Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 23)
-
4945 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 9:
12/11/2024Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
Đáp án đúng là: D
Nó được sáng lập bởi Nguyễn Ái Quốc nhằm tuyên truyền các tư tưởng cách mạng, đặc biệt là lý tưởng vô sản và giải phóng dân tộc. Tờ báo này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và động viên thanh niên tham gia vào phong trào cách mạng.
→ D đúng
- A, B, C sai vì những tờ báo này không được thành lập bởi tổ chức này và không phục vụ mục đích tuyên truyền cách mạng như Thanh Niên. Thanh Niên mới là tờ báo chính thức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Tờ báo cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là Thanh Niên, được ra đời vào năm 1925. Tờ báo này do Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sáng lập và là công cụ quan trọng để tuyên truyền lý tưởng cách mạng, đặc biệt là tư tưởng Mác-Lênin, và vận động phong trào giải phóng dân tộc. Thanh Niên không chỉ phục vụ cho việc phát triển phong trào cách mạng mà còn giúp kết nối các thanh niên yêu nước, truyền bá các tư tưởng về cách mạng vô sản và mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, không có sự áp bức.
Ngoài việc vận động chống thực dân Pháp, tờ báo còn chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ cách mạng trẻ, khuyến khích họ tham gia vào công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng tương lai dân tộc. Tờ báo này đã đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc hình thành nền tảng cho Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
Câu 10:
14/12/2024Tổ chức nào được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Đáp án đúng là : D
- Tổ chức được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12-1944 đến tháng 5-1945. Đây là tổ chức quân sự được công nhận là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đội du kích Bắc Sơn sau đổi tên thành Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn được Trung ương Đảng trực tiếp thành lập và chỉ đạo ngay sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn; là đội quân vũ trang tuyên truyền của Đảng – một trong những đội vũ trang tiền thân của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
→ A sai
- Việt Nam Giải phóng quân là tên gọi của lực lượng quân sự chủ lực của Việt Minh từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1945, thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1945, thống nhất từ các đơn vị Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân cùng các tổ chức vũ trang cách mạng tập trung của cả nước Việt Nam, theo nghị quyết của Hội ...
→ B sai
- Quân đội Quốc gia Việt Nam (tiếng Pháp: Armée Nationale Vietnamienne, ANV) là lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam, là một phần của Quân đội Liên hiệp Pháp, được sự bảo trợ tài chính và chỉ huy từ Liên hiệp Pháp, tồn tại từ 1950 đến 1955.
→ C sai.
* Mở rộng:
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN THÁNG 3/1945
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939
a. Hoàn cảnh:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp.
- Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột, đàn áp nhân dân Việt Nam.
⇒ Đòi hỏi Đảng phải kịp thời nắm bắt tình hình, đề ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
b. Nội dung hội nghị:
- Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng.
- Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh” bằng khẩu hiệu “Chính phủ dân chủ cộng hòa”.
- Xác định phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang bí mật và bất hợp pháp.
- Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
c. Ý nghĩa: đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới
a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9/1940)
* Nguyên nhân: tháng 9/1940, quân Nhật tấn công Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy, rút lui qua châu Bắc Sơn => tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Sơn.
* Diễn biến chính:
- Tháng 9/1940, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy đấu tranh, thành lập chính quyền cách mạng.
- Nhật thỏa hiệp với Pháp, quay trở lại đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Sơn.
* Kết quả: Khởi nghĩa Bắc Sơn bị quân Pháp và Nhật đàn áp, khủng bố dã man => thất bại.
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước; Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, bài học về xây dựng lực lượng vũ trang, chọn thời cơ,...
b. Khởi nghĩa Nam Kì (tháng 11/1940)
* Nguyên nhân: thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra làm bia đỡ đạn cho chúng.
* Diễn biến chính:
- Đêm 22 rạng sáng 23/11/1940, nhân dân hầu khắp các tỉnh Nam Kì nổi dậy đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Kì.
- Nghĩa quân triệt hạ được một số đồn bốt giặc, thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi...
* Kết quả: Khởi nghĩa Nam Kì bị quân Pháp khủng bố, đàn áp dã man => thất bại.
* Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước; để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương bài học kinh nghiệm về chọn thời cơ khởi nghĩa...
c. Binh biến Đô Lương (13/1/1941)
* Nguyên nhân : Binh lính người Việt trong quân đội Pháp phản đối việc Pháp đưa lính người Việt sang Lào đánh nhau với quân Thái Lan .
* Diễn biến: Ngày13/1/1941 Đội Cung chỉ huy binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An), nổi dậy, đánh chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh,phối hợp với binh lính ở đây chiếm thành.
* Kết quả: Pháp kịp thời đối phó,chiều hôm sau, toàn bộ binh lính tham gia nổi dậy bị bắt.
* Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Đảng Cộng sản Đông Dương.
3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hôi nghị lần 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (05/1941).
a. Hoàn cảnh:
- Thế giới: Chiến tranh thế giới bước sang năm thứ 3. Ở châu Âu, phát xít Đức ráo riết chuẩn bị lực lượng để tấn công Liên Xô,...
- Việt Nam: + Dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật, nhân dân Việt Nam vô cùng khổ cực.
+ 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.
b. Nội dung Hội nghị:
- Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc .
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.
- Sau khi đánh đuổi Pháp –Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
- Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) thay cho Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương .
- Thay tên các hội phản đế thành hội Cứu quốc , giúp đỡ việc lập Mặt trận ở Lào, Campu chia
- Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, Hội nghị chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng.
c. Ý nghĩa: Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ hội nghị Trung ương tháng 11/1939, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.
4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
a. Bước đầu xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghiã vũ trang:
* Xây dựng lực lượng chính trị:
- Ở Cao Bằng:
+ Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc.
+ Năm 1942 , khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc, trong đó có ba châu hoàn toàn, Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao bằng và liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng đựoc thành lập,...
- Ở miền Bắc và miền Trung: các "Hội phản đế" chuyển sang các "Hội cứu quốc", nhiều "Hội cứu quốc" mới được thành lập.
- Năm 1943, Đảng đưa ra bản "Đề cương văn hóa Việt Nam" và vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam (cuối 1944) và Đảng dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh(6/1944).
* Xây dựng lực lượng vũ trang:
- Đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.
- Năm 1941, các đội du kích Bắc Sơn lớn mạnh lên và thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân số I (14/2/1941), Trung đội cứu quốc quân II (15/9/1941).
* Xây dựng căn cứ địa cách mạng:
- Hội nghị Trung ương 11/1940 xây dựng Bắc Sơn – Võ Nhai thành căn cứ địa cách mạng .
- 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ai Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa dựa trên cơ sở lực lượng chính trị và tổ chức phát triển.
⇒ Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng là 2 căn cứ địa đầu tiaan của Việt Nam.
b. Gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Tháng 02/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh- Phúc Yên) vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang.
- 25/2/1944, Trung đội cứu quốc quân III ra đời.
- Năm 1943, 19 ban “ xung phong “Nam tiến” được lập ra để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống miền xuôi .
- Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”.
- 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập. Hai ngày sau, đội thắng hai trận Phay Khắt và Nà Ngần.
Xem thêm các bài viết lien quan,chi tiết khác:
Câu 12:
17/07/2024Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
Đáp án C
Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì bị chiến tranh tàn phá nặng nề: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị phá hủy
Câu 13:
17/07/2024Những thành tựu nhân dân Việt Nam đạt được trong 15 năm thực hiện đổi mới (1986 – 2000) đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ
Đáp án D
Những thành tựu nhân dân Việt Nam đạt được trong 15 năm thực hiện đổi mới (1986 – 2000) đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng, như:
+ Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.
+ Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Thay đổi căn bản bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân.
- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: cho tới thời điểm hiện tại (2021), Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Câu 14:
22/07/2024Mục đích của Đảng Cộng sản Đông Dương khi chủ trương mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là
Đáp án A
Một trong những mục đích của Đảng Cộng sản Đông Dương khi chủ trương mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ Sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông (1950), quân dân Việt Nam mới giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
+ Thực hiện phân tán lực lượng cơ động chiến lược của địch là phương hướng tiến công của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược đông xuân 1953 – 1954.
