Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 29)
-
5137 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 11:
17/12/2024Hội nghị tháng 7/1936 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Hội nghị tháng 7/1936 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là chống đế quốc và phong kiến
*Tìm hiểu thêm: "Những quyết định quan trọng của hội nghị."
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương: chống đế quốc và chống phong kiến.
- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Phương phát đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
Câu 15:
20/07/2024Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập trên cơ sở
Đáp án B
Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân đội phát xít tại Đức do các nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đảm nhận. Trong đó: quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức; quân đội Anh chiếm đóng vùng Tây Bắc; quân Mĩ chiếm đóng vùng phía Nam và quân đội Pháp chiếm đóng một phần lãnh thổ phía Tây nước Đức. Tuy nhiên, Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, đưa tới sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (tháng 9/1949)
Câu 16:
20/07/2024Mục đích chỉnh của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thử hai ở Việt Nam (1919- 1929) là gì?
Đáp án A
Mục đích chính của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929) là: bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra, vì: sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1,4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,., bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơrăng thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam)
Câu 17:
17/09/2024Quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối thoại sau khi giải quyết xong vấn đề
Đáp án đúng là: D
Việc giải quyết vấn đề Campuchia, bao gồm việc rút quân và ký kết Hiệp định hòa bình Paris, đã làm giảm mâu thuẫn và mở đường cho hợp tác chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN.
D đúng
- A, B, C sai vì vấn đề Campuchia là yếu tố chủ yếu đã giúp chuyển quan hệ Việt Nam và ASEAN từ đối đầu sang đối thoại, qua việc giải quyết mâu thuẫn và mở đường cho hợp tác trong khu vực.
Quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối thoại sau khi giải quyết xong vấn đề Campuchia, vì:
+ Sự đối đầu giữa các cường quốc trong Chiến tranh lạnh, cuộc chiến tranh của người Mĩ ở Việt Nam và việc lôi kéo một số nước sáng lập ASEAN vào khối quân sự SEATO đã tạo ra những chia rẽ, đối đầu giữa các nước Đông Nam Á. Từ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước Mĩ rút quân khỏi Đông Nam Á và khối SEATO tan rã, mong muốn xây dựng một khu vực độc lập, phát triển, thịnh vượng và có tiếng nói trên chính trường quốc tế ngày càng trở thành nhu cầu chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, không khí căng thẳng tiếp tục bao trùm khu vực sau sự việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, phối hợp cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (1979). Nhóm nước ASEAN lại cho rằng đây là hành động xâm lược nên từ lập trường “đối thoại” lại chuyển sang “đối đầu, cô lập” Việt Nam và nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia.
+ Vấn đề Campuchỉa đã làm bộc lộ những mâu thuẫn tiềm ẩn ở Đông Nam Á trong những năm đầu của “thời kỳ sau chiến tranh Việt Nam”. Các nước ASEAN tìm thấy một mẫu số chung là nỗi ám ảnh về sức mạnh và ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực, về “nguy cơ cộng sản” nên đã tiến hành lên án và đòi Việt Nam phái rút quân khỏi Campuchia.
Do vậy, vấn đề Campuchia được coi là chìa khóa để giải tỏa các mối quan hệ khu vực, phục hồi lại không khí hòa bình và an ninh ở khu vực Đông Nam Á cũng như giúp Việt Nam tháo gỡ được tình trạng bị bao vây, cô lập
Câu 18:
17/07/2024Nội dung nào không phản ánh đúng lý do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lựa chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
Đáp án C
Những lý do để Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lựa chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975:
- Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng. Tây Nguyên tuy là một vùng cao nguyên, nhưng lại có độ cao chênh lệch không đáng kể, rất thuận lợi cho lực lượng cách mạng Việt Nam triển khai làm đường chiến dịch, các binh khí - kĩ thuật có thể cơ động rất thuận tiện và phát huy được hết sức mạnh; có nhiều khả năng để lực lượng cách mạng Việt Nam phát triển xuống phía Nam (vùng Đông Nam Bộ) hoặc phía Đông (vùng Duyên hải Nam Trung Bộ) để thực hiện chia cắt lực lượng địch.
