Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 7.

1 2,775 25/07/2022
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học 

I. Nguyên tố hóa học là gì?

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

Ví dụ: Hình vẽ dưới đây mô tả những nguyên tử khác nhau có cùng 1 proton nên thuộc cùng một nguyên tố hydrogen.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều  (ảnh 1)

- Nguyên tố hóa học đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử.

- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố đều có chung tính chất hóa học.

- Cho đến nay, Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (IUPAC) đã công bố tìm thấy 118 nguyên tố hóa học gồm:

+ 90 nguyên tố trong tự nhiên

+ Số còn lại do con người tổng hợp, được gọi là nguyên tố nhân tạo

II. Tên nguyên tố hóa học

- Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên riêng.

- Một số cách đặt tên nguyên tố hóa học khác nhau:

+ Dựa vào tính chất và ứng dụng của nguyên tố.

Ví dụ: Tên nguyên tố lithium, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp,lithos” nghĩa là đá.

Tên nguyên tố carbon (thành phần chính là than) bắt nguồn từ tiếng La – tinh, “carbo” nghĩa là than.

Tên nguyên tố hydrogen bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là tạo ra nước.

+ Theo tên các nhà khoa học.

Ví dụ: Tên nguyên tố Gadolini, tên gọi của nhà hóa học người Phần Lan Iogana Gagolina.

Tên nguyên tố mendelevium bắt nguồn từ tên nhà hóa học người Nga Đ.I. Men-đê-lê-ép.

+ Theo tên địa danh.

Ví dụ: Tên nguyên tố Germani, tên gọi để kỉ niếm nước Đức (Germanie).

Tên nguyên tố polonium bắt nguồn tùa tên đất nước Balan (Poland).

- Có 13 nguyên tố hóa học đã quen dùng trong đời sống của người Việt Nam là: vàng (gold), bạc (silver), đồng (copper), chì (lead), sắt (iron), nhôm (aluminium), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), thiếc (tin), nitơ (nitrogen), natri (sodium), kali (potassium) và thủy ngân (mercury). Vì vậy, trong thực tế, các nguyên tố này được dùng cả tên tiếng Việt và tên tiếng Anh để tiện tra cứu.

III. Kí hiệu hóa học

- Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố.

- Cách biểu diễn kí hiệu hóa học:

+ Biểu diễn bằng một hay hai chữ cái trong tên nguyên tố.

+ Chữ cái đầu tiên được viết in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) được viết thường.

- Ví dụ:

+ Kí hiệu hóa học của nguyên tố Bromine là Br;

+ Kí hiệu hóa học của nguyên tố sulfur là S;

+ Kí hiệu hóa học của nitrogen là N,…

- Trong một số trường hợp, kí hiệu hóa học của nguyên tố không tương ứng với tên theo IUPAC. Ví dụ: Kí hiệu nguyên tố sodium là Na; Kí hiệu của nguyên tố iron là Fe,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều  (ảnh 1)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Lý thuyết Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Lý thuyết Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Lý thuyết Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

Lý thuyết Bài 1: Nguyên tử

1 2,775 25/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: