- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (213)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Ly hôn (72)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Thừa kế (35)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nhà ở (30)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Dân sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Hết thời hiệu chia thừa kế thì di sản thuộc về ai mới nhất 2025?
1. Hết thời hiệu chia thừa kế thì tài sản thuộc về ai?
Theo Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Khi hết thời hạn này thì di sản sẽ thuộc về các đối tượng sau đây:
- Người thừa kế đang quản lý di sản đó
- Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
-
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định Điều 236 Luật này
"Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác."
-
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu theo quy định.
2. Thời hiệu khởi kiện thừa kế
Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện thừa kế nhưng ta có thể căn cứ theo Khoản 2 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015, như sau:
"Điều 623. Thời hiệu thừa kế2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."
Như vậy người thừa kế có thời hạn là 10 năm để thực hiện việc khởi kiện thừa kế để công nhận quyền thừa kế của mình và bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
3. Thời điểm mở thừa kế là khi nào?
Khoản 1 Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm mở thừa kế, cụ thể như sau:
"Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại Khoản 2 Điều 71 Luật này"
Như vậy theo quy định tại Điều này, thời điểm mở thừa kế được xác định trong các trường hợp như sau:
- Trường hợp người có tài sản chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định từ khi người đó chết.
- Trường hợp người có tài sản bị Tòa án tuyên bố tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định kể từ khi Tòa án tuyên bố người đó đã chết.
4. Địa điểm mở thừa kế?
Để xác định địa điểm mở thừa kế thì căn cứ vào Khoản 2 Điều 611 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau:
"Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản."
Do đó, địa điểm mở thừa kế có thể là một trong các địa điểm sau:
- Nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản;
- Nơi có toàn bộ di sản nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng;
- Nơi có phần lớn di sản nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng và di sản bị phân tán nhiều nơi.
5. Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Điều 622 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về tài sản không có người nhận thừa kế thì được xử lý như sau:
"Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước."
Do đó theo quy định trên, trường hợp di sản không có người thừa kế hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản mà không có người nhận thừa kế thì phần còn lại của di sản đó thuộc về Nhà nước.
6. Những người nào không được quyền hưởng di sản?
Trường hợp 1: Người thừa kế không còn sống vào thời điểm thừa kế.
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế".
Theo quy định thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, vào thời điểm mở thừa kế, nếu người thừa kế không còn sống hoặc chưa thành thai thì sẽ không được hưởng thừa kế.
Trường hợp 2: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Tại điểm a khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
..."
Như vậy, người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản sẽ không có quyền hưởng di sản.
Trường hợp 3: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Tại điểm b khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
...
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
..."
Như vậy, trường hợp người thừa kế vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản thì sẽ không có quyền hưởng di sản do người chết để lại.
Trường hợp 4: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Tại điểm c khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
...
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
..."
Như vậy, người thừa kế bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng sẽ không có quyền hưởng di sản do người chết để lại.
Trường hợp 5: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tại điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
...
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
..."
Như vậy, người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản sẽ không có quyền hưởng di sản do người chết để lại.
Lưu ý: Các trường hợp 2,3,4,5 vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:
“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
…
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”.
Trường hợp 6: Không có tên trong di chúc thừa kế.
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."
Đồng thời tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."
Như vậy, trường hợp người lập di chúc không chỉ định người hưởng di sản trong di chúc thì người đó cũng không được hưởng di sản.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây mặc dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp 7: Bị truất quyền thừa kế.
Tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản".
Như vậy, người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản thừa kế trong di chúc. Do đó, dù người thừa kế có đủ điều kiện thừa kế nhưng người để lại di sản truất quyền thừa kế ngay trong di chúc thì người thừa kế sẽ không được thừa kế di sản.
7. Câu hỏi thường gặp?
7.1. Cha mẹ qua đời bao lâu thì các con mất quyền chia tài sản thừa kế?
Căn cứ vào, Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015, các con sẽ mất quyền chia tài sản thừa kế sau khoảng thời gian sau:
- Sau 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế
- Sau 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế
7.2. Thời hiệu công nhận quyền thừa kế của người thừa kế?
Thời hiệu công nhận quyền thừa kế của người thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế theo Khoản 2 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015.
7.3. Thời hiệu thực hiện nghĩa vụ về tài sản của di sản thừa kế?
Khoản 3 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
7.4. Di sản ở nhiều nơi thì xác định địa điểm mở thừa kế như thế nào?
Địa điểm mở thừa kế đối với di sản ở nhiều nơi được xác định theo Khoản 2 Điều 611 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau:
- Nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản;
- Nơi có phần lớn di sản nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng và di sản bị phân tán nhiều nơi nếu không xác định được nơi cư trú của người đó.
7.5. Thời điểm Tòa án tuyên bố một người mất tích có phải là thời điểm mở thừa kế không?
Thời điểm Tòa án tuyên bố một người mất tích không phải là thời điểm mở thừa kế căn cứ theo Khoản 1 Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015, thì thời điểm mở thừa kế được xác định theo các trường hợp sau đây:
- Trường hợp người có tài sản chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định từ khi người đó chết.
- Trường hợp người có tài sản bị Tòa án tuyên bố tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định kể từ khi Tòa án tuyên bố người đó đã chết.