Câu hỏi:
17/07/2024 104Nội dung nào không phản ánh đúng điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)?
A. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang
B. Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu
C. Địa bàn hoạt động chủ yếu là ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì
D. Là các phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
Trả lời:
Đáp án C
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) có nhiều điểm tương đồng:
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu: căn cứ chính của nghĩa quân Bãi Sậy là vùng đầm lầy, lau sậy um tùm thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên; dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu Bãi Sậy, nghĩa quân đã đào hào, đắp lũy, đặt nhiều hầm chông, cạm bẫy. Căn cứ chính của nghĩa quân Hương Khê (Vụ Quang) nằm chon von trên hai dãy núi đá hiểm hóc, lưng tựa vào dãy núi Giăng Màn hùng vĩ, xung quanh là dòng chảy của hai con sông (sông Rò vền và sông Cà Tỏ), tạo nên một thế chiến lược đắc địa “vừa có thế công, vừa lợi thế thủ”; cùng với địa thế hiểm trở, nghĩa quân Hương Khê còn xây dựng hệ thống công sự phòng thủ kiên cố.
+ Là các phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến (chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến; khuynh hướng phát triển: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế,...).
- Đáp án C không phải là điểm tương đồng giữa khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896), vì:
+ Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy là các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Kì.
+ Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê là 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận xét nào sau đây về Hiệp ước Bali (1976) của tổ chức ASEAN là không đúng?
Câu 2:
Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi
Câu 3:
Mục đích của Đảng Cộng sản Đông Dương khi chủ trương mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là
Câu 4:
Nội dung nào không phải là điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các cuộc đấu tranh trước đó của nhân dân Việt Nam?
Câu 5:
Một trong những điểm giống nhau giữa tổ chức Hội Quốc liên và Liên hợp quốc là
Câu 6:
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng con đường
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam?
Câu 8:
Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết (1921) bao gồm nhiều chính sách, ngoại trừ việc
Câu 9:
Để đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ trong những năm 1961 – 1965, Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ đạo quân dân miền Nam đánh địch bằng cả ba mũi giáp công là
Câu 10:
Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc Việt Nam có viết: “Hỡi quốc dân đồng bào!
... Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục ...”. Đoạn trích trên cho biết
Câu 11:
So với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) có điểm gì khác biệt?
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây là hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 – 1925?
Câu 14:
Hình thức đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là
Câu 15:
Nội dung nào không phản ánh điểm tương đồng trong hai lần khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương?