Cháu nuôi có được thừa kế thế vị không mới nhất

1. Cháu nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không ?

Hiện nay, trong cả Bộ luật Dân sự 2015Luật nuôi con nuôi 2010 đều không có khái niệm về cháu nuôi. Hiện nay, pháp luật chỉ đặt ra quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Đồng thời, theo quy định về các hàng thừa kế nêu tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, con của con nuôi không thuộc một trong các hàng thừa kế bởi có 03 hàng thừa kế sau đây:

  • Hàng thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi.
  • Hàng thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh chị em ruột; cháu ruột mà gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.
  • Hàng thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác chú cậu cô dì ruột; cháu ruột mà gọi người chết là bác chú cậu cô dì ruột; chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Căn cứ các hàng thừa kế này, con của con nuôi không thuộc một trong các hàng thừa kế của ông, bà là cha mẹ nuôi của người này. Tuy nhiên, cháu nuôi vẫn có thể được hưởng thừa kế từ ông bà nuôi trong trường hợp sau đây:

  • Hưởng theo di chúc: Nếu ông bà nuôi chỉ định người cháu nuôi được hưởng thừa kế trong di chúc hợp pháp của mình thì người cháu sẽ được hưởng phần di sản này.
  • Hưởng theo thế vị: Theo Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được hưởng thừa kế thế vị.

Theo đó, căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế thế vị được quy định như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Căn cứ quy định này, nếu người con nuôi chết trước hoặc cùng thời điểm với cha mẹ nuôi thì cháu nuôi sẽ được hưởng phần di sản thừa kế của ông bà nuôi mà lẽ ra người con nuôi kia được hưởng.

Như vậy, cháu nuôi được hưởng thừa kế thế vị và hưởng thừa kế theo di chúc (nếu có) từ phần di sản của ông bà nuôi.

2. Thời điểm phát sinh quyền thừa kế thế vị của cháu nuôi là khi nào?

Tại Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản."

Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản."

Theo đó, quyền thừa kế thế vị của con nuôi (hợp pháp) được phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trong đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

  • Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
  • Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  • Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  • Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Trường hợp nào cháu nuôi không được hưởng thừa kế thế vị?

Trường hợp nào con nuôi không được hưởng di sản thừa kế thế vị được quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể gồm các trường hợp sau:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc

4. Thừa kế thế vị được hiểu như thế nào?

Căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Như vậy, có thể hiểu thừa kế thế vị là việc các cháu (chắt) được hưởng di sản của ông, bà (cụ) để lại cho cha, mẹ của cháu (chắt) trong trường hợp cha hoặc mẹ mất trước hoặc mất cùng thời điểm với ông, bà (cụ).

5. Cháu nội có được hưởng thừa kế không?

Có thể khẳng định, cháu nội có thể hưởng thừa kế từ ông hoặc bà nội theo các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Thừa kế theo di chúc

Trường hợp khi còn sống, ông nội và bà nội có di chúc để lại cho cháu nội thì người cháu đương nhiên sẽ được hưởng di sản theo dạng thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, để tránh việc di chúc bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần do vi phạm hình thức, trong trường hợp này cần lưu ý, pháp luật dân sự hiện hành đã không còn quy định về chế định “di chúc chung của vợ, chồng” (điểm khác biệt so với Bộ luật dân sự năm 2005). Vì vậy, ông nội hoặc bà nội đều có thể tự mình định đoạt phần tài sản riêng của mình trong khối tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân (nếu có) khi xác lập di chúc. Pháp luật cũng không cấm việc xác lập di chúc chung của vợ chồng nên việc này cũng hoàn toàn có thể được thực hiện.

Trên thực tiễn đã có nhiều trường hợp di chúc bị vô hiệu hoàn toàn hoặc vô hiệu một phần vì ông nội hoặc bà nội đã tự ý lập di chúc và định đoạt toàn bộ tài sản (bao gồm cả phần tài sản của vợ/ chồng) chung trong thời kỳ hôn nhân.

Ví dụ: Ông A và Bà B có cháu nội là C. Cả 02 ông bà quyết định sẽ lập di chúc và để lại toàn bộ căn nhà đang ở là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc lập di chúc đảm bảo quy định về mặt hình thức, không trái quy định pháp luật, trái đạo đức xã hội. C đủ điều kiện hưởng di sản thừa kế. Trường hợp này, C là cháu nội sẽ được hưởng di sản thừa kế từ ông/ bà nội.

Trường hợp thứ 2: Thừa kế theo pháp luật

Trong trường hợp ông/ bà nội mất không để lại di chúc mà hàng thừa kế thứ nhất không ai còn sống, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản, thì di sản sẽ được thừa kế bởi hàng thừa kế thứ 2 trong đó có người cháu nội.

