Lý thuyết Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì – Hóa 10 Kết nối tri thức

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Hóa học lớp 10.

1 4,865 16/08/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

A. Lý thuyết Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

I. Thành phần của các oxide và hydroxide

Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.

Ví dụ: Nguyên tố calcium thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của nguyên tố trên.

Hướng dẫn giải:

Nguyên tố calcium (Ca) thuộc nhóm IIA.

 Hóa trị cao nhất của Ca là II.

Công thức hóa học của oxide là CaO, của hydroxide là Ca(OH)2.

II. Tính chất của oxide và hydroxide

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

Nhận xét:

Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh.

Ví dụ: Cho các nguyên tố P (Z = 15), S (Z = 16), Cl (Z = 17). So sánh tính acid của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của các nguyên tố trên.

Hướng dẫn giải:

P (Z = 15): [Ne]3s23p3  P thuộc chu kì 3, nhóm VA.

Hóa trị cao nhất của P là V Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là H3PO4.

S (Z = 16): [Ne]3s23p4 S thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Hóa trị cao nhất của S là VI  Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là H2SO4.

Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 Cl thuộc chu kì 3, nhóm VA.

Hóa trị cao nhất của Cl là VII  Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là HClO4.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

 So sánh tính acid: H3PO4 < H2SO4 < HClO4.

B. Trắc nghiệm Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Câu 1. Khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố flourine ở chu kì 2), hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen

A. tăng từ I đến VII.

B. giảm từ VII đến I.

C. tăng từ II đến VIII.

D. giảm từ VIII đến II.

Đáp án: A

Giải thích:

Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.

Câu 2. Nguyên tố magnesium thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của nguyên tố trên lần lượt là:

A. MgO; MgOH.

B. Mg2O; MgOH.

C. MgO; Mg(OH)2.

D. MgO2; Mg2O

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên tố magnesium (Mg) thuộc nhóm IIA.

Hóa trị cao nhất của Mg là II.

Công thức hóa học của oxide là MgO, của hydroxide là Mg(OH)2.

Câu 3. Nguyên tố chlorine thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của nguyên tố trên lần lượt là:

A. Cl2O3; HClO3.

B. Cl2O5; HClO4.

C. Cl2O7; HClO4.

D. ClO4; HClO.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên tố chlorine (Cl) thuộc nhóm VIIA.

Hóa trị cao nhất của Cl là VII.

Công thức hóa học của oxide là Cl2O7, của hydroxide là HClO4.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thành phần của oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.

B. Thành phần của oxide và hydroxide không có sự lặp lại theo chu kì.

C. Thành phần của oxide có sự lặp lại theo chu kì, thành phần của hydroxide không có sự lặp lại theo chu kì.

D. Thành phần của oxide không có sự lặp lại theo chu kì, thành phần của hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.

Đáp án: A

Giải thích:

Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.

Câu 5. Cho oxide Na2O vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng. Nêu hiện tượng xảy ra.

A. Na2O tan hoàn toàn trong nước, quỳ tím chuyển màu đỏ.

B. Na2O tan hoàn toàn trong nước, quỳ tím chuyển màu xanh đậm.

C. Na2O tan một phần trong nước, quỳ tím chuyển màu đỏ.

D. Na2O tan một phần trong nước, quỳ tím chuyển màu xanh nhạt.

Đáp án: B

Giải thích:

Hiện tượng: Na2O tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch base mạnh ® quỳ tím chuyển màu xanh đậm.

Phương trình hóa học: Na2O + H2O 2NaOH.

Câu 6. Oxide nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. Na2O.

B. MgO.

C. CaO.

D. P2O5.

Đáp án: D

Giải thích:

Oxide P2O5 tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch có tính acid làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

Phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O 2H3PO4.

Chú ý:

+ Na2O, CaO tan toàn toàn trong nước, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu xanh.

Phương trình hóa học:

Na2O + H2O 2NaOH

CaO + H2O Ca(OH)2

+ MgO tan một phần trong nước, dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím chuyển màu xanh nhạt.

Câu 7. Thêm từng giọt Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3. Nêu hiện tượng quan sát được.

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt.

C. Có khí thoát ra.

D. Không có hiện tượng gì.

Đáp án: C

Giải thích:

Hiện tượng: Có khí thoát ra.

Phương trình hóa học:

Na2CO3 + 2HNO3 2NaNO3 + CO2­ + H2O.

Câu 8. Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện

A. tính acid mạnh.

B. tính acid yếu.

C. tính base mạnh.

D. tính base yếu.

Đáp án: C

Giải thích:

Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh.

Ví dụ: NaOH, KOH.

Câu 9. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện

A. tính acid mạnh.

B. tính base mạnh.

C. tính acid yếu.

D. tính base yếu.

Đáp án: A

Giải thích:

Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh.

Ví dụ: HClO4.

Câu 10. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân,

A. tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, đồng thời tính acid của chúng giảm dần.

B. tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

C. tính acid, base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.

D. tính acid, base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Lý thuyết Bài 9: Ôn tập chương 2

Lý thuyết Bài 10: Quy tắc octet

Lý thuyết Bài 11: Liên kết ion

Lý thuyết Bài 12: Liên kết cộng hóa trị

1 4,865 16/08/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: