Câu hỏi:
22/07/2024 228Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp
B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam
C. phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng Pháp
D. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam
Trả lời:
Đáp án D
Nội dung các đáp án A, B, C đều có những điểm chưa phù hợp:
+ Việc đưa ra nhận định cho rằng: Hiệp định Patơnốt (1884) được kí kết đã đánh dấu các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp là không chính xác. Vì, bên cạnh những ông vua “thân Pháp” còn có những vị vua yêu nước, có tinh thần kháng chiến chống Pháp để giành lại nền độc lập, như: Hàm Nghi, Duy Tân,...
+ Sau khi dập tắt được các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, tới năm 1896, thực dân Pháp mới cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.
+ Phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn luôn quyết tâm đánh Pháp, bảo vệ nền độc lập. Ngay cả khi triều đình phong kiến hoàn toàn đầu hàng (thông qua hai bản Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt), phái chủ chiến (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu) vẫn tích cực chuẩn bị lực lượng, tiến hành phản công quân Pháp, phát động phong trào Cần vương,...
- Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) đã đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Về hình thức, tuy thực dân Pháp có giao lại cho triều đình Huế ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Bắc; tỉnh Bình Thuận ở phía Nam và cho triều đình Huế quyền có quân đội riêng; nhưng trên thực tế, Việt Nam đã hoàn toàn lọt vào tay Pháp. Với Hiệp ước Patơnốt, Việt Nam đã bị chia cắt làm ba miền với 3 chế độ cai trị khác nhàu: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là xứ bảo hộ và Nam Kì là xứ thuộc địa.
Þ Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu thực dân Pháp căn bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt?
Câu 2:
Điểm tương đồng giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) là gì?
Câu 3:
Nội dung nào không phản ánh đúng điểm giống nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) và chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) Mĩ đã triển khai ở miền Nam Việt Nam?
Câu 4:
Trong thời kì 1954 – 1975, phong trào nào đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng miền Nam Việt nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)?
Câu 6:
Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc được tiến hành trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
Câu 7:
Nguyên nhân có tính chất quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là
Câu 8:
Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á?
Câu 11:
Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là
Câu 12:
Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng Lao động Việt Nam vận dụng thành công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)?
Câu 13:
Năm 1960, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi giành được thắng lợi nào sau đây?
Câu 14:
Nội dung nào không phản ánh đúng điểm giống nhau cơ bản về nội dung giữa hai Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973)?
Câu 15:
Trong những năm 1939 – 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương liên tiếp triệu tập các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, vì