Ví dụ: Ông A và Bà B chết, không để lại di chúc. Hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn ông D là con ruột của ông A và bà B. Hàng thừa kế thứ 2 vẫn còn đầy đủ trong đó có C là cháu nội của ông A, bà B. Ông D đã từng bị kết án về hành vi hành hạ ông A và bà B. Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự quy định như sau:

“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;”.

Như vậy, ông D thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế. Vì vậy, di sản sẽ được thừa kế bởi các cá nhân trong hàng thừa kế thứ 2, trong đó có ông C là cháu nội của ông A, bà B. Trường hợp này cũng cần lưu ý, vì là thừa kế theo pháp luật, nên chỉ có “cháu ruột” mới thuộc trường hợp được hưởng di sản theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Trường hợp 3: Thừa kế thế vị

Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Ví dụ: Ông B có tài sản riêng là quyền sử đất và tài sản trên đất là căn nhà 50m2 tại quận X, thành phố Hồ Chí Minh. Ông B Có C là con trai, D là cháu nội. Trong một lần ông C lái xe chở ông B đi khám bệnh, không may bị tai nạn và cả hai đã thiệt mạng cùng lúc. Trong trường hợp này, phần di sản thừa kế ông C đáng lẽ sẽ được hưởng từ ông B (hàng thừa kế thứ nhất) sẽ được chuyển giao cho ông D, là cháu nội của ông B.

Thừa kế di sản

6. Có bao nhiêu loại thừa kế?

Căn cứ Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, tại Việt Nam hiện nay có 03 loại thừa kế

6.1. Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người để lại di sản cho người khác theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống. Việc lập di chúc và điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật được quy định tại Chương XXII Bộ luật dân sự 2015.

Căn cứ tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Điều này được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”.

Theo quy định hiện hành của pháp luật, di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc có thể di chúc miệng. Căn cứ theo Điều 627 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”.

Cần lưu ý, di chúc miệng chỉ có hiệu lực khi nó đáp ứng điều kiện về mặt hình thức theo quy định, cụ thể là người di chúc thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng, được ghi chép lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”.

Ngoài ra, để di chúc có hiệu lực pháp luật, cần tuân thủ và đáp ứng các điều kiện cơ bản của pháp luật như người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa cưỡng ép khi lập di chúc, nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật hay trái đạo đức xã hội. Hình thức di chúc tuân thủ theo quy định của pháp luật dân sự. Người làm chứng không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định.

Thừa kế theo di chúc

6.2. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là trường hợp người nhận thừa kế từ người để lại di sản mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (không có di chúc, di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản) được quy định tại Chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

Căn cứ theo Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định ưu tiên cho những người có quan hệ huyết thống gần gũi nhất với người chết gọi là hàng thừa kế. Các cá nhân trong cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau và di sản chỉ được thừa kế bởi hàng thừa kế tiếp theo trong trường hợp hàng thừa kế gần nhất không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

6.3. Thừa kế thế vị

Như đã phân tích, Pháp luật cũng có quy định về trường hợp hàng thừa kế sau được hưởng di sản dù hàng thừa kế trước vẫn còn người đủ điều kiện hưởng di sản thừa kế.

Căn cứ theo Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

7. Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?

Theo quy định cụ thể tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2015:

"Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước."

Như vậy, trong trường hợp di sản do người đã khuất để lại không có người thừa kế, hoặc có nhưng người thừa kế bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận di sản phần tài sản còn lại (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản) sẽ thuộc về Nhà nước.

8. Các câu hỏi thường gặp

8.1. Cháu có được nhận thừa kế khi ông/bà mất không?

Như nội dung đã phân tích nêu trên, cháu hoàn toàn có thể nhận thừa kế trong trường hợp ông/bà để lại di chúc, hoặc thừa kế theo pháp luật nếu hàng thừa thừa kế thứ nhất không ai còn sống, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản. Trường hợp đặc biệt người cháu có thể nhận thừa kế thông qua quy định về thừa kế thế vị.

8.2. Cháu nội thuộc hàng thừa kế thứ mấy?

Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;"

Như vậy, cháu nội thuộc hàng thừa kế thứ 2.

8.3. Con dâu và cháu nội có được hưởng thừa kế hay không?

Về cháu nội, như các nội dung đã phân tích ở trên, cháu nội hoàn toàn có thể nhận thừa kế trong trường hợp ông/bà để lại di chúc, hoặc thừa kế theo pháp luật nếu hàng thừa thừa kế thứ nhất không ai còn sống, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản. Trường hợp đặc biệt người cháu có thể nhận thừa kế thông qua quy định về thừa kế thế vị.

Đối với con dâu, căn cứ theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự cụ thể:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."

Như vậy, con dâu chỉ được hưởng thừa kế khi có di chúc từ bố/mẹ chồng. Vì con dâu hiện không được quy định trong các hàng thừa kế.