Ngôi kể là gì? Có mấy loại ngôi kể? Đặc điểm, tác dụng và cách nhận biết ngôi kể
Vietjack.me giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Ngữ văn tốt hơn. Mời các bạn đón xem:
Ngôi kể là gì? Có mấy loại ngôi kể? Đặc điểm, tác dụng và cách nhận biết ngôi kể
I. Ngôi kể là gì?
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
Ngôi kể quyết định cách mà câu chuyện được truyền tải đến người đọc hoặc người nghe, và có ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của họ về câu chuyện.
II. Các loại ngôi kể
1. Ngôi kể thứ nhất
a. Đặc điểm của ngôi kể thứ nhất
– Người kể chuyện xưng "tôi" hoặc "chúng tôi", kể lại câu chuyện từ góc nhìn của chính mình.
– Khi kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi, em, chúng tôi , chúng em….Cách kể này mang màu sắc tâm tình, dễ bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của người kể. Do đó, giọng kể được sử dụng trong ngôi thứ nhất là giọng điệu trữ tình, tạo cho người đọc cảm giác thân thiết gần gũi
– Kể theo ngôi thứ nhất là hình thức kể ra đời khá muộn, khi ý thức về con người cá nhân xuất hiện. Ngôi thứ nhất là vị trí của người kể cho phép kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm một cách công khai, cho nên mặc dù lời kể thân mật, gần gũi, mang màu sắc cá nhân nhưng lại bị hạn chế trong tầm nhìn và hiểu biết của một người. Vì thế, người kể chuyện không thể đi sâu vào tâm tình, ý nghĩ của các nhân vật khác nếu họ không tự nói ra, không kể được những gì mà tôi không chứng kiến, không biết.
– Có hai loại ngôi kể thứ nhất :
+ Ngôi thứ nhất của các giả đứng ra kể chuyện về mình hoặc chuyện mình biết ( thường là nhật ký , hồi ký của các nhà văn , nhà thơ ).
Ví dụ: “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” .
+ Ngôi thứ nhất của một nhân vật hư cấu cũng xưng tôi nhưng là nhân vật do nhà văn xây dựng nên để gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình. Trong Dế Mèn phiêu lưu ký”, Dế Mèn là nhân vật do nhà văn hư cấu đứng ra kể chuyện về cuộc phiêu lưu của mình. Trong Lão Hạc, ông giáo, người hàng xóm của lão Hạc đứng ra kể đoạn cuối về cuộc đời và cái chết thương tâm của lão.
b. Cách nhận biết ngôi kể thứ nhất
- Khi đọc, bạn sẽ thấy người kể sử dụng đại từ nhân xưng "tôi" hoặc "chúng tôi".
Ví dụ: "Tôi đã nhìn thấy điều đó" hoặc "Chúng tôi đã trải qua những ngày tháng khó khăn."
c. Tác dụng của ngôi kể thứ nhất
Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” – được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này. Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả.
2. Ngôi kể thứ hai
a. Đặc điểm của ngôi kể thứ hai
Người kể chuyện sử dụng đại từ "bạn" để kể chuyện, tạo cảm giác như đang nói chuyện trực tiếp với người đọc.
b. Cách nhận biết ngôi kể thứ hai
Khi đọc, bạn sẽ thấy người kể sử dụng đại từ "bạn". Ví dụ: "Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu điều đó xảy ra với bạn?"
c. Tác dụng của ngôi kể thứ hai
Tạo sự gần gũi, chân thực và mang tính cá nhân cao, giúp người đọc dễ dàng đồng cảm với nhân vật chính.
3. Ngôi kể thứ ba
a. Đặc điểm của ngôi kể thứ ba
Người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện, sử dụng tên nhân vật hoặc đại từ "anh", "cô", "họ" để kể lại sự việc.
b. Cách nhận biết ngôi kể thứ ba
Khi đọc, bạn sẽ thấy người kể sử dụng tên nhân vật hoặc các đại từ như "anh", "cô", "họ".
Ví dụ: "Anh ấy đã quyết định rời khỏi làng" hoặc "Cô bé chạy nhanh về nhà."
c. Tác dụng của ngôi kể thứ ba
Ngôi thứ ba có liên quan trực tiếp đến người kể chuyện, có vai trò dẫn dắt người đọc khám phá câu chuyện: giới thiệu nhân vật và sự việc, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét , đánh giá về nhân vật và những điều được kể….
III. Bài tập về ngôi kể
Bài 1: Xác định ngôi kể trong đoạn trích sau:
BÀN TAY CÔ GIÁO
Trong ngày Lễ Tạ Ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao. Tuy nhiên cô nghĩ rằng hầu hết các học sinh của mình sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hay những chiếc bàn đầy thức ăn. Nhưng cô đã sửng sốt với bức tranh của bé Douglas, bức tranh một bàn tay được vẽ bằng nét trẻ thơ rất đơn giản.
Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó.
- Em nghĩ đó chắc là bàn tay của Chúa mang thức ăn đến cho chúng ta - một em nói.
- Của một người nông dân- một em khác lên tiếng- bởi vì ông ta nuôi gà tây.
Cuối cùng khi những em khác đang làm bài, cô giáo đến bên bàn Douglas và hỏi:
- Đó là bàn tay cô! Thưa cô! Em thầm thì.
Cô nhớ lại rằng vào giờ giải lao cô thường hay dắt tay Douglas, một đứa bé cô độc ít nói. Cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng với Douglas điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có lẽ đây là Lễ Tạ Ơn dành cho mọi người, không phải cho những vật chất mà chúng ta nhận được, mà là cho những điều, dù rất nhỏ nhoi khi ta trao tặng cho người khác.
(Theo Hạt giống tâm hồn 1)
=> ngôi kể thứ ba
Bài 2. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
(Em bé thông minh)
Đoạn 2
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.
(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)
a) Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?
b) Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó?
c) Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?
Trả lời:
a) Đoạn 1 kể theo ngôi thứ 3. Dựa vào cách người kể gọi tên nhân vật: Vua, em bé
b) Đoạn 2 kể theo ngôi thứ nhất, xưng "tôi"
c) Người xưng tôi trong Đoạn 2 là Dế Mèn
Xem thêm các bài giải bộ 3000 câu hỏi Ngữ văn hay và chi tiết tại:
Kí được chia làm mấy loại? Kể tên?
Ngôi kể là gì? Có mấy loại ngôi kể?
Ngôi kể thứ 3 là gì? Nêu tác dụng.
Ngôi kể thứ nhất là gì? Nêu tác dụng.
Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa
Khi nào chúng ta sử dụng từ mượn?
Văn bản “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại gì?
“Trong lòng mẹ” được kể theo ngôi thứ mấy?
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Trong lòng mẹ” là?
Tác giả của văn bản “Trong lòng mẹ” là ai? Nêu khái quát thông tin về tác giả.
Nêu bố cục của văn bản “Trong lòng mẹ”.
Nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ” là?
Theo em, vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí?
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)