Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 7.

1 1,795 13/07/2022
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

I. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT

1. Nhu cầu nước của cơ thể động vật và người

- Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường:

+ Nhu cầu nước ở mỗi loài động vật là khác nhau do mỗi loài có một cấu tạo sinh lí và hoạt động sống khác nhau.

+ Cùng một loài động vật nhưng nhu cầu nước sẽ khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ càng cao thì nhu cầu nước của động vật sẽ tăng.

- Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết đối với cơ thể con người. Trung bình, mỗi ngày một người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước. Trẻ em nặng 11 – 20 kg cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

- Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho động vật và con người: thức ăn và đồ uống.

2. Con đường trao đổi nước ở động vật và người

- Trao đổi nước ở động vật và người gồm 3 giai đoạn là lấy vào, sử dụng, thải ra:

+ Giai đoạn lấy vào: Lượng nước được đưa vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống.

+ Giai đoạn sử dụng: Một lượng nước được cơ thể sử dụng trong trao đổi chất và các hoạt động sống.

+ Giai đoạn thải ra: Một lượng nước từ trong cơ thể sẽ được thải ra ngoài thông qua hơi thở, bốc hơi qua da, mồ hôi, nước tiểu, nước trong phân.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Con đường trao đổi nước ở người

- Khi cơ thể đủ nước, các cơ quan sẽ hoạt động tốt, khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật. Do vậy, cần uống đủ nước mỗi ngày.

II. DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT

1. Nhu cầu dinh dưỡng

- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.

- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loại, độ tuổi, giai đoạn phát triển và cường độ hoạt động của cơ thể.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1) 

- Vì động vật là sinh vật dị dưỡng nên để có các chất dinh dưỡng, động vật sẽ ăn các sinh vật khác (động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Động vật thu nhận chất dinh dưỡng từ thức ăn

2. Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã

Việc thu nhận, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người được thực hiện thông qua hệ tiêu hóa:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người

- Miệng thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản, sau đó thức ăn được đưa xuống dạ dày.

- Ở dạ dày thức ăn sẽ được nhào trộn thành một hỗn hợp lỏng và tiêu hoá một phần.

- Thức ăn tiếp tục được tiêu hoá ở ruột non và hấp thụ chất dinh dưỡng.

- Sau khi được hấp thụ chất dinh dưỡng, phần còn lại của thức ăn sẽ được tái hấp thu nước nên chuyển thành chất thải rắn.

- Cuối cùng, thông qua trực tràng và hậu môn, chất thải rắn được thải ra ngoài.

3. Con đường vận chuyển các chất ở động vật

- Động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.

- Ở động vật đa bào phức tạp, hệ vận chuyển là hệ tuần hoàn.

- Ở người, thức ăn được tiêu hoá đi đến các bộ phận của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn (gồm 2 vòng tuần hoàn):

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Sơ đồ vận chuyển các chất qua hệ tuần hoàn ở người

+ Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể) vận chuyển máu mang chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch với các cơ quan của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Các chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.

  + Vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi. đây diễn ra quá trình trao đổi khí, máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ phải.

III. VẬN DỤNG TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀO THỰC TIỄN

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng

- Vai trò: Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chế độ ăn thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng đề gây hại cho cơ thể.

- Nguyên tắc: Chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (carbonhydrate, protein, lipid) và vitamin, chất khoáng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

- Các yếu tố ảnh hưởng: Chế độ dinh dưỡng phụ thuộc vào mức độ hoạt động, giới tính, độ tuổi của mỗi người.

+ Giới tính: nam thường có nhu cầu cao hơn nữ vì nam hoạt động nhiều hơn.

+ Lứa tuổi: trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho hoạt động thì chất dinh dưỡng còn được sử dụng để cấu trúc vật chất cho cơ thể.

+ Dạng hoạt động: người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tốn nhiều năng lượng hơn.

+ Trạng thái cơ thể: người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.

2. Phòng tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể gây ra một số bệnh:

+ Bệnh do thiếu dinh dưỡng: suy dinh dưỡng, còi xương, bướu cổ, khô mắt,…

+ Bệnh do thừa chất dinh dưỡng: béo phì, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,…


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thiếu chất dinh dưỡng

dẫn đến bệnh suy dinhh dưỡng


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Ăn quá nhiều

dẫn đến bệnh béo phì

- Biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí:

+ Phối hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và vận động cơ thể phù hợp.

+ Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: rửa sạch rau củ quả trước khi ăn; thực hiện ăn chín uống sôi; rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tuyên truyền, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng nước sạch.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

 Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Biện pháp phòng, tránh một số bệnh do dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống không hợp lí

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật

Lý thuyết Bài 28: Cảm ứng ở động vật

Lý thuyết Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Lý thuyết Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

1 1,795 13/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: