Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 7.

1 2,580 13/07/2022
Tải về


          Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật

I. VAI TRÒ CỦA LÁ CÂY VỚI CHỨC NĂNG QUANG HỢP

- Lá là cơ quan chính thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp

- Các bộ phận của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp:

+ Lá cây dạng bản dẹt, phiến lá rộng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

+ Tế bào lá có nhiều lục lạp, chứa chất diệp lục giúp hấp thu và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.

+ Khí khổng nằm ở lớp biểu bì của lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

+ Gân lá có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

- Hầu hết các loại lá cây đều có bản dẹt nhưng có một số loài cây có lá dạng hình kim như cây thông, cây tùng,... Một số cây có lá bị tiêu biến (như xương rồng,…) quá trình quang hợp diễn ra tại các cơ quan khác như thân, cành,…

 

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Xương rồng có quá  trình quang hợp diễn ra ở thân, cành

II. QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

- Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide đồng thời thải ra khí oxygen. Quang hợp diễn ra ở các tế bào có diệp lục.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Quang hợp ở thực vật

- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

+ Nguyên liệu của quá trình quang hợp: nước, khí carbon dioxide, ánh sáng.

+ Sản phẩm của quá trình quang hợp: chất hữu cơ (đường glucose, tinh bột,…) và khí oxygen. Oxygen giải phóng ra ngoài có nguồn gốc từ nước; đường glucose có các nguyên tố chính là C, H, O trong đó C và O có nguồn gốc từ carbon dioxide, H có nguồn gốc từ nước.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG QUANG HỢP

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Quang hợp ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau:

- Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi tới lục lạp ở lá, được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ ở lá.

- Vật chất từ môi trường bên ngoài (nước, khí carbon dioxide) được vận chuyển đến lục lạp ở lá qua quá trình biến đổi hóa học tạo thành các chất hữu cơ và oxygen.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Lý thuyết Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Lý thuyết Bài 21: Hô hấp tế bào

Lý thuyết Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Lý thuyết Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật

1 2,580 13/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: