Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

1. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Căn cứ Điều 619 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm như sau:

"Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này."

Theo đó, có 2 tình huống cụ thể xảy ra khi những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm theo Điều luật này:

  • Những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm không có thuộc trường hợp thừa kế kế vị tại Điều 652 thì họ không được hưởng di sản của nhau.
  • Những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm có thuộc trường hợp thừa kế kế vị tại Điều 652 thì họ được hưởng di sản của nhau.

Căn cứ Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Như vậy, những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm không có thuộc trường hợp thừa kế kế vị thì di sản họ để lại sẽ được xử lý như sau:

  • Cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống
  • Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

2. Thừa kế kế vị là gì?

Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Như vậy thừa kế kế vị là trường hợp đặc biệt của thừa kế khi người để lại di sản qua đời mà con hoặc cháu của họ (người có quyền thừa kế trực tiếp) đã mất trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Trong tình huống này, quyền thừa kế đối với phần di sản sẽ được chuyển giao cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản, đảm bảo tính kế thừa trong gia đình

3. Khi nào được thừa kế thế vị?

Khi nào được thừa kế kế vị?
Khi nào được thừa kế kế vị?

Thừa kế kế vị được quy định tại Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015, như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Như vậy, trong trường hợp người thừa kế mất trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, quy định thừa kế thế vị sẽ được áp dụng và việc thừa kế kế vị này phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Cha hoặc mẹ của cháu (hoặc chắt) mất trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà (hoặc cụ).
  • Con có quyền thế vị cha, mẹ để nhận di sản từ ông bà; tương tự, chắt có thể thế vị cha, mẹ để hưởng di sản từ cụ.
  • Cha hoặc mẹ của người thừa kế thế vị vẫn có quyền thừa kế di sản của người mất.
  • Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã thành thai trước thời điểm người để lại di sản qua đời.

Quy định về thừa kế thế vị không chỉ đảm bảo quyền lợi hợp pháp của thế hệ sau, mà còn góp phần giải quyết những tình huống phức tạp trong quan hệ thừa kế khi có sự kiện mất mát liên tiếp xảy ra. Điều này thể hiện tính nhân văn và chặt chẽ của pháp luật thừa kế, đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ, đồng thời hạn chế tối đa tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình phân chia di sản.

4. Vợ, con dâu, con nuôi có được thừa kế thế vị không?

Quy định về thừa kế kế vị quy định tài Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Thừa kế thế vị là chế định pháp luật quy định khi người để lại di sản qua đời, nhưng con hoặc cháu của họ đã mất trước hoặc cùng thời điểm, thì cháu hoặc chắt của người để lại di sản sẽ được quyền thay thế cha, mẹ để hưởng phần di sản đó.

Đối với quan hệ với vợ và con dâu, pháp luật dân sự hiện hành không công nhận quyền thừa kế thế vị đối với vợ hoặc con dâu của người để lại di sản. Điều này đồng nghĩa với việc vợ và con dâu không thể thay thế chồng hoặc cha chồng đã mất để hưởng phần di sản từ ông bà hoặc cha mẹ chồng.

Đối với quan hệ con nuôi, Điều 653 dẫn chứng Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ

Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này."

"Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Như vậy, nếu như con nuôi đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành người thừa kế thế vị theo quy định thì con nuôi có thể là người thừa kế thế vị của cha mẹ nuôi nhận di sản thừa kế do ông bà để lại.

5. Trường hợp người thừa kế thế vị không được hưởng di sản thừa kế

Người thừa kế kế vị không còn sống hoặc chưa thành thai vào thời điểm người để lại di sản chế thì không được thừa kế theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế".

Theo quy định thì người thừa kế (bao gồm người thừa kế kế vị) là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, vào thời điểm mở thừa kế, nếu người thừa kế kế vị không còn sống hoặc chưa thành thai thì sẽ không được hưởng thừa kế.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Vợ có được thừa kế kế vị không?

Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

"Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Thừa kế kế vị là trường hợp khi người để lại di sản qua đời mà con hoặc cháu của họ (người có quyền thừa kế trực tiếp) đã mất trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Do đó vợ không được thừa kế kế vị.

6.2. Cháu ngoại có được thừa kế kế vị không?

Thừa kế kế vị là trường hợp khi người để lại di sản qua đời mà con hoặc cháu của họ (người có quyền thừa kế trực tiếp) đã mất trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản theo Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015 nên cháu ngoại được thừa kế kế vị trong trường hợp mẹ cháu chết trước hoặc cùng thời điểm người để lại di sản.

6.3. Có phải những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì được thừa kế kế vị không?

Căn cứ Điều 619 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm như sau:

"Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này."

Như vậy, không phải bất kỳ trường hợp nào những người được thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì được thừa kế kế vị.