Ôn tập chương 1 (Thông hiểu)
-
230 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
19/07/2024Một tam giác đều có độ dài cạnh bằng 14cm. Độ dài một đường trung bình của tam giác đó là:
Độ dài một đường trung bình của tam giác là: 14 : 2 = 7cm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:
16/07/2024Một hình thang cân có cạnh bên là 2,5cm; đường trung bình là 3cm. Chu vi của hình thang là:
Tổng độ dài hai đáy là: 3.2 = 6 (cm)
Chu vi hình thang là: 2,5.2 + 6 = 11 (cm)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
16/07/2024Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt bằng 12cm và 16cm. Độ dài cạnh hình thoi đó là:
Giả sử hình thoi ABCD có hai đường chéo AC = 16cm, BD = 12cm cắt nhau tại O.
Theo tính chất hình thoi ta có AC vuông góc với BD, O là trung điểm của AC, BD
Do đó: OA = AC = 16 : 2 = 8(cm) ; OB = BD = 12 : 2 = 6 (cm)
Áp dụng định lý Pytago cho tam giác ABO vuông tại O ta có:
AB2 = OA2 + OB2 = 62 + 82 = 100 => AB = 10(cm)
Vậy độ dài cạnh hình thoi là 10cm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
19/07/2024Cho hình thang ABCD (AB // CD), M là trung điểm của AD, N là trung điểm của BC. Gọi I, K theo thứ tự là giao điểm của MN với BD, AC. Cho biết AB = 6cm, CD = 14cm. Tính độ dài MI, IK.
- Hình thang ABCD có
=> MN là đường trung bình của hình thang ABCD.
=> MN // AB // CD (tính chất)
- Tam giác ABD có:
=> ID = IB (định lý đảo về đường trung bình của tam giác).
=> MI là đường tủng bình của ΔADB
=> MI = .6 = 3(cm)
- Tương tự tam giác ACD có:
AM = MD, MK // DC nên AK = KC, hay MK là đường trung bình của tam giác ACD, ta có: MK =.14 = 7(cm)
=> IK = MK – MI = 7 – 3 = 4(cm)
Vậy MI = 3cm; IK = 4cm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
22/07/2024Cho hình bình hành ABCD có DC = 2BC. Gọi E, F là trung điểm của AB, DC. Gọi AF cắt DE tại I, BF cắt CE tại K. Chọn câu đúng nhất.
Xét hình bình hành ABCD có E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD, DC = 2BC nên AE = EB = BC = CF = DF = AD; AB // CD, AD // BC
Xét tứ giác DEBF có
nên DEBF là hình bình hành
Xét tứ giác AEFD có AE = DF; AE // DF nên AEDF là hình bình hành, lại có AE = AD nên hình bình hành AEFD là hình thoi.
Tương tự ta cũng có EBCF là hình thoi. Nhận thấy chưa đủ điều kiện để EBCF là hình vuông.
Nên A, B đúng, C sai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
20/07/2024Cho hình bình hành ABCD có DC = 2BC. Gọi E, F là trung điểm của AB, DC. Gọi AF cắt DE tại I, BF cắt CE tại K. Tứ giác EIFK là hình gì?
Theo câu trước ta có tứ giác BEDF là hình bình hành nên
ED = BF, ED // BF => EI // FK (1)
Theo câu trước ta có tứ giác AEDF và BEFC là hình thoi nên I, K lần lượt là trung điểm của DE và BF.
Suy ra EI = ; FK = mà DE = BF (cmt) => EI = FK (2)
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác EIFK là hình bình hành.
Mà AEDF là hình thoi nên AF ⊥ DE (tính chất hình thoi) => = 900
Hình bình hành EIFK có một góc vuông = 900 nên EIFK là hình chữ nhật.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
20/07/2024Cho tam giác ABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua I. Tứ giác AMCK là hình gì?
ΔABC cân tại A có AM là trung tuyến nên AM đồng thời là đường cao
=> AM ⊥ BC => = 900 (1)
Xét tứ giác AMCK có AC cắt MK tại I, mà AI = IC, MI = IK (gt)
=> Tứ giác AMCK là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết) (2)
Từ (1) và (2) => AMCK là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
16/07/2024Cho tam giác ABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua I. Tứ giác AKMB là hình gì?
Tứ giác AMCK là hình chữ nhật (câu trên) => AK // CM => AK // BM (3)
Mà AK = MC (AMCK là hình chữ nhật) và MC = MB (gt)
=> AK = BM (4)
Từ (3) và (4) => Tứ giác AKMB là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
21/07/2024Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB và = 600. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của BC và AD. Gọi I là điểm đối xứng với A qua B. Tứ giác BICD là hình gì?
Do AB // CD (giả thiết) nên BI // CD
Mặt khác BI = AB (gt) ; AB = CD (gt) => BI = CD
Vậy BICD là hình bình hành (1)
Theo giả thiết ta có
BI = AB = AF = FD => AI = AD mà = 600 (gt) nên tam giác ADI đều.
Xét tam giác ADI đều có BD là trung tuyến đồng thời là đường cao.
=> = 900 (2)
Từ (1) và (2) suy ra BICD là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
16/07/2024Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB và = 600. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của BC và AD. Gọi I là điểm đối xứng với A qua B. Số đo góc AED là:
Theo câu trước ta có BICD là hình chữ nhật lại có E là trung điểm của BC (gt) nên E cũng là trung điểm của ID.
Mà tam giác ADI đều (theo câu trước) có AE là đường trung tuyến nên AE cũng là đường cao, suy ra AE ⊥ BD => = 900
Đáp án cần chọn là: C
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 Hình học: Tứ giác (có đáp án) (224 lượt thi)
- Tổng hợp Lý thuyết & Trắc nghiệm Chương 1 Hình học 8 (250 lượt thi)
- Ôn tập chương 1 (Thông hiểu) (229 lượt thi)
- Ôn tập Chương 1 Hình học (Vận dụng) (260 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Hình bình hành (có đáp án) (767 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tứ giác có đáp án (Nhận biết) (635 lượt thi)
- Trắc nghiệm Hình thang cân (có đáp án) (564 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tứ giác có đáp án (Thông hiểu) (439 lượt thi)
- Trắc nghiệm Đường trung bình của tam giác, của hình thang (có đáp án) (402 lượt thi)
- Trắc nghiệm Hình thoi (có đáp án) (395 lượt thi)
- Trắc nghiệm Hình thoi có đáp án (Thông hiểu) (385 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tứ giác (có đáp án) (383 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tứ giác có đáp án (Vận dụng) (379 lượt thi)
- Trắc nghiệm Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước (có đáp án) (376 lượt thi)