Lý thuyết Tin học 6 Bài 3 (Kết nối tri thức): Thông tin trong máy tính

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 6.

1 6,695 17/01/2023


Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính

1. Biểu diễn thông tin trong máy tính

Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng các dãy bit. Mỗi bit là một kí hiệu 0 hoặc 1, hay còn được gọi là chữ số nhị phân.

- Biểu diễn số: các số được chuyển thành dãy các kí hiệu 0 và 1. Mỗi dãy kí hiệu 0 và 1 như vậy được gọi là dãy bit và kí hiệu là bit.

Ví dụ: Mỗi số từ 0 đến 7 có thể được chuyển thành một dãy các kí hiệu 0 và 1 như sau:

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính (ảnh 1)

- Biểu diễn văn bản: gồm các chữ cái (cả chữ hoa và chữ thường), các chữ số, dấu câu, kí hiệu, … được gọi là kí tự.

Ví dụ: Theo bảng mã từ CAFE được chuyển thành dãy bit như sau:

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính (ảnh 1)
Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính (ảnh 1)

- Biểu diễn hình ảnh: Hình ảnh kĩ thuật số được tạo thành từ các điểm ảnh (pixel). Mỗi pixel trong một ảnh đen trắng được biểu thị bằng một bit.

Ví dụ: Chuyển hình ảnh chữ cái A trong một lưới 8x8 thành dãy bit. Ta kí hiệu màu đen là 1 và màu trắng là 0. Khi đó hình ảnh chữ A được chuyển thành dãy bit như hình dưới đây:

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính (ảnh 1)

- Biểu diễn âm thanh: Âm thanh phát ra nhờ sự rung lên của màng loa, của dây đàn, của thanh quản, …

Ví dụ: Một sợi dây của cây đàn rung 440 lần mỗi giây thì nó sẽ phát ra nốt La chuẩn. Tốc độ rung này sẽ được ghi dưới dạng giá trị số, từ đó chuyển thành dãy bit.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính (ảnh 1)

Trong máy tính, thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, … đều được chuyển thành dãy bit. Thông tin càng lớn số lượng bit càng nhiều.

Bit là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất trong máy tính.

2. Đơn vị đo thông tin

- Thông tin trong máy tính được tổ chức dưới dạng các tệp (tệp văn bản, tệp hình ảnh, tệp video, …). Các tệp được lưu trữ trong các thiết bị nhớ như thẻ nhớ, đĩa cứng, …

- Người ta thường đo dung lượng thông tin bằng đơn vị byte (bằng 8 bit) và các đơn vị lớn hơn như sau:

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính (ảnh 1)

Ví dụ: Bộ nhớ trong của máy tính cá nhân, thông tin thường có dung lượng từ 2 GB đến 16 GB. Những máy tính chuyên dùng cho đồ họa hoặc phim ảnh có dung lượng bộ nhớ trong lớn hơn.

- Ngoài bộ nhớ trong, máy tính còn trao đổi dữ liệu với các bộ nhớ ngoài như thẻ nhớ, đĩa quang, đĩa cứng, …

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính (ảnh 1)

Ví dụ: Đĩa quang loại compact có dung lượng 700MB. Đĩa DVD thường được dùng để lưu trữ video, có dung lượng 4,7 GB đến 17 GB.

- Thẻ nhớ là loại bộ nhớ được người sử dụng ưu thích vì chúng nhỏ, gọn mà lưu trữ được nhiều dữ liệu.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thông tin trong máy tính (ảnh 1)

Ví dụ: Thẻ nhớ có thể lưu trữ được hàng tăm GB hoặc cao hơn

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

1 6,695 17/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: