Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 20)
-
4935 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 7:
19/07/2024Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã
Đáp án C
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không chỉ là cuộc cách mạng vô sản, mà còn là cách mạng giải phóng dân tộc, vì: cuộc cách mạng này đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thoát khởi gông xiềng nô lệ. Do đó, Cách mạng tháng Mười Nga (1917) có tác dụng thức tỉnh, cổ vũ ý chí đấu tranh và mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Chế độ phong kiến ở Nga đã bị lật đổ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai năm 1917.
+ Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, chủ nghĩa xã hội mới chỉ được thiết lập ở một quốc gia duy nhất triên thế giới (Nga Xô viết – sau đó là Liên Xô). Hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập sau thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi, nền chuyên chính của giai cấp vô sản được thiết lập tại Nga
Câu 9:
02/10/2024Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gì là?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (đầu năm 1930). Trong suốt thời kì sau của cách mạng, độc lập tự do luôn là vấn đề quan trọng, cốt lõi cần giải quyết, trở thành nguyên tắc bất biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta.
*Tìm hiểu thêm: "Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:"
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX.
- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Câu 13:
17/07/2024Trong những năm 1939 – 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương liên tiếp triệu tập các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, vì
Đáp án B
♦ Trong những năm 1939 – 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương liên tiếp triệu tập các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, do sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi phải thay đổi đường lối đấu tranh phù hợp. Ví dụ:
- Giai đoạn từ tháng 9/1939 – cuối năm 1940:
+ Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939); ở châu Âu: Đức mở rộng đánh chiếm Tây Âu, chính phủ phản động Pháp đầu hàng; ở Viễn Đông, Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc, đưa quân tiến sát biên giới Việt – Trung.
+ Tình hình Việt Nam: Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc; tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, bắt tay với Pháp bóc lột nhân dân.
Þ Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết Þ Hội nghị tháng 11/1939 và tháng 11/1940 của Đảng Cộng sản Đông Dương lần lượt được triệu tập.
- Thời điểm đầu năm 1941:
+ Tình hình thế giới: đầu năm 1941, sau khi thôn tính phần lớn châu Âu, Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô; ở Viễn Đông: Nhật Bản đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, xâm lược, thống trị nhiều dân tộc ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
+ Tình hình trong nước: nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết; Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng (tháng 1/1941)...
Þ Hội nghị tháng 5/1941 của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra đã giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng đấu tranh
Câu 15:
17/07/2024Một trong những chính sách của thực dân Pháp nhằm quản lí chặt chẽ thị trường Việt Nam trong những năm 1919 – 1929 là
Đáp án A
Một trong những chính sách của thực dân Pháp nhằm quản lí chặt chẽ thị trường Việt Nam trong những năm 1919 – 1929 là: đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam,; nhất là hàng của Trung Quốc và Nhật Bản. Bằng chính sách độc quyền ngoại thương, tư bản Pháp đã tạo điều kiện đưa hàng hóa của Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam. Nếu giai đoạn trước chiến tranh, hàng hóa của Pháp nhập vào Đông Dương mới chiếm 37% thì đến những năm 1929 – 1930 đã lên tới 63% tổng số hàng nhập khẩu.
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp thực hiện chính sách: tăng thuế cũ đặt nhiều loại thuế mới; có rất nhiều loại thuế, ví dụ: thuế rượu, thuế thuốc phiện, thuế muối, thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch...
+ Trong những năm 1919 – 1929, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các nước khác được tăng cường (ví dụ: quan hệ thương mại với Anh, Đức, Mĩ, Italia... tuy nhiên đối tác chính của Việt Nam vẫn là Pháp). Hàng hóa của Việt Nam bán ra nước ngoài chủ yếu là các khoáng sản (than đá, kim loại...), lúa gạo, cao su, chè, cà phê, hạt tiêu
Câu 16:
18/11/2024Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)?
Đáp án đúng A
* Tìm hiểu thêm về " Ý nghĩa củạ sự kiện Liên Xô"
Ý nghĩa củạ sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949):
+ Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
+ Sự phát triển vượt bậc của nền khoa học – kĩ thuật Xô viết.