+ Ở thời điểm giữa năm 1950, lực lượng cách mạng Việt Nam đã có sự phát triển, tuy nhiên, thế và lực của Việt Nam chưa đủ sức mạnh áp đảo thực dân Pháp, trong khi đó, Pháp đang nhận được sự ủng hộ và viện trợ ngày càng lớn của Mĩ.... Vì vậy, chưa đủ cơ sở để Đảng đề ra mục tiêu giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc thực dân Pháp phải đầu hàng, từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam
Câu 15:
20/07/2024Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam?
Đáp án B
Nội dung đáp án B không phản ánh đúng tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam, vì: dưới tác động từ chương trình khai thác thuộc địa của Pháp, phương thức tư bản chủ nghĩa đã được du nhập vào Việt Nam và tồn tại song song cùng với quan hệ sản xuất phong kiến
Câu 16:
17/07/2024Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
Đáp án D
Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8/1925) đã đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Vì:
+ Cuộc đấu tranh của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son diễn ra quyết liệt, có tổ chức (dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ, do Tôn Đức Thắng đứng đầu).
+ Trong cuộc đấu tranh này, công nhân Ba Son đã có sự kết hợp giữa đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế (yêu cầu: tăng lương 20%, gọi số thợ bị đuổi việc trong cuộc đình công trước đó về làm việc lại,...) với mục tiêu chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế (trì hoãn việc sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc)
Câu 18:
17/07/2024Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi
Đáp án A
Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) đã đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Về hình thức, tuy thực dân Pháp có giao lại cho triều đình Huế ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Bắc; tỉnh Bình Thuận ở phía Nam và cho triều đình Huế quyền có quân đội riêng; nhưng trên thực tế, Việt Nam đã hoàn toàn lọt vào tay Pháp. Với Hiệp ước Patơnốt, Việt Nam đã bị chia cắt làm ba miền với 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là xứ bảo hộ và Nam Kì là xứ thuộc địa.
Þ Hiệp ước Patơnốt (1884) được kí kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu thực dân Pháp căn bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam
Câu 20:
17/07/2024Nhận xét nào sau đây về Hiệp ước Bali (1976) của tổ chức ASEAN là không đúng?
Đáp án C
Nội dung đáp án C không phù hợp khi nhận xét về Hiệp ước Bali (1976), vì: sau khi Hiệp ước Bali được kí kết, sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực, nhất là giữa nhóm các nước ASEAN và nhóm các nước Đông Dương vẫn tồn tại. Ví dụ: sự kiện Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia, phối hợp cùng với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia để tiêu diệt chế độ diệt chủng Pônpốt, các nước ASEAN hiểu lầm cho rằng đây là hành động xâm lược nên đã từ lập trường “đối thoại” chuyển sang “đối đầu, cô lập” Việt Nam và nước cộng hòa Nhân dân Campuchia Þ không khí căng thẳng tiếp tục bao trùm tình hình chính trị - an ninh của khu vực
Câu 23:
17/07/2024Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại?
Đáp án C
Nội dung đáp án C không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, vì: ô nhiễm môi trường là một trong những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng này và hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số vẫn chưa được giải quyết triệt để (thậm chí còn diễn ra trầm trọng hơn).
- Một số tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ:
+ Tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.
+ Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.
+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Câu 24:
21/07/2024Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai (1972), Mĩ không nhằm thực hiện âm mưu
Đáp án A
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai (1972), Mĩ không nhằm thực hiện âm mưu: cứu nguy cho chiến lược chiến tranh đặc biệt, vì:
+ Chiến lược chiến tranh đặc biệt được Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 - 1965.
+ Mĩ tiến hành Chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai (1972) nhằm cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đang thất bại ở miền Nam Việt Nam
Câu 25:
13/07/2024Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
Đáp án D
Nội dung đáp án D không đúng vì: sau khi giành được độc lập, các quốc gia có thể lựa chọn những con đường phát triển khác nhau: tư bản chủ nghĩa hoặc xã hội chủ nghĩa (ví dụ: Trung Quốc, Việt Nam, Cuba...).
- Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, vì:
+ Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, “bản đồ chính trị thế giới” chủ yếu là bản đồ của chủ nghĩa thực dân, một vài quốc gia thống trị những vùng đất rộng lớn trên thế giới.
+ Với thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị phá vỡ, hơn 100 quốc gia độc lập đã ra đời. Các quốc gia này từ chỗ là những vùng đất thuộc địa (của các nước đế quốc, thực dân) đã tự ghi tên mình trên bản đồ thế giới; tham gia tích cực vào công việc chính trị quốc tế,...
Câu 27:
17/07/2024Để khắc phục điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị (tháng 10/1930), trong thời kì 1939 – 1945 Đảng đã chủ trương
Đáp án A
Một trong những hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) là: không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Þ Để khắc phục điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị (tháng 10/1930), trong thời kì 1939 – 1945 Đảng đã chủ trương: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu, tạm thời gác lại các nhiệm vụ khác
Câu 28:
17/07/2024Nội dung nào không phản ánh đúng điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)?
Đáp án C
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) có nhiều điểm tương đồng:
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu: căn cứ chính của nghĩa quân Bãi Sậy là vùng đầm lầy, lau sậy um tùm thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên; dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu Bãi Sậy, nghĩa quân đã đào hào, đắp lũy, đặt nhiều hầm chông, cạm bẫy. Căn cứ chính của nghĩa quân Hương Khê (Vụ Quang) nằm chon von trên hai dãy núi đá hiểm hóc, lưng tựa vào dãy núi Giăng Màn hùng vĩ, xung quanh là dòng chảy của hai con sông (sông Rò vền và sông Cà Tỏ), tạo nên một thế chiến lược đắc địa “vừa có thế công, vừa lợi thế thủ”; cùng với địa thế hiểm trở, nghĩa quân Hương Khê còn xây dựng hệ thống công sự phòng thủ kiên cố.
+ Là các phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến (chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến; khuynh hướng phát triển: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế,...).
- Đáp án C không phải là điểm tương đồng giữa khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896), vì:
+ Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy là các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Kì.
+ Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê là 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình)
Câu 29:
18/07/2024Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) đều
Đáp án B
Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) đều giành được thắng lợi, lật đổ được chế độ phong kiến chuyên chế lỗi thời, (chế độ Nga hoàng - ở Nga; chế độ cai trị của nhà Nguyễn - ở Việt Nam).
- Đáp án A không phải là tính chất của Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945), vì:
+ Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
+ Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (theo khuynh hướng vô sản).
- Nội dung các đáp án C, D phản ánh điểm khác biệt giữa Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945):
+ Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) mang tính chất của một cuộc chiến tranh giải phóng.
+ Thành công của Cách mạng tháng Hai đã giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ phong kiến Nga hoàng; tuy nhiên trong xã hội Nga vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giai cấp (nông dân – địa chủ phong kiến; giai cấp vô sản – giai cấp tư sản); mâu thuẫn giữa Nga với các nước đế quốc khác (do Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất)
Câu 30:
21/07/2024Nội dung nào không phản ánh điểm tương đồng trong hai lần khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương?
Đáp án D
Nội dung đáp án D không phải là điểm tương đồng trong hai lần khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương:
+ Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: nguồn vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là của tư bản nhà nước; đầu tư với quy mô nhỏ, tốc độ chậm.
+ Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: nguồn vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là của tư bản tư nhân; đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh hơn so với lần thứ nhất.
- Một số điểm tương đồng trong hai lần khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương:
+ Được tiến hành khai thác khi Pháp gặp phải những khó khăn về kinh tế do các cuộc chiến tranh gây ra. Ví dụ: ở lần khai thác thứ nhất, Pháp gặp nhiều tổn thất trong chiến tranh xâm lược và bình định Việt Nam; ở lần khai thác thứ hai: Pháp gặp tổn thất lớn trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Mục đích tiến hành khai thác: bóc lột nhân dân Đông Dương để làm giàu cho chính quốc.
+ Tăng cường đầu tư khai thác vào tất cả các ngành kinh tế ở Đông Dương.
+ Duy trì nền văn hóa nô dịch, cổ súy cho các hủ tục mê tín, dị đoan; thực hiện đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương.
+ ...
Câu 31:
17/07/2024Nội dung nào không phản ánh đúng lí do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lựa chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
Đáp án C
Nội dung đáp án C không phản ánh đúng lí do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lựa chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975, vì: Đà Nẵng là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ và Chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam
Câu 32:
22/07/2024Nội dung nào không phải là điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các cuộc đấu tranh trước đó của nhân dân Việt Nam?
Đáp án A
Nội dung đáp án A không phải là điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các cuộc đấu tranh trước đó của nhân dân Việt Nam, vì: các cuộc đấu tranh trước đó cuả nhân dân Việt Nam đều nhằm mục tiêu cao nhất là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại nền độc lập dân tộc.
- Điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931:
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Hình thành khối liên minh công – nông.
+ Thiết lập chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh
Câu 33:
17/07/2024Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã trực tiếp góp phần vào đánh bại chủ nghĩa phát xít trên thế giới?
Đáp án A
Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã trực tiếp góp phần vào đánh bại chủ nghĩa phát xít trên thế giới (nhân dân Việt Nam giành lại nền độc lập từ tay quân phiệt Nhật Bản)
Câu 34:
17/07/2024Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam có thể rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án D
Nội dung đáp án D không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945), vì: trong quá trình Tổng khởi nghĩa, Đảng Cộng sản Đông Dương chưa thực hiện việc tập hợp, tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh công khai, hợp pháp
Câu 35:
17/07/2024Một trong những điểm giống nhau giữa tổ chức Hội Quốc liên và Liên hợp quốc là
Đáp án C
Một trong những điểm giống nhau giữa tổ chức Hội Quốc liên và Liên hợp quốc là được thành lập nhằm mục đích giám sát và duy trì trật tự thế giới (hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta)
Câu 36:
17/07/2024Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều
Đáp án B
Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân (chủ nghĩa thực dân mới ở khu vực Mĩ Latinh và chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi) để giành độc lập.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Kẻ thù của nhân dân Mĩ Latinh là chủ nghĩa thực dân mới.
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân châu Phi là đấu tranh chính trị - ngoại giao. Trong khi đó, ở khu vực Mĩ Latinh, hình thức đấu tranh của nhân dân rất phong phú: bãi công, biểu tỉnh; đấu tranh nghị trường; đấu tranh vũ trang...
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi chủ yếu đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, thông qua một tổ chức chung; ở Mĩ Latinh, phong trào đấu tranh có thể đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản hoặc giai cấp vô sản (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước)
Câu 37:
23/07/2024Phong trào Đông Du (1905 – 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907) và cuộc vận động Duy tân (đầu thế kỉ XX) ở Việt Nam có điểm chung là
Đáp án B
Phong trào Đông Du (1905 – 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907) và cuộc vận động Duy tân (đầụ thế kỉ XX) có điểm chung là đều đặt dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước thức thời: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can,..
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Chỉ có Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy tân là các cuộc vận động yêu nước theo xu hướng cải cách. Phong trào Đông du diễn ra theo xu hướng bạo động vũ trang.
+ Đến đầu thế kỉ XX, trong phong trào yêu nước ở Việt Nam, hệ tư tưởng phong kiến đã phai nhạt và hết vai trò lịch sử; tư tưởng dân chủ tư sản là tư tưởng bao trùm trong xã hội. Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục và Duy tân diễn ra dưới sự chi phối của khuynh hướng dân chủ tư sản.
+ Phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục và Duy tân mới chỉ xác định được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam nên chỉ chủ trương chống Pháp (phong trào Đông du) hoặc chống phong kiến hủ bại (Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy tân) Þ chưa có sự kết hợp giữa chống đế quốc xâm lược và chống phong kiến đầu hàng
Câu 38:
17/07/2024Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
Đáp án A
Trong những năm 1950 – 1973, các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản có sự phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Sự phát triển này do tác động bởi những nhân tố khác nhau nhưng chung nhất là áp dụng thành tựu Khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lí.
Þ Việt Nam có thể có thể vận dụng bài học này để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Câu 39:
22/07/2024So với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) có điểm gì khác biệt?
Đáp án D
Nội dung đáp án D phản ánh điểm khác biệt giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973):
+ Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là thắng lợi không trọn vẹn, không phản ánh được đầy đủ thắng lợi của quân dân Việt Nam giành được trên chiến trường.
+ Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là thắng lợi trọn vẹn, phản ánh đúng thắng lợi của quân dân Việt Nam.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Đáp án A, C phản ánh điểm tương đồng giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).
+ Trong Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) không có điều khoản nào quy định về việc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực giữa các bên tham chiến
Câu 40:
17/07/2024Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?
Đáp án B
♦ Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là: tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng.
* Chiến dịch Điện Biên Phủ:
- Tập trung lực lượng: Đảng Lao động Việt Nam chủ trương huy động một lực lượng lớn để đảm bảo sự toàn thắng của chiến dịch. Lực lượng cách mạng Việt Nam tham gia chiến dịch gồm: 4 đại đoàn bộ
binh, 1 đại đoàn công pháo và nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y…… tổng số quân chủ
lực của lực lượng cách mạng Việt Nam khoảng 55.000 người. Lượng phục vụ chiến dịch có: 628 ô tô vận tải, 21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng nhiều tàu thuyền, lừa ngựa...
- Nghệ thuật bao vây, chia cẳt, cô lập trong chiến dịch Điện Biên Phủ
+ Mặc dù dự kiến mở màn Chiến dịch vào ngày 25/1/1954 (sau quyết định vào ngày 13/3/1954), nhưng ngay từ ngày 05/12/1953, khi phát hiện địch ở Lai Châu rút về Điện Biên Phủ, Bộ Tư lệnh đã lệnh cho Đại đoàn 316 tiếp tục tiến công giải phóng Lai Châu; đồng thời, chỉ đạo Đại đoàn 308 (đang ở Sơn La) sử dụng 01 trung đoàn cắt đường rừng xuống chốt ở Pom Lót, chặn đường địch từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào. Đối với Đại đoàn 316, sau khi truy kích địch ừên đường Lai Châu – Điện Biên Phủ, đã lập chốt chặn từ Mường Muôn, Mường Pồn đến Pu San và bám địch ở Him Lam, Bản Tấu. Như vậy, đúng lúc những cứ điểm đầu tiên của địch vừa mới bắt đầu xây dựng ở Điện Biên Phủ, cũng là lúc các ngả đường Lai Châu – Điện Biên, Tuần Giáo – Điện Biên, Điện Biên – Sốp Nao, Thượng Lào và cả hai đầu con đường độc đạo Bắc – Nam dọc cánh đồng Mường Thanh, từ Bản Tấu đến Pom Lót đều bị các lực lượng của Việt Nam án ngữ, hình thành thế bao vây địch về chiến dịch ngay từ ban đầu.
+ Bước vào quá trình chuẩn bị chiến dịch theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, lực lượng cách mạng Việt Nam đã nhanh chóng hình thành thế bao vây quân Pháp quy mô lớn hơn, chặt hơn quanh cánh đồng Mường Thanh. Đặc biệt, khi Bộ Tư lệnh quyết định thay đổi phương châm chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”, quân chủ lực của Việt Nam đã từng bước hình thành thế trận “trói chặt” địch lại bởi hệ thống chiến hào dài hàng trăm kilômét được ken dày và ngày càng siết chặt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, từng phân khu.
- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng được tổ chức và phát huy hết sức hiệu quả. Nghệ thuật hiệp đồng được thể hiện nhuần nhuyễn giữa sự phối hợp tác chiến ở trình độ cao của bộ binh, công binh với pháo binh (lựu pháo, sơn pháo, súng cối, hỏa tiễn) và pháo cao xạ 37mm; giữa các lực lượng tiến công tiêu diệt từng cứ điểm với đánh địch phản kích bảo vệ mục tiêu đã chiếm, bảo vệ trận địa tiến công và bao vây. Ngoài ra, còn thể hiện giữa các trận đánh tiêu diệt lớn với tác chiến tiêu hao rộng rãi của các đơn vị được giao đánh lấn, bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch và luồn sâu, đánh hiểm trong tung thâm, tiến tới tổng công kích. Ví dụ:
+ Trong đợt một, từ ngày 13 đến 17/3, tác chiến hiệp đồng binh chủng giữa các lực lượng được thực hiện trong các trận Him Lam, Độc Lập và Bận Kéo. Do tập trung tiến công tiêu diệt từng cụm cứ điểm, nên pháo binh có điều kiện thuận lợi chi viện cho bộ binh tiến công trong từng trận đánh. Thắng lợi của đợt một đã đập tan hệ thống phòng ngự vòng ngoài của địch trên hướng bắc và đông bắc, mở thông cánh cửa, đưa binh hỏa lực của Việt Nam tiến vào áp sát, bao vây khu trung tâm tập đoàn cứ điểm địch.
+ Sang đợt hai, từ ngày 30/3 đến 26/4, quân dân Việt Nam tiếp tục phát huy sức mạnh tác chiến hiệp đồng binh chủng trong nhiều trận đánh. Đáng chú ý là những trận tiến công vào các cứ điểm phòng ngự then chốt ở phía đông (C1, D1, E) để mở cửa thọc sâu vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, tác chiến hiệp đồng còn thể hiện trong bao vây, phong tỏa, hạn chế tiếp tế bằng đường không của địch. Thực hiện chiến thuật này, lực lượng pháo cao xạ của Việt Nam được giao nhiệm vụ tập trung bắn tiêu diệt máy bay Pháp, khiến chúng phải bay lên cao, không thể thả dù tiếp tế lương thực, thực phẩm chính xác cho đồng bọn, nhiều hàng hóa của Pháp đã lạc sang đội hình của Việt Nam.
+ Đến đợt 3, từ ngày 1 đến 7/5, pháo các cỡ của Việt Nam, trong đó hỏa tiễn H-6 lần đầu xuất trận bắn mãnh liệt, làm cụm pháo binh địch ở Hồng Cúm bị tê liệt. Được chi viện hỏa lực, bộ binh Việt Nam đồng loạt tiến công, đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phía đông (C1, C2, A1), diệt một số cứ điểm ở phía tây (311A, 311B, 310, 208), tạo thế uy hiếp sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm địch. 15 giờ ngày 7/5, Bộ chỉ huy chiến dịch huy động toàn bộ lực lượng mở cuộc tổng công kích từ các hướng vào sân bay Mường Thanh và sở chỉ huy, bắt tướng Đờ Cátxtơri cùng ban tham mưu tập đoàn cứ điểm và số quân địch còn lại phải đầu hàng.
* Tập trung lực lượng, bao vây, chia cắt và tác chiến hiệp đồng bỉnh chủng trong chiến dịch Hồ Chỉ Minh:
- Sau khi giành thắng lợi trong Chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiên - Huế và Đà Nẵng (năm 1975) quân dân Việt Nam đã đập tan toàn bộ hệ thống chính quyền địch ở 16 tỉnh, 5 thành phố và nhiều địa bàn quan trọng. So sánh cả thế và lực giữa lực lượng cách mạng Việt Nam và chính quyền Sài Gòn đã có sự chuyển biến hoàn toàn có lợi cho cách mạng Việt Nam. Thời cơ giải phóng miền Nam đã đến, ngày 14/4/1975, kế hoạch giải phóng Sài Gòn – Gia Định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh được Bộ Chính trị thông qua.
- Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tập trung lực lượng lớn chủ lực và binh khí kĩ thuật cho chiến dịch. Các binh đoàn chủ lực được lệnh hành quân thần tốc, áp sát Sài Gòn để tạo thế bao vây, cô lập địch trên 5 hướng tiến vào thành phố Sài Gòn:
+ Hướng bắc gồm Quân đoàn 1 được tăng cường Trung đoàn 95 (Sư đoàn 325, Quân đoàn 2) và một trung đoàn phòng không đảm nhiệm tiến đánh bộ tổng tham mưu và căn cứ bộ tư lệnh các binh chủng của quân Sài Gòn ở Gò vấp.
+ Hướng tây bắc gồm Quân đoàn 3 cùng hai trung đoàn (1 và 2 Gia Định), các đội đặc công biệt động của Thành đội Sài Gòn được các lực lượng pháo binh và lực lượng phòng không chiến dịch chi viện tiến đánh Đồng Dù, chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, phối hợp cùng Quân đoàn 1 đánh chiếm bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.
+ Hướng đông bắc gồm Quân đoàn 4, được tăng cường Lữ đoàn bộ binh 52 (Quân khu 5) và một số tiếu đoàn binh chủng có nhiệm vụ tiến công sở chỉ huy bộ tư lệnh quân đoàn 3 và sư đoàn 18 của địch ở Biên Hòa, sau đó thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc Lập.
+ Hướng đông, Quân đoàn 2 tiến đánh Bà Rịa, các căn cứ Nước Trong, Long Bình, sau đó tiến vào cùng Quân đoàn 4 chiếm Dinh Độc Lập.
+ Hướng tây và tây nam, Đoàn 232 và lực lượng vũ trang Quân khu 8 có nhiệm vụ đánh chia cắt Đường số 4, chiếm biệt khu Thủ đô và tổng nha cảnh sát của Chính quyền Sài Gòn.
+ Ngoài ra, các đơn vị đặc công biệt động và lực lượng vũ trang thành phố Sài Gòn cũng đồng thời đánh chiếm các cầu vào thành phố, dẫn đường các binh đoàn chủ lực thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phối hợp với đòn tiến công quân sự.
- Đến trước 17 giờ ngày 26/4, lực lượng cách mạng Việt Nam đã hình thành được thế trận bao vây thành phố Sài Gòn – Gia Định từ nhiều mặt. Ở phía đông, lực lượng cách mạng đã cắt hoàn toàn Đường số 1, sẵn sàng cắt đứt Đường số 15 (xuống Vũng Tàu), sông Lòng Tàu và khống chế Vũng Tàu, làm tê liệt sân bay Biên Hòa. Quân giải phóng đã áp sát con đường huyết mạch số 4, chia cắt Sài Gòn với Đồng bằng sông Cửu Long. Các đơn vị thuộc Khu 8 mở rộng hoạt động ở Long An, sẵn sàng cắt Đường số 4 với kênh Chợ Gạo. Các lực lượng lớn của chiến dịch đã tiến dần vào vị trí triển khai. Các lực lượng đặc công, biệt động đã ém sẵn tại các vị trí quy định ở vùng ven và cả trong nội thành, sẵn sàng đánh chiếm các mục tiêu, mở và bảo vệ đường tiến cho các cánh quân lớn, đặc biệt là các cầu quan trọng trên đường vào trung tâm thành phố.
- Đúng 17 giờ ngày 26/4, Quân giải phóng nổ súng mở màn chiến dịch. Các binh đoàn chủ lực phối hợp với lực lượng tại chỗ đồng loạt tổ chức tiến công địch trên các hướng, nhanh chóng làm tan rã quân địch, ngăn chặn không cho chúng chạy về co cụm ở nội thành. Các lực lượng chiến dịch nhanh chóng thọc sâu, kết hợp với lực lượng tại chỗ, mở đường cho các binh đoàn cơ giới nhanh chóng đánh chiếm 5 mục tiêu đầu não đã quy định. Quân giải phóng kết hợp đánh địch trên tuyến phòng thủ từ xa và đột phá tuyến phòng thủ cơ bản củá địch với đánh địch trong thành phố; giữa cắt đường bộ với ngăn đường sông, khống chế đường không; giữa diệt bộ binh, thiết giáp với chế áp, tiêu diệt các trận địa pháo binh địch và bắn phá làm tê liệt các sân bay. Quân giải phóng còn sử dụng máy bay A37 lấy được của địch để ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tạo nên sự phối hợp chiến dịch giữa trên không và mặt đất.
Þ Với thế trận bao vây, chia cắt và hiệp đồng chặt chẽ, lực lượng cách mạng Việt Nam đã uy hiếp chính quyền Sài Gòn trên cả 5 hướng, khiến địch trong – ngoài bị chia cắt, tạo cơ sở cho các mũi tiến công thọc sâu, ào ạt tiến vào trung tâm Sài Gòn. Cuộc tổng công kích trên toàn mặt trận diễn ra như vũ bão suốt hai ngày 29 và 30/4. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ chiến thắng của Quân Giải phóng đã đựợc cắm lên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc số phận của chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài thi liên quan
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-