- Ở Tây Nguyên, lực lượng quân Mĩ và chính quyền Sài Gòn mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở (do phán đoán sai hướng tiến công của Việt Nam): Tháng 12/1974, Nguyễn Văn Thiệu họp với tướng lĩnh quân đội Sài Gòn để phán đoán hướng tiến công của lực lượng cách mạng Việt Nam. Họ cho rằng: hướng tiến công chủ yếu cửa lực lượng cách mạng Việt Nam trong năm 1975 là địa bàn quân khu III, chủ yếu là chiếm Tây Ninh làm Thủ đô của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Do nhận định như vậy, nên Mĩ và chính quyền Sài Gòn không tăng cường lực lượng cho Tây Nguyên.
♦ Nội dung đáp án C không phản ánh đúng lý do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lựa chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975, vì: căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam là Đà Nẵng
Câu 20:
04/07/2024Trong thời kì 1954 - 1975, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước, vì cuộc cách mạng này đã
Đáp án C
Trong thời ki 1954 -1975, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước, vì cuộc cách mạng này đã: làm cho miền Bắc vững mạnh để hoàn thành các nhiệm vụ khác, như: làm nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam; đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mĩ,...
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Trong những năm 1954 -1975, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội mới chỉ được thực hiện ở miền Bắc, miền Nam Việt Nam vẫn phải tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ “Hoàn thành nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam” tuy phản ánh đúng vai trò của cách mạng miền Bắc, nhung chưa đầy đủ. Bởi, ngoài nghĩa vụ hậu phương, miền Bắc còn thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác, như: đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ; làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia,...
+ “Trực tiếp làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ” là vai trò của cách mạng miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 - 1975
Câu 21:
22/07/2024Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là
Đáp án A
Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1951 - 2000 là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Mối quan hệ đồng minh chiến lược này được đặt cơ sở từ Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật (8/9/1951)
Câu 23:
20/07/2024Cơ sở chủ yếu để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 là
Đáp án C
Sự chuyển biến của tình hình thế giới (sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh; quyết định của Đại hội VII Quốc tế cộng sản; Mặt trận Nhân dân Pháp thắng cử nghị viện, lên cầm quyền, sửa đổi chính sách cai trị ở thuộc địa) và trong nước (hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và nguyện vọng của quần chúng) là cơ sở chủ yếu để Đảng Cộng sản Đông Dương đê ra đường lối và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939
Câu 24:
23/07/2024Hạn chế trong hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là
Đáp án A
Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 (Đông Dương Cộng sản đảng; An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liến đoàn) tuy cùng lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đi theo khuynh hướng vô sản, nhưng các tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau hạn chế này khiến cho phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ chia rẽ lớn
Câu 26:
17/07/2024Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
Đáp án B
Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là: chứng minh thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật, cứu nước (khởi nghĩa từng phần) diễn ra từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945.
+ Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 mới chỉ thành lập được khối liên minh công - nông; phong trào chưa có sự tham gia của lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp
Câu 27:
21/07/2024Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã
Đáp án B
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Nội dung các đáp án A, c, D không phù hợp, vì:
+ Tới thời điểm năm 1975, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đã giành được độc lập.
+ Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.
+ Ách thống trị, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân chấm dứt hoàn toàn trên phạm vi toàn thế giới được đánh dấu bởi sự kiện Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao (1999)
Câu 29:
22/07/2024Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) có điểm chung nào sau đây?
Đáp án A
Điểm tương đồng giữa khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 -1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) là đều sử dụng lối đánh du kích.
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ Các đáp án B, C phản ánh điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê:
| Khởi nghĩa Bãi Sậy | Khởi nghĩa Hương Khê |
Địa bàn xây dựng căn cứ chính | Vùng đầm hồ, lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. | Núi Vụ Quang (Hà Tĩnh) |
Địa bàn hoạt động chủ yếu | Tỉnh Hưng Yên (thuộc vùng đồng bằng Bắc Kì). | 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). |
+ Cả nghĩa quân Bãi Sậy và nghĩa quân Hương Khê đều không có giai đoạn hòa hoãn tạm thời với thực dân Pháp
Câu 30:
12/07/2024Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ-tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Đáp án A
Những nguyên nhân thúc đẩy Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989):
+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập niên đã khiến cho Mĩ và Liên Xô quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều lĩnh vực so với các cường quốc khác.
+ Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu,... Nền kinh tế của Liên Xô đang lâm vào khủng hoảng, trì trệ.
Hai nước cần nhanh chóng thoát khỏi thế đối đầu để ổn định tình hình và củng cố lại vị thế của mình.
- Nội dung đáp án A không phù hợp vì: sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã gây nhiều tác động tiêu cực, khó khăn về phía Mĩ (Liên Xô thi hành chính sách ủng hộ, giúp đỡ phong trào Cách mạng thế giới; Mĩ thi hành chính sách đàn áp phong trào cách mạng thế giới)
Câu 31:
17/07/2024Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930) do tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo thất bại chủ yếu là do
Đáp án B
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) thất bại chủ yếu là do sự non yếu về mặt tổ chức của Việt Nam Quốc dân đảng (tổ chức không chặt chẽ; thành phần hội viên quá phức tạp). Sự non yếu này khiến Việt Nam Quốc dân đảng không xây dựng được hệ thống cơ sở vững mạnh trong quần chúng, không có sự chuẩn bị chu đáo để khởi nghĩa dễ dàng bị thực dân Pháp tập trung lực lượng để đàn áp
Câu 32:
19/07/2024Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) đã
Đáp án B
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) đã chứng minh qua thực tiễn đường lối kháng chiến độc lập, sáng tạo của Đảng.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam — Bắc theo vĩ tuyến 17 (Quảng Trị). Với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sự chia cắt về lãnh thổ của Việt Nam đã bị xóa bỏ, tuy nhiên, ở mỗi miền lại tồn tại những chính quyền khác nhau (Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Tới năm 1976, Việt Nam mới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
+ Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.
+ Ách thống trị, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân chấm dứt hoàn toàn trên phạm toàn thế giới được đánh dấu bởi sự kiện Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao (1999)
Câu 33:
12/07/2024Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này
Đáp án C
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) không chỉ là cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng Mười Nga đã giải phóng được các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng, mang lại cho họ quyền tự quyết cho các dân tộc. Do đó, Cách mạng tháng Mười đã mở ra một con đường giải phóng mới cho các dân tộc bị áp bức - con đường cách mạng vô sản. Điều này đã tác động sâu sắc đến việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật... ”
Câu 35:
02/01/2025Hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm chung là tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ, đặc biệt là than để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc.
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ “Vốn đầu tư chủ yếu là của nhà nước” - đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
+ Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương là hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng.
- “Vốn đầu tư chủ yếu là của tư nhân” - đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
*Tìm hiểu thêm: "Nội dung khai thác lần hai"
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế được quan tâm, đầu tư vốn nhiều nhất.
+ Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (chủ yếu là đồn điền cao su).
- Công nghiệp:
+ Tập trung chủ yếu vào khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).
+ Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng; mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của Pháp.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
+ Đánh thuế nặng vào hàng hóa từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) nhập vào Việt Nam.
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp.
- Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Câu 36:
13/07/2024Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án A
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. Vì:
+ Thắng lợi của phong trào giải phỏng dân tộc, đưa tới sự ra đời của các quốc gia độc lập đã làm thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ.
+ Sau khi giành được độc lập, các hầu hết các quốc gia độc lập trẻ tuổi này đều cố gắng đưa ra đường lối đối ngoại tự chủ, biểu hiện rõ nhất là phong trào không liên kết
Câu 37:
13/07/2024So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm tiến bộ là
Đáp án B
Điểm tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là ở chỗ: gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn (phong trào yếu nước cuối thế kỉ XIX muốn khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế với vua hiền - tôi giỏi).
- Nội dung các đáp án A, C, D đều có những điểm chưa phù hợp, Vì:
+ Cả hai xu hướng: bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX mới chỉ nhìn thấy được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa (hoặc là mâu thuẫn dân tộc, hoặc là mâu thuẫn giai cấp) nên chỉ chủ trương chống Pháp hoặc chống phong kiến chưa có sự kết hợp giữa chống đế quốc xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
+ Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX (theo hai xu hướng bạo động hoặc cải cách) tuy có đã có sự liên hệ (bước đầu) với bên ngoài. Tuy nhiên, mối liên hệ này lại mang tính chất “cầu viện”, “nhờ cậy”,... mặt khác, đối tượng “cầu viện” mà các sĩ phu yêu nước Việt Nam hướng tới lại là thực dân Pháp - kẻ thù của dân tộc hoặc Nhật Bản - bản chất cũng là chủ nghĩa đế quốc,...
+ Các sĩ phu yêu nước, tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chưa xác định được động lực chính của cách mạng Việt Nam
Câu 38:
26/11/2024Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là
Đáp án đúng là: A
Trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế thuộc địa chủ yếu phục vụ cho lợi ích của thực dân, làm cho giai cấp công nhân xuất hiện trước giai cấp tư sản bản xứ.
→ A đúng
- B sai vì sự xuất hiện của công nhân Việt Nam gắn liền với sự phát triển của công nghiệp thuộc địa, trong khi ở các nước tư bản Âu - Mĩ, công nhân thường xuất hiện sớm hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- C sai vì ở các nước tư bản Âu - Mĩ, giai cấp công nhân cũng xuất hiện trong cùng thời kỳ với giai cấp tư sản khi nền kinh tế tư bản phát triển, tạo ra cả hai giai cấp này.
- D sai vì ở các nước tư bản Âu - Mĩ, giai cấp công nhân cũng thường xuất hiện sau giai cấp tư sản, khi nền kinh tế tư bản phát triển và cần lực lượng lao động trong công nghiệp.
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
- Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp Tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc kết hợp làm 1, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, Lại có Đảng lãnh đạo nên luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình. (Khác với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mỹ)
- Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nông dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân.
Câu 39:
17/07/2024Bài học kinh nghiệm nào của phong trào cách mạng 1936 - 1939 đã được Đảng Đông Dương vận dụng vào Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Đáp án A
Một trong những bài học kinh nghiệm Đảng Cộng sản Đông Dương có thể rút ra từ phong trào dân chủ 1936 - 1939 là: xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất để phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc (trong phong trào dân chủ 1936- 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thực hiện tập hợp lực lượng thông qua: Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương - từ tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì: ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 - 1939 chưa thực hiện việc lãnh đạo quần chúng giành chính quyền bằng bạo lực; chưa tiến hành khởi nghĩa từng phần và xây dựng chính quyền cách mạng
Câu 40:
19/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm khác biệt của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn so với trật tự hai cực Ianta?
Đáp án D
Đáp án D không phù hợp, vì đây là điểm tương đồng giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta.
+ Trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn: thiết lập Hội Quốc liên (1920).
+ Trật tự Ianta: thành lập tổ chức Liên hợp quốc (1945).
- Nội dung các đáp án A, B, C phản ánh đúng điểm khác biệt giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta:
| Hệ thống Vécxai - Oasinhton | Trật tự hai cực Ianta |
Lực lượng tham gia chi phối trật tự | Các nước đế quốc. | Các nước tư bản (Mĩ, Anh) và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô). |
Tính phân cực | Không có sự phân cực rõ ràng. Đây thực chất là sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận trong khối tư bản chủ nghĩa. | Phân thành 2 cực đứng đầu mỗi cực là Liên Xô và Mĩ. Điều này không chỉ đơn thuần là sự phân chia quyền lợi chiến tranh mà còn thể hiện sự đối lập về ý thức hệ. |
Tính chất | Mang tính áp đặt, quá khắt khe với các nước bại trận (ví dụ: nước Đức bị cắt 1/8 lãnh thổ,...), chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu không bền vững. | Mang tính ôn hòa hơn so với Vécxai - Oasinhtơn, không trừng phạt các nước bại trận quá nặng nề mang tính bền vững cao hơn. |
Bài thi liên quan
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-