Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học - Cánh diều
Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 7.
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học
I. Đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí hiếm
- Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng He có 2 electron) là lớp vỏ bền vững. Vì vậy các nguyên tử khí hiếm tồn tại độc lập trong điều kiện thường.
- Một số mô hình cấu tạo vỏ nguyên tử của khí hiếm:
- Nguyên tử của nguyên tố khác có lớp vỏ ngoài cùng kém bền, có xu hướng tạo thành lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với các nguyên tử khác.
II. Liên kết ion
1. Sự tạo thành liên kết ion
- Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm. Chất được tạo thành các ion dương và ion âm được gọi là hợp chất ion.
- Khi kim loại điển hình kết hợp với phi kim điển hình, nguyên tử kim loại sẽ cho electron tạo thành ion dương, nguyên tử phi kim sẽ nhận electron tạo thành ion âm. Các ion âm và ion dương hút nhau, tạo ra hợp chất ion.
Ví dụ 1: Sự tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride:
+ Nguyên tử Na cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Na+:
+ Nguyên tử Cl nhận 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là Cl-
+ Các ion Na+ và Cl- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride:
Ví dụ 2: Sự tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide
+ Nguyên tử Mg cho đi 2 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang hai điện tích dương, kí hiệu Mg2+:
+ Nguyên tử O nhận 2 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang hai điện tích âm, kí hiệu là O2-:
+ Các ion Mg2+ và O2- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide:
2. Tính chất chung của hợp chất ion
+ Là chất rắn ở điều kiện thường.
Ví dụ: potassium chloride, copper oxide,…
+ Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
Ví dụ: aluminium oxide, sodium chloride, copper oxide,…
+ Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn điện.
Ví dụ: sodium chloride, magnesium chloride,…
III. Liên kết cộng hóa trị
1. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử.
- Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử được gọi là chất cộng hóa trị.
- Để có lớp vỏ electron bền vững tương tự khí hiếm, các nguyên tử phi kim sẽ góp các electron để tạo ra một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa các nguyên tử và liên kết với nhau thành phân tử.
Ví dụ 1: Sự tạo thành liên kết trong phân tử hydrogen
+ Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
+ Khi hai nguyên tử H liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 1 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.
+ Hạt nhân của hai nguyên tử H cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thanh phân tử hydrogen. Liên kết như này được gọi là liên kết cộng hóa trị.
Ví dụ 2: Sự tạo thành liên kết trong phân tử nước
+ Khi O kết hợp với H, nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Giữa nguyên tử O và nguyên tử H có 1 electron dùng chung.
+ Hạt nhân nguyên tử O và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử nước.
2. Một số đặc điểm của chất cộng hóa trị
+ Có cả ba thể: thế rắn (đường ăn, iodine,…), thể lỏng (bromine, ethanol,…), thể khí (oxygen, nitrogen, khí carbonic,…).
+ Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp.
+ Nhiều chất cộng hóa trị không dẫn điện (đường ăn, ethanol,…).
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học
Lý thuyết Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất
Lý thuyết Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều