Đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 27)

  • 4785 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

17/07/2024

Sự phát triển mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU) đã tác động trực tiếp đến sự hình thành của xu thế nào trong quan hệ quốc tế sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau khi chiên tranh lạnh chấm dứt; chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, trật tự hai cực Ianta tan rã, Mĩ đã ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhất là trong những năm gần đây, tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng; so sánh tương quan lực lượng và sức mạnh của các nước lớn đã và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Điều này được thể hiện:

+ Mĩ tuy vẫn là siêu cường số một thế giới, song Mĩ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong so sánh với các cường quốc khác. Ví dụ: Mĩ vẫn là nền knh tế số một thế giới, nhưng vị thế đó đang đứng trước những thách thức to lớn, ngày càng bị thu hẹp và vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các trung tâm kinh tế - tài chính khác; sức mạnh quân sự của Mĩ tuy vượt trội so với các quốc gia trên thế giới, nhưng khoảng cách (về trình độ phát triển) giữa Mĩ và các nước như Anh, Nga, Trung Quốc đang bị thu hẹp dần,…

+ Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (2011) và sức mạnh quân sự không ngừng được nâng cao.

+ Liên bang Nga đã có bước phục hồi và phát triển mạnh, khôi phục lại vị trí cường quốc về kinh tế, quân sự.

+ Liên minh châu Âu (EU) với 26 nước thành viên (2016, Anh rời EU) là một thực thể kinh tế lớn, có vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới (ví dụ: năm 2012, GDP của EU đạt khoảng hơn 16210 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng GDP toàn cầu: EU cũng có nhiều đóng góp lớn trong việc thiết lập các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua các thể chế tài chính như G8, IMF, WB, WTO,…). Ngoài ra, EU còn là một trong những trung tâm khoa học – công nghệ, đi đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.

+ Nhật Bản tiếp tục duy trì địa vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh về chính trị - quân sự và ngày càng có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế.

+ Sau 20 năm cải cách kinh tế Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế luôn duy trì tốc độ phát triển ở mức cao, trở thành một trong mười nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới; có tiềm lực quân sự mạnh,…

 Như vậy, sự phát triển mạng mẽ EU và các cường quốc: Mĩ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ,… đã làm thay đổi sâu sắc tương quan so sánh lực lượng giữa các nước  xu thế “đa cực” trong quan hệ quốc tế đang từng bước được hình thành


Câu 4:

20/07/2024

Từ năm 1991 đến năm 2000, nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga là


Câu 6:

22/07/2024

Những địa phương giành chính quyền muộn nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là


Câu 7:

19/07/2024

Tổ chức nào được thành lập ở Tây Âu vào năm 1967?


Câu 8:

17/07/2024

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 của quân dân Việt Nam lần lượt trải qua các chiến dịch là


Câu 10:

17/07/2024

Sự kiện nào dưới đây không phản ánh đúng hoạt động của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX?


Câu 12:

29/09/2024

Theo thỏa thuận tại Hội nghị Potxdam (1945), quân đội Anh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Theo thỏa thuận tại Hội nghị Potxdam (1945), quân đội Anh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam

*Tìm hiểu thêm: "Nội dung hội nghị Ianta"

1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

- Ở châu Âu:

+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.

+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

- Ở châu Á:

+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.

+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Xem thêm bài luên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

 


Câu 13:

17/07/2024

Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa I (1946) và Quốc hội khóa VI (1976) đều đưa ra quyết định nào sau đây?


Câu 14:

19/07/2024

Căn cứ địa chính của Việt Nam trong cuộc kháng chiên toàn quốc chống thực dân Pháp là


Câu 15:

20/07/2024

Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào đấu tranh nào sau đây?


Câu 16:

21/07/2024

Liên Xô có thể khôi phục được những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật ((1904 – 1905) là do

Xem đáp án

Đáp án B

Liên Xô có thể khôi phục được những quyền lợi đã mất của nước Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) là do tham chiến chống Nhật ở châu Á. Hội nghị Ianta đã chấp nhận được những yêu cầu của Liên Xô khi tham chiến chống Nhật ở châu Á:

+ Giữ nguyên trạng thái Mông Cổ.

+ Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh.

+ Quốc tế hóa thương cảng Đại Liên, khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân, Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Mãn Châu – Đại Liên.

+ Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin


Câu 18:

17/07/2024

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự suy yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp là điều kiện khách quan có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, vì: Anh và Pháp là hai nước có đế quố có hệ thông thuộc địa rộng lớn ở châu phi (ước tính hệ thống thuộc địa của Anh và Pháp chiêm hơn 60% diện tích lục địa châu Phi)


Câu 19:

20/07/2024

Mặt trận dân tộc nào giữ vai trò chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của tổng khởi nghĩa tháng tám (1945) Việt Nam ?

Xem đáp án

Đáp án C

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh “liên hiệp hết thảy các đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”. Trong những năm 1941 – 1945, Măt trận Việt Minh đã giữ vai trò quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết các lực lượng yêu nước; xây dựng và rèn luyện lực lượng chính trị cách mạng; góp phần xây dựng lực  lượng vũ trang cách mạng,…  chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của Tổng thống khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở Việt Nam


Câu 20:

17/07/2024

Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do

Xem đáp án

Đáp án D

Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp, vì:

  • Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương thuộc địa là mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với thực dân Pháp và tay sai chưa xác định được nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc.
  • Chịu ảnh hưởng, sự chi phối của khuỵn hướng tả khuynh trong Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ.

Thời gian hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú chưa lâu   nhãn quan chính trị còn chưa sắc bén


Câu 21:

17/07/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án D

Các đáp án A, B, C phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản. Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: Nhật Bản là quốc gia có lãnh thổ hẹp, nghèo tài nguyên, lại thường xuyên phải đối mặt với các thảm họa tự nhiên như: động đất, sóng thần,…


Câu 22:

17/07/2024

Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) vì

Xem đáp án

Đáp án B

Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) vì: không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.

+ Trong những năm 1954 – 1959, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện đấu tranh chống Mĩ – Diệm bằng các hình thức đấu tranh hòa bình. Ví dụ: “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào tháng 8/1954 – tổ chức nhiều cuộc mitting, hội họp và đưa yêu sách đòi chính quyền thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevo về Đông Dương (1954).

+ Tuy nhiên, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp lực lượng cách mạng: mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”: ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10/59” lê máy chém khắp miền Nam, giết hại nhiều người vô tội,…

 Cách mạng miền Nam đứng trước nhiều khó khăn, thử thách; cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đi theo con đường đấu tranh hòa bình, mà đòi hỏi cần phải có một biện pháp quyết liệt hơn để đưa cách mạng phát triển đi lên. Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (tháng 1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm


Câu 23:

17/07/2024

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) trong bối cảnh thế giới như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác cuộc thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) trong bối cảnh này các nước tư bản châu Âu gánh chịu những hậu quả nặng nề: nhiều thành phố, bến cảng, nhà máy, các trung tâm công nghiệp bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc tàn phế. Ở Pháp, năm 1945, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp bằng 50% so với năm 1938; ở Italia, khoảng 1/3 tài sản quốc gia bị tổn thất…


Câu 24:

17/07/2024

Đảng và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1936 – 1954) chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án A

Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”


Câu 26:

18/07/2024

Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ thagns 12/1986 là


Câu 27:

17/07/2024

Cách mạng tháng tám 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng


Câu 28:

18/07/2024

Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam – Bắc:

+ Ở miền Bắc (đã được giải phóng) tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Ở miền Nam (chưa được giải phóng) nên tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

 Cả nước thực hiện nhiệm vụ: Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tiến tới độc lập thống nhất Tổ quốc


Câu 29:

22/07/2024

Quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì

Xem đáp án

Đáp án C

Quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì đã xác lập được cục diện hai cực, hai phe trên toàn thế giới thông qua việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ


Câu 30:

17/07/2024

Nội dung vào phản ánh đúng về phong trào Cần Vương ở Việt Nam (1885 – 1896)?

Xem đáp án

Đáp án B

Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) là phong trào yêu nước đấu tranh trên lập trường phong kiến. Điều này được thể hiện ở những điểm sau:

+ Nguyên nhân bùng nổ: nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương là do mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.

+ Nhiệm vụ - mục tiêu: chống Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng một vương triều phong kiến tiến bộ với vua hiền tôi giỏi.

+ Hệ tư tưởng chi phối: phong kiến.

+ Lực lượng tham gia: có sự tham gia đông đảo, tích cực của quần chúng nhân dân. Biểu hiện rõ ràng nhất là sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, quần chúng vẫn tiếp tục đấu tranh với nội dung mới – giúp dân cứu nước.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Phong trào Cần Vương diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở khu vực Bắc Kì và Trung Kì. Ở khu vực Nam Kì, do thực dân Pháp đã tiến hành bình định được vùng đất này từ rất sớm, nên số lượng các cuộc khởi nghĩa nổ ra khá hạn chế.

+ Phong trào Cần vương tuy thất bại nhưng đã góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp (thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam vào năm 1884).

+ Chiếu Cần vương chỉ là “chất xúc tác” thổi bùng lên phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trong những năm 1885 – 1896 (sự kiện vua Hàm Nghi bị bắt khiến ngọn cờ phò vua giúp nước không còn ý nghĩa; theo lý thuyết, phong trào Cần vương sẽ chấm dứt; tuy nhiên, trên thực tế, phong trào vẫn tiếp tục diễn ra và phát triển ở trình độ cao hơn)


Câu 31:

22/07/2024

Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động như thế nào tới quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN?

Xem đáp án

Đáp án D

Chiến tranh lạnh kết thúc đã thúc đẩy xu thế đối thoại, hợp tác giữa các nước Đông Dương và ASEAN, vì:

+ Sau khi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, các nước Đông Nam Á đã lự chọn những con đường phát triển khác nhau: Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhóm các nước sáng lập ASEAN đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ngày càng gay gắt, thì sự đối lập giữa Việt Nam và các nước ASEAN về ý thức hệ và chế độ chính trị đã trở thành một nhân tố quan trọng, gây trở ngại cho sự hợp tác. Do đó, trong thời kì Chiến tranh lạnh, điểm nổi bật trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN vẫn là căng thẳng, đối đầu (nhất là khi một số nước sáng lập ASEAN – đồng minh của Mĩ có đưa quân tới tham chiến trực tiếp tại chiến trường miền Nam Việt Nam).

+ Cuối những năm 80 – đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã và vấn đề Campuchia được giải quyết, đã tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy sự đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN


Câu 33:

17/07/2024

Một trong những điểm tương đồng của cách mạng tháng tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án A

Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975) ở Việt Nam là có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng:

+ Trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ cho lực lượng chính trị: lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định thắng lợi.

+ Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 – 1975), lực lượng vũ trang đóng vai trò nòng cốt


Câu 34:

23/07/2024

Trong những năm 1954 – 1975, cách mạng Việt Nam có điểm khác biệt cơ bản so với cách mạng Lào về

Xem đáp án

Đáp án D

Trong những năm 1954 – 1975, cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào có điểm tương đồng về: nhiệm vụ đấu tranh (chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới), mục tiêu đấu tranh (chống đế quốc Mĩ xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc) và kết cục của cuộc đấu tranh (thắng lợi).

Nếu như ở các giai đoạn trước đó, cách mạng Việt Nam và Lào đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, thì ở giai đoạn 1954 – 1975 ở mỗi nước đã có một tổ chức lãnh đạo riêng là Đảng Lao Động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào (sau đổi tên thành Đảng Nhân dân Các mạng Lào)


Câu 35:

18/07/2024

Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cách mạng tháng mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này


Câu 36:

18/07/2024

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm

Xem đáp án

Đáp án C

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh việc nông nghiệp đặc biệt là đồn điền cao su nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tế chính quốc. Vì sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô đã đẩy giá cao su tăng cao


Câu 37:

17/07/2024

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm tương đồng về

Xem đáp án

Đáp án C

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm tương đồng về kết quả đấu tranh (thắng lợi).

  • Các đáp án A, B, D không phù hợp, vì
  • Đối tượng đấu tranh

+ Châu Phi: chủ nghĩa thực dân cũ.

+ Mĩ Latinh: chủ nghĩa thực dân mới.

  • Hình thức đấu tranh:

+ Châu Phi: chủ yếu là đấu tranh chính trị - ngoại giao (trừ Angieri).

+ Mĩ Latinh: hình thức đấu tranh phong phú: bãi công, biểu tình; đấu tranh nghị trường; đấu tranh vũ trang,….

  • Quy mô, mức độ:

+ Châu Phi: phát triển mạnh nhưng không đều giữa các quốc gia, khu vực.

+ Mĩ Latinh: phát triển mạnh mẽ khắp khu vực Mĩ Latinh


Câu 38:

17/07/2024

Xu hướng bại động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm tương đồng giữa xu thế bạo động và xu hương cải cách phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là đều: xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.

  • Nội dung các đáp án A, C, D đều có những điểm chưa phù hợp, vì:

+ Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX (theo hai xu hướng bạo động hoặc cải cách đều mang yếu tối “cầu viện”, “nhờ cậy” vào lực lượng bên ngoài,… Ví dụ: Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp; Phan Châu Trinh muốn dựa vào thực dân Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.

+ Cả hai xu hướng: bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX mới chỉ nhìn thấy được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa (hoặc là mâu thuẫn dân tộc, hoặc là mâu thuẫn giai cấp) nên chỉ chủ trương chống Pháp hoặc chống phong kiến  chưa có sự kết hợp giữa chống đế quốc xâm lược và chống phong kiến đầu hàng. Đây chính là một trong những hạn chế của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

+ Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều đặt dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ (thức thời) với các đại diện tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…


Câu 39:

13/07/2024

So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930), Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) có sự khác biệt căn bản trong việc xác định

Xem đáp án

Đáp án C

So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930), Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) có sự khác biệt căn bản trong công việc xác định: vị trí giải quyết nhiệm vụ chiến lược của cách mạng:

+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930) xác định vị trí giải quyết nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: chống đế quốc – giành độc lập dân tộc; chống phong kiến – giành ruộng đất cho dân cày; trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu cần phải giải quyết.

+ Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) không đưa ngọn cờ giải quyết phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất


Câu 40:

17/07/2024

Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

Xem đáp án

Đáp án D

Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

+ Hội nghị tháng 11/1939: xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương  Điều này cũng có nghĩa sẽ giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba nước Đông Dương.

+ Hội nghị tháng 5/1941: hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương. Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điề này cũng có nghĩa giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương – giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết


Bắt đầu thi ngay