+ Tạo ra thế cân bằng về vũ khí nguyên tử giữa Mĩ và Liên Xô
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000
Câu 18:
22/07/2024Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
Đáp án D
Nội dung các đáp án A, B, C đều có những điểm chưa phù hợp:
+ Việc đưa ra nhận định cho rằng: Hiệp định Patơnốt (1884) được kí kết đã đánh dấu các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp là không chính xác. Vì, bên cạnh những ông vua “thân Pháp” còn có những vị vua yêu nước, có tinh thần kháng chiến chống Pháp để giành lại nền độc lập, như: Hàm Nghi, Duy Tân,...
+ Sau khi dập tắt được các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, tới năm 1896, thực dân Pháp mới cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.
+ Phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn luôn quyết tâm đánh Pháp, bảo vệ nền độc lập. Ngay cả khi triều đình phong kiến hoàn toàn đầu hàng (thông qua hai bản Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt), phái chủ chiến (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu) vẫn tích cực chuẩn bị lực lượng, tiến hành phản công quân Pháp, phát động phong trào Cần vương,...
- Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) đã đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Về hình thức, tuy thực dân Pháp có giao lại cho triều đình Huế ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Bắc; tỉnh Bình Thuận ở phía Nam và cho triều đình Huế quyền có quân đội riêng; nhưng trên thực tế, Việt Nam đã hoàn toàn lọt vào tay Pháp. Với Hiệp ước Patơnốt, Việt Nam đã bị chia cắt làm ba miền với 3 chế độ cai trị khác nhàu: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là xứ bảo hộ và Nam Kì là xứ thuộc địa.
Þ Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu thực dân Pháp căn bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam
Câu 19:
21/07/2024Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi kí kết với thực dân Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)?
Đáp án D
Mục đích của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi kí kết với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) là để tránh trường hợp cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, nhanh chóng đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc về nước và kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh biết chắc không thể tránh khỏi.
- Đáp án D không phản ánh đúng mục đích của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi kí kết với thực dân Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). Đây là mục đích của cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 – đầu năm 1947
Câu 20:
21/07/2024Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
Đáp án C
♦ Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh: xu hướng cải cách đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.
- Từ cuối những năm 50 – đầu những năm 60 của thế kỉ XX, mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp, kế hoạch hóa cao độ đã bắt đầu bộc lộ một số hạn chế. Trước tình hình đó, tại một số nước xã hội chủ nghĩa, tư tưởng cải cách đã bắt đầu xuất hiện và bước đầu được triển khai. Ví dụ như:
+ Ở Liên Xô, dưới thời kì cầm quyền của Nikita Sergeyevich Khrushchyov (1953 – 1964) và Leonid Ilyich Brezhnev (1964 – 1982), Liên Xô đã tiến hành hạch toán trong một số doanh nghiệp quốc doanh; cải tiến kế hoạch, điều chỉnh các chỉ tiêu của kế hoạch pháp lệnh; tăng cường nguyên tắc phân phối theo lao động và sự kích thích vật chất đối với việc tặng năng suất lao động.
+ Ở Nam Tư, chính phủ thực hiện mở cửa cả với các nước tư bản; bãi bỏ kế hoạch pháp lệnh, mở rộng quyền tự chủ của các xí nghiệp.
+ Ở Hungary, năm 1968, nhà nước cũng bãi bỏ kế hoạch pháp lệnh, tăng cường tác dụng của thị trường, mở rộng quyền tự chủ của xí nghiệp nhưng vẫn đồng thời đảm bảo vai trò chỉ đạo của nhà nước....
- Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Để thích nghi với hoàn cảnh, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, suy yếu và trì trệ, các nước tư bản phát triển như: Mĩ, Anh, Pháp... đã nhanh chóng thực hiện những điều chỉnh chiến lược về kinh tế - chính trị - xã hội... Nhờ vậy, các nước này đã vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Mĩ Latinh như Chilê, Urugoay, Achentina đã đề ra và tiến hành những chiến lược cải cách, học tập theo mô hình Mĩ
Câu 23:
17/07/2024Trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu đạt được sự tăng trưởng nhanh chủ yếu là do
Đáp án B
Trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu đạt được sự tăng trưởng nhanh chủ yếu là do áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên là đặc điểm của Mĩ. Nhật Bản là quốc gia có lãnh thổ hẹp, nghèo tài nguyên và thường xuyên phải đối mặt với các thiên,tại, như: động đất, sóng thần...
+ Chi phí quốc phòng thấp (khoảng 1% GDP) là đặc điểm của Nhật Bản.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, Để phục hồi đất nước, Nhật Bản và Tây Âu đều phải nhận viện trợ của Mĩ.
Câu 24:
19/09/2024Sau khi Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết (tháng 1/1973), Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã có nhiều động thái nhằm phá hoại hiệp định, ngoại trừ việc
Đáp án đúng là: A
Sau khi Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết (tháng 1/1973), Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã có nhiều động thái nhằm phá hoại hiệp định, như:
+ Huy động gần như toàn bộ lực lượng để tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ.
+ Mở các cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng.
+ Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam.
Dương Văn Minh chỉ nhậm chức Tổng thống chính quyền trong 2 ngày (từ 28/4/1975 đến 30/4/1975) khi tình thế thất bại của Chính quyền Sài Gòn đã lộ rõ
A đúng
- B sai vì chiến dịch này mang tính phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ, không trực tiếp vi phạm các điều khoản của Hiệp định như việc từ chối ngừng bắn hay nhận thêm viện trợ quân sự.
- C sai vì các hành động này vi phạm điều khoản ngừng bắn và xâm phạm các vùng do lực lượng cách mạng kiểm soát, làm leo thang căng thẳng và xung đột sau khi hiệp định được ký kết.
- D sai vì chính sách này tập trung vào việc rút dần quân Mỹ và chuyển giao trách nhiệm chiến đấu cho quân đội Sài Gòn, không trực tiếp vi phạm các điều khoản về ngừng bắn hay chấm dứt chiến tranh ngay sau khi hiệp định được ký kết.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào tháng 1/1973, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã có nhiều hành động nhằm phá hoại hiệp định và duy trì sự hiện diện của họ ở miền Nam Việt Nam. Những hành động này bao gồm việc tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn, tiếp tục chiến dịch "bình định" để mở rộng và củng cố quyền kiểm soát các vùng nông thôn, đồng thời phát động các cuộc tấn công quân sự lớn nhằm giành lại các vùng đã mất cho lực lượng cách mạng.
Mỹ, dù đã cam kết rút quân, vẫn duy trì sự hỗ trợ tài chính và vũ khí cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Chính quyền Sài Gòn dưới sự lãnh đạo của Thiệu cũng từ chối thực hiện các điều khoản quan trọng của Hiệp định, đặc biệt là về ngừng bắn và tổ chức bầu cử tự do.
Việc đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng thống chỉ diễn ra vào tháng 4/1975, khi tình hình ở miền Nam đã trở nên tuyệt vọng với chính quyền Sài Gòn trước cuộc tấn công của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Do đó, điều này không nằm trong các nỗ lực phá hoại Hiệp định Paris ngay sau khi nó được ký kết.
Câu 25:
23/07/2024Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về
Đáp án D
Một trong những điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là về tổ chức lãnh đạo thống nhất của châu lục – Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU).
- Nội dung các đáp án A, B, C phản ánh điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Nhiệm vụ và mục tiêu đấu tranh chủ yếu: chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
+ Kết cục của đấu tranh: thắng lợi
Câu 28:
13/07/2024So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là
Đáp án B
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là không bị chi phối bởi chiếu Cần Vương. Vì đây là cuộc đấu tranh tự phát để bảo vệ cuộc sống của những người nông dân Yên Thế trước hành động bình định của thực dân Pháp.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
| Phong trào Cần vương (1885 - 1896) | Khởi nghĩa Yên Thế (1884- 1913) |
Mục tiêu đấu tranh | - Mục tiêu đấu tranh cao nhất là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc Þ cả phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế đều mang tính dân tộc. | |
Lực lượng tham gia | - Đông đảo các tầng lóp nhân dân, trong đó chủ yếu là nông dân. | |
Hình thức, phương pháp đấu tranh | - Khởi nghĩa vũ trang là hình thức đấu tranh duy nhất, dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu. | |
Đối tượng đấu tranh | - Thực dân Pháp xâm lược và lực lượng phong kiến đầu hàng. | |
Quy mô của phong trào | - Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì; kéo dài hơn 11 năm. | - Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm. |
Câu 29:
17/07/2024So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là
Đáp án B
Trong Chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự điều tiết của nhà nước. Điều này vừa đảm bảo quy luật vận động của hàng hóa, vừa tạo ra tính ổn định cho nền kinh tế, khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia vào hoạt động sản xuất. Þ Mô hình này đã được vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986
Câu 30:
21/07/2024Điểm tương đồng giữa đường lối đổi mới về kinh tế của Việt Nam (1986) với Chính sách Kinh tế mới (NEP) năm 1921 của Liên Xô là gì?
Đáp án B
Trong Chính sách kinh tế mới (NEP) của Liên Xô chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự điều tiết của nhà nước. Điều này vừa đảm bảo quy luật vận động của hàng hóa, vừa tạo ra tính ổn định cho nền kinh tế, khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia vào hoạt động sản xuất. Þ Mô hình này đã được vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986
Câu 31:
22/07/2024So với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp có điểm gì khác biệt?
Đáp án A
So với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp có điểm khác biệt là: vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước, đầu tư với quy mô nhỏ, tốc độ chậm. Ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản tư nhân; đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh, ồ ạt.
- Nội dung các đáp án B, C, D phản ánh điểm tương đồng giữa hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương
Câu 32:
20/07/2024Nội dung nào không phản ánh đúng điểm giống nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) và chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) Mĩ đã triển khai ở miền Nam Việt Nam?
Đáp án B
So với chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965), chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) có điểm khác biệt là: có sự tham chiến trực tiếp của quân đội Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
- Nội dung các đáp án A, C, D phản ánh điểm tương đồng giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965), chiến tranh cục bộ (1965 – 1968)
Câu 35:
16/07/2024Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người
Đáp án B
Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi cùng một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm thập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp, nghiên cứu tình hình chính trị kinh tế của thuộc địa để soi sáng cho cuộc đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân các nước thuộc địa
Câu 36:
23/07/2024Điểm tương đồng giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) là gì?
Đáp án D
Điểm tương đồng giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) là xác định phương hướng chiến lược của cách mạng là: tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng sau đó bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Trong Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ dân tộc được nhấn mạnh. Trong khi đó, Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lực lượng cách mạng là: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ xác định lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân
Câu 37:
23/07/2024So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt?
Đáp án B
So với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt là tồn tại sự đối lập giữa hai hệ thống thế giới là: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa (ở hệ thống Vécxai – Oasinhtơn chỉ có sự đối lập về lợi ích giữa các cường quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa).
- Nội dung các đáp án A, C, D phản ánh điểm tương đồng giữa hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta
Câu 38:
17/07/2024Hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đều
Đáp án B
Hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Lãnh đạo phong trào đấu tranh diễn ra theo xu hướng bạo động vũ trang là chủ trương của Phan Bội Châu.
+ Dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và phong kiến hủ bại là chủ trương của Phan Châu Trinh.
+ Cả Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đều có chủ trương dựa vào lực lượng bên ngoài để cứu nước, cứu dân: Phan Châu Trinh chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”; Phan Bội Châu có tư tưởng cầu viện sự giúp đỡ của Nhật Bản để chống lại thực dân Pháp
Câu 39:
17/07/2024Một trong những điểm khác biệt của cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) so với cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là: mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ
Đáp án C
Những phát minh của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất. Ví dụ: các phát minh trong ngành dệt như máy kéo sợi, máy kéo sợi chạy bằng sức nước, máy hơi nước đều bắt nguồn từ nhu cầu cải thiện kĩ thuật, máy móc dệt ở Anh để nâng cao năng suất lao động. Trong khi đó, ở cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại: những phát minh kĩ thuật – công nghệ đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
Câu 40:
17/07/2024Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là
Đáp án A
Phương chấm tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Còn trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam áp dụng phương chậm đánh chắc, tiến chắc
Câu 41:
18/07/2024Nội dung nào không phản ánh đúng điểm giống nhau cơ bản về nội dung giữa hai Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973)?
Đáp án B
Nội dung các đáp án A, C, D là điểm tương đồng giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (tháng 7/1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (tháng 1/1973).
- Đáp án B là điểm khác biệt giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (tháng 7/1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (tháng 1/1973). Vì:
+ Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có điều khoản quy định việc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Theo đó, ở Việt Nam, quân đội nhân dận Việt Nam và quân viễn chinh Phảp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị) lảm giới tuyến quân sự tạm thời; ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết tại Sầm Nưa và Phongsali; ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ.
+ Hiệp định Pari về Việt Nam không có điều khoản nào quy định về việc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực giữa Quân giải phóng miền Nam và quân đội Sài Gòn
Bài thi liên quan
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-