Lý thuyết Tin học 6 Bài 16 (Kết nối tri thức): Các cấu trúc điều khiển

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 6.

1 1846 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển

1. Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh

- Cấu trúc tuần tự thực hiện lần lượt các lệnh theo trình tự từ bắt đầu đến kết thúc.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 16.1: Sơ đồ khối mô tả cấu trúc tuần tự

- Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng là

+ Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu: Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện Lệnh.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 16.2: Sơ đồ khối mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

+ Cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ: Nếu Điều kiện đúng thì thực hiện Lệnh 1, nếu sai thì thực hiện Lệnh 2.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 16.3: Sơ đồ khối mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

Lưu ý: Hình thoi được dùng để mô tra điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh.

2. Cấu trúc lặp

- Cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần.

- Trong cấu trúc lặp, bao giờ cũng có bước kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 16: Các cấu trúc điều khiển - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 16.4: Sơ đồ cấu trúc lặp

Kết luận: Ba cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp là đủ để mô tả mọi thuật toán.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 1846 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: