shall take legal effect.
Article 668.- Legal effect of joint testament of husband and wife
A joint testament of husband and wife shall take effect as from the time the last of them dies or at the time both the husband and wife die simultaneously.
Article 669.- Heirs independent from contents of testaments
The following persons shall still be entitled to an estate portion which is equivalent to two-thirds of the portion given to an heir at law, if the estate is divided according to law, in cases where they are not allowed by the testator to enjoy the estate or are allowed to enjoy only a portion less than two-thirds of their due part, unless they disclaim the estate according to the provisions of Article 642 or they are not entitled to the estate according to the provisions of Article 643 of this Code:
1. Minor children, father, mother, wife or husband;
2. Adult children without working capacity.
Article 670.- Estate used for worshiping
1. In cases where a testator has allocated part of the estate for worshiping, that part of his/her estate shall not be divided for inheritance, but shall be entrusted to a person designated in the testament for management to service the worship; if the designated person fails to comply with the testament or with the heirs' agreement, the heirs shall be entitled to entrust such part of the estate to another person for management and use thereof for worshiping.
In cases where the estate leaver does not designate an administrator of the worship estate, the heirs shall designate a person to manage the worship estate.
In cases where all the testamentary heirs have died, the estate portion reserved for worshiping shall belong to the current lawful administrator of such estate among people entitled to inheritance at law.
2. In cases where the whole property of the decedent is not enough for fulfillment of his/her property obligations, no part of the estate shall be reserved for worshiping.
Article 671.- Testamentary donation
1. A testamentary donation means the reserve of part of an estate by a testator as gift to another person. The testamentary donation must be clearly stated in the testament.
2. The testamentary donee shall not have to fulfill any property obligation related to the testamentary donation, except in cases where the whole estate is not enough for performance of the property obligations of the donor, the testamentary donation shall be also used to perform the remaining part of the obligations of such person.
Article 672.- Announcement of testaments
1. In cases where a written testament is kept at a public notary office, the public notary shall be the person to announce the testament.
2. In cases where the testator appoints a testament announcer, the latter shall have the obligation to announce the testament; if the testator does not appoint or has appointed a testament announcer but the appointee refuses to announce the testament, the surviving heirs shall agree to appoint the testament announcer.
3. After the time of opening the inheritance, the testament announcer must send copies of the testament to all concerned persons related to the contents of the testament.
4. The persons who receive copies of the testament shall be entitled to request the comparison thereof with the original.
5. In cases where the testament is made in a foreign language, it must be translated into Vietnamese and must be notarized.
Article 673.- Interpretation of testaments
In cases where the contents of a testament are unclear leading to different interpretations, then the testament announcer and the heirs must together interprete the testament contents, based on the true will of the decedent before his/her death, taking into consideration the relationship between the decedent and his/her testamentary heir(s). Where such persons fail to agree on the interpretation of the contents of the testament, such testament shall be deemed non-existent and the estate shall be divided in accordance with the provisions of law on inheritance at law.
In cases where a part of the testament cannot be interpreted but does not affect the rest of the testament, only the uninterpretable part shall be invalid.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực