Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 7.

1 1,422 13/07/2022
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sự sinh trưởng và phát triển của cây từ hạt

- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào làm cơ thể lớn lên. Ví dụ: sự tăng chiều cao thân cây,…

- Khái niệm phát triển: Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. Ví dụ: sự ra rễ, ra lá, ra hoa, kết quả,…

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển:

+ Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Trong đó: Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Ví dụ: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên hình thành hoa và kết quả.

II. CÁC YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng

- Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật trong các giai đoạn.

- Ví dụ:

+ Gia súc, gia cầm khi thiếu protein thì chậm lớn và gầy yếu,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Lợn còi cọc, chậm lớn vì thiếu dinh dưỡng

+ Cây lúa nước thiếu đạm thì sinh trưởng chậm, nếu thừa đạm thì có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thiếu đạm khiến cây lúa bị vàng lá, còi cọc

2. Ảnh hưởng của nước

- Nước rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:

+ Thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thiếu nước, cây cà phê vàng lá và héo dần

+ Có loài sinh vật cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển, nhưng có loài lại cần rất ít nước, hoặc khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cùng một loài sinh vật (Ví dụ: Cây lúa non cần nhiều nước, khi lúa chín cần ít nước,…).

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiêt độ và môi trường thích hợp.

- Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết:

+ Ở động vật, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến chu kỳ sống, tỉ lệ nở trứng, tỉ lệ giới tính,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi Việt Nam

+ Ở thực vật, còn ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự ra hoa,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa của hoa nghệ tây

- Một số loài có hiện tượng “nghỉ sinh trưởng” do tác động của nhân tố nhiệt độ như hiện tượng động vật ngủ đông, cây rụng lá vào mùa đông,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Ếch ngủ đông

4. Ảnh hưởng của ánh sáng

- Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật:

+ Ở thực vật: Một số loại cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân, đầu mùa hè (cà rốt, củ cải,…). Một số loại khác thì chỉ ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu đầu mùa đông (cây thuốc lá, đậu tương,…). Có loại hạt nảy mầm thì cần ánh sáng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây

+ Ở động vật: Một số loài động vật sinh sản chậm vào mùa đông khi có thời gian chiếu sáng ít hơn. Vào mùa hè, thời gian chiếu sáng nhiều là thời gian hoạt động sinh sản của nhiều loài động vật.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm là mùa sinh sản của nhiều loài chim

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Lý thuyết Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Lý thuyết Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Lý thuyết Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

1 1,422 13/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: