Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 26)
-
4638 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 13:
21/07/2024Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Miền Nam Việt Nam?
Đáp án B
Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam:
+ Ngày 7/2/1965, lâys cớ “trả đũa” việc Quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Playku, Mĩ cho máy bay ném bom thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh),… chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
+ Lúc này, tại miền Nam Việt Nam, chiến lược Chiến tranh đặc biệt đã cơ bản bị phá sản. Tuy nhiên, phải tới giữa năm 1965, Mĩ mới chuyển sang thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ
Câu 15:
13/07/2024Thực chất Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là hội nghị
Đáp án D
Thực chất Hội nghĩ Ianta (tháng 2/1945) là Hội nghị phân chia thành quả giữa các nước thắng trận, vì: các cường quốc tham gia Hộ nghị Ianta bàn luận tới rất nhiều vấn đề, nhưng vấn đề gây tranh cãi gay gắt, căng thẳng nhất là vấn đề về phân chia khu vực đóng quân để giải pháp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng tại khuc vực châu Á và châu Âu.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Hội nghị Ianta tuy có bàn về vấn đề liên quan đến hòa bình thế giới (thành lập tổ chức Liên hợp quốc; thống nhất mục tiê chung là mục tiêu diệt chủ nghĩa phát xít), tuy nhiên, đây không phải là vấn đề trọng tâm, gây tranh cãi nhiều nhất giữa các cường quốc tại hội nghị.
+ Những quyết định của Hội nghị Ianta chưa thể hòa giải mâu thuẫn giữa Mĩ và Liên Xô, ngược lại, những quyết định này tiếp tục khơi sâu hơn nữa mâu thuẫn giữa hai siêu cường.
+ Thành viên tham dự hội nghị là nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh – đây là ba trụ cột chính trong khối Đồng minh chống phát xít
Câu 16:
30/10/2024Hiệp ước Bali (tháng 2/1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã
Đáp án đúng là: C
Giải thích: A sai vì không liên quan, Myanma vào ASEAN năm 1997
B sai vì lúc đó cộng đồng ASEAN còn non trẻ
D sai vì Brunay vào ASEAN năm 1984
*Tìm hiểu thêm: "Quá trình phát triển"
* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
* Giai đoạn 1976 – 1991:
- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.
- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.
* Giai đoạn 1991 – nay:
- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.
- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.
- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.
- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.
Câu 18:
12/07/2024Sự liên minh chặt chẽ về quân sự của các nước Tây Âu với Mĩ được biểu hiện ở việc
Câu 19:
22/07/2024Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là
Đáp án D
Cuối năm 1028, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động phong trào “vô sản hóa” nhằm đưa cán bộ của Hội đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nghệ để tuyên truyền vận động cách mạng. Qua đó cũng để họ tự rèn luyện chính mình, trở thành những người vô sản thực sự:
- Nội dung các đáp án A, B, c không phù hợp, vì:
+ Mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn đi vào đấu tranh tự giác là khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1918), giai cấp công nhân đã ra đời ở Việt Nam.
+ Thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhiều thanh niên yêu nước, tiến bộ đã được trang bị về chủ nghĩa Mac – Lenin và lý luận giải phóng dân tộc. Sau khi học xong, phần lớn những thanh niên đó đã về nước hoạt động cách mạng, tổ chức quần chúng đấu tranh. Tới năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã xây dựng được cơ sở của mình ở hầu khắp cả nước
Câu 20:
17/07/2024Vì sao nói: Cuộc đấu tranh của công nhân xưởng máy Ba Son (tháng 8/1928) đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam?
Đáp án D
Cuộc đấu tranh của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son diễn ra quyết liệt, có tổ chức (dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ, do Tôn Đức Thắng đứng đầu). Trong một cuộc đấu tranh này, công nhân Ba Son đã có sự kết hợp giữa đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế (yêu cầu: tăng lương 20%, gọi số thợ bị đuổi việc trong cuộc đình công trước đó về làm việc lại,…) với mục tiêu chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế (trì hoãn việc sửa chữa chiến hạm Misole của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc). Với những lí do trên, cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son đã đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác
Câu 21:
01/10/2024Trong thời kì 1939 – 1945, lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương có sự phát triển từ
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Trong thời kì 1939 – 1945, lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương có sự phát triển từ miền núi xuống miền xuôi. Biểu hiện là sự phát triển hệ thống cơ sở quần chúng của Mặt trận Việt Nam: Cao Bằng là nơi đầu tiên thí điểm xây dựng các hội Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, sau đó mới mở rộng ảnh hưởng xuống khu vực đồng bằng, đô thị
*Tìm hiểu thêm: "Bước đầu xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghiã vũ trang"
* Xây dựng lực lượng chính trị:
- Ở Cao Bằng:
+ Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc.
+ Năm 1942 , khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc, trong đó có ba châu hoàn toàn, Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao bằng và liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng đựoc thành lập,...
- Ở miền Bắc và miền Trung: các "Hội phản đế" chuyển sang các "Hội cứu quốc", nhiều "Hội cứu quốc" mới được thành lập.
- Năm 1943, Đảng đưa ra bản "Đề cương văn hóa Việt Nam" và vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam (cuối 1944) và Đảng dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh(6/1944).
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Câu 22:
17/07/2024Từ ngày 2/9/1975 đến trước ngày 6/3/1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ việc
Đáp án C
Nguyên nhân Việt Nam chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc:
+ Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải pháp quân đội Nhật nên không thể có những hành động chống đối lộ liễu như thực dân Pháp.
+ Ở phía Nam, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cần tập trung lực lượng để kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
+ Danh nghĩa quân Đồng minh và những chuyển biến của tình hình Trung Quốc khiến Trung Hoa Dân quốc. Vì khi nào Việt Nam, Trung Hoa Dân quốc không chỉ đòi hỏi các quyền lợi về kinh tế mà còn đưa ra nhiều yêu sách về quyền lợi chính trị như nhượng cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, 4 ghế bộ trưởng, 1 ghế phó chủ tịch nước….
Câu 23:
17/07/2024Thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) đã
Đáp án D
Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giới gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Chính quyền Ngô Đình Diệm còn tồn tại tới ngày 1/11/1963. (Ngày 1/11/1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính lật đổ anh em Diệm – Nhu, đưa tay sai mới lên cầm quyền, với hi vọng ổn định tình hình để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược).
+ Mĩ tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam sau khi thất bại trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam.
+ Trong những năm 1954 – 1960, ở miền Nam Việt Nam, Mĩ thực hiện chiến lược Chiến tranh đơn phương; chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh được tiến hành trong những năm 1969 – 1973 (và được tiếp tục thực hiện trong những năm 1973 – 1975)..
Câu 27:
13/07/2024Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Liên Xô trong những năm 1921 – 1925 là
Đáp án D
Do bị chiến tranh tàn phá nặng nề (khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gầ 32000 xí nghiệ bị phá hủy,…) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Liên Xô là tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Câu 29:
23/07/2024Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa phong trào Cần Vương (1885 – 1896)?
Đáp án A
Đáp án A không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vuơng. Vì đây là một phong trào yêu nước chống Pháp nhận được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là bộ phận văn thân, sĩ phụ.
- Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vuơng:
- Nguyên nhân khách quan: phong trào Cần Vương nổ ra khi thực dân Pháp còn mạnh, có ưu thế vượt trội về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật,… do đó Pháp đủ sức đàn áp những cuộc khởi nghĩa còn thiếu tính thống nhất.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Hạn chế về mặt đường lối và giai cấp lãnh đạo: đường lối cứu nước theo khuynh hướng phong kiến nhằm khôi phục chế độ phong kiến đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ là độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Các văn thân, sĩ phu yêu nước còn hạn chế về tầm nhìn nên không đủ sức nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Phong trào diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc
Câu 30:
18/07/2024Nội dung nào dưới đây không phải biể hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây (đầu những năm 70 của thế kỉ XX)?
Đáp án B
Năm 1929, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Ba tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau, tạo ra nguy cơ chia rẽ lớn cho cách mạng Việt Nam. Do đó, đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Ở Việt Nam, phong trào công nhân đi vào đấu tranh tự giác hoàn toàn sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Tháng 5/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kì đặt vấn đề phải thành lập một tổ chức cộng sản để thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, song không được Đại hội chấp nhận.
+ Trước hoạt động riêng rẽ của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo Nguyễn Ái Quốc tiến hành hợp nhất các tổ chức này thành một chính đảng duy nhất
Câu 33:
20/07/2024Điều khoảng nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với xự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước Việt Nam?
Đáp án D
“Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh” là điều khoản trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ở Việt Nam. Sau khi Mĩ rút quân, so sánh tương quan lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng ở miền Nam Việt Nam có sự thay đổi căn bản:
- Lực lượng phản cách mạng:
+ Quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh của Mĩ đã rút về nước, làm cho quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa.
+ Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn, giảm đáng kể: trong những năm 1973 – 1974, Mĩ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 1026 triệu đôla; trong những năm 1974 – 1975, viện trợ của Mĩ cho chính quyền Sài Gòn chỉ còn 701 triệu đôla.
*Lực lượng cách mạng:
- Vùng giải phóng được mở rộng.
- Chính quyền cách mạng từ Trung ương đến hầu hết các cơ sở làng, xã được củng cố.
- Lực lượng vũ trang ba thứ quân ngày càng lớn mạnh, hùng hậu.
- Công tác khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hóa – giáo dục của nhân dân miền Nam tại các vùng giải phóng được đẩy mạnh.
Thế là lực của lực lượng cách mạng tại miền Nam Việt Nam được tăng cường
Câu 34:
19/07/2024Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam(1919 – 1929) so với cuộc khai thức thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) là gì?
Đáp án C
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện việc đầu tư vốn với tộc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế để nhanh chóng thu lời, bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại và làm giàu cho chính quốc. Cụ thể chỉ trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn Pháp đầu tư vào Đôngn Dương (mà chủ yếu là Việt Nam) lên tới 4 tỉ phrăng, tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
- Đáp án A sai, vì đây là đặc điểm của cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp tại Việt Nam (1897 – 1974).
Đáp án B, D là điểm tương đồng trong hai chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam
Câu 35:
17/07/2024Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về
Đáp án D
Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: ở châu Phi có Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) để đoàn kết, lãnh đạo các dân tộc ở châu Phi đứng lên đấu tranh, còn ở châu Á thì không có.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm tương đồng về:
+ Nhiệm vụ đấu tranh: chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
+ Mục tiêu đấu tranh: chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
+ Kết cục của cuộc đấu tranh: thắng lợi, khôi phục lại nền độc lập
Câu 36:
11/08/2024So với Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, Cách mạng tháng Mười Nga (1917) có sự khác biệt cơ bản về
Đáp án đúng là : D
- Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) có sự khác biệt về tính chất điển hình.
+ Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) là cuộc cách mạng vô sản điển hình.
+ Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc – theo khuynh hướng vô sản.
- Nội dung các đáp án A, B, C phản ánh điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945).
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp vô sản thông qua đội tiên phong là chính đảng của giai cấp vô sản (Đảng Bosevich ở Nga và Đảng Cộng sản Đông Dương ở Việt Nam).
+ Kết quả đấu tranh: thắng lợi.
+ Khuynh hướng chính trị: cách mạng vô sản
→ D đúng.A,B,C sai
* Cách mạng tháng Mười (1917):
- Nguyên nhân:
+ Cục diện hai chính quyền song song tồn tại.
+ Chính phủ tư sản lâm thời không đáp ứng những quyền lợi cơ bản của nhân dân.
- Mục tiêu: Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản; tạo điều kiện đưa Nga tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Lãnh đạo: Giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsêvích
- Diễn biến chính:
+ Tháng 10/1917, Đảng Bôsêvich Nga đã quyết định chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân Nga sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Ngày 7/10/1917, Lênin bí mật rời Phần lan về nước để trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
+ Đêm 24/10/ 1917, khởi nghĩa bùng nổ tại Matxcơva và nhanh chóng giành thắng lợi.
+ Đầu năm 1918, cách mạng đã giành thắng lợi hoàn toàn trên nước Nga rộng lớn.
- Kết quả: thắng lợi. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
- Ý nghĩa:
+ Giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.
- Tính chất: cách mạng vô sản.
♦ Diễn biến chính của cách mạng tháng Tám
- Đến giữa tháng 8/1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước.
- Từ ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để phát động nhân dân khởi nghĩa.
- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa.
- Ngày 18/8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất.
- Tối 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
- Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền.
- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn.
- Ngày 28/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước (trừ một số thị xã do quân Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng từ trước).
- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
- 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
♦ Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, vì đã:
+ Lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
+ Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bí mật trở thành đảng cầm quyền, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
+ Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân; chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 37:
20/07/2024Hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX có điểm giống nhau cơ bản về
Đáp án B
Hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX có điểm giống nhau cơ bản về nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa.
- Nội dung các đáp án A, C, D phản ánh điểm khác biệt giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới:
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất: thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xec-bi.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933); thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít do hành động.
- Tính chất:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất hoàn toàn mang tính chất đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai: từ tháng 6/1941, khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự thay đổi: tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng đấu tranh chống phát xít, tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.
- Lực lượng tham chiến:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và Liên Xô (xã hội chủ nghĩa)
Câu 38:
17/07/2024Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 và các chiến phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều
Đáp án D
Điểm tương đồng trong hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành những năm 1911- 1918 và các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là đều: xuất phát từ động cơ yêu nước, nhằm mục đích cứu nước, cứu dân.
- Nội dung các đáp án A, B, C đều có những điểm chưa phù hợp, vì:
- Quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước tư bản phương Tây chỉ đúng với hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành. Các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX thường lựa chọn hướng đi truyền thống – hướng về Nhật Bản, Trung Quốc.
- Chủ trương cầu viện bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc chỉ đúng với hoạt động yêu nước các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX: Pham Bội Châu muốn dựa vào Nhật bản để đánh đổi thực dân Pháp; Phan Châu Trinh muốn dựa vào thực dân Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.
Qua quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước phương Tây, đặc biệt là khi đọc được Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, Nguyễn Ái Quốc đã có sự chuyển biến: từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mac – Lenin (lập trường vô sản). Trong khi đó, các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự chuyển biến nhận thức, từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường tư sản
Câu 39:
17/07/2024Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh khướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản
Đáp án C
Giai cấp tư ản Việt Nam ra đời và phát triển trong bối cảnh: Việt Nam là thuộc địa, thị trường độc chiếm của thực dân Pháp; nền kinh tế công – thương nghiệp của Việt Nam còn quá nhỏ bé, mất cân đố và lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp nên giai cấp tư sản Việt Nam còn nhiều hạn chế: nhỏ yếu về kinh tế, non kém về chính trị. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
Đáp án A, B, D sai vì những đặc điểm này chỉ đúng với phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong giai đoạn 1919 – 1926; còn ở giai đoạn 1927 – 1930, sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng đã đánh dấu một bước phát triển mới của giai cấp tư sản dân tộc về ý thức chính trị, tổ chức, đường lối đấu tranh (dù còn nhiều hạn chế)
Câu 40:
23/07/2024Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phát huy bài học kinh nghiệm nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án C
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đã để lại bài học về xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong một mặt trận thống nhất để phát huy tối đa sức mạng của cả dân tộc, cô lập, phân hóa kẻ thù, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính và chớp thời cơ giành chính quyền khi có điều kiện. Đảng và Chính phủ Việt Nam có thể vận dụng và phát huy bài học kinh nghiệm này vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
Bài thi liên quan
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-