Câu hỏi:
17/07/2024 90Sự phát triển mạnh mẽ của Liên minh châu Âu (EU) đã tác động trực tiếp đến sự hình thành của xu thế nào trong quan hệ quốc tế sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A. Đa cực
B. Đơn cực
C. Hai cực
D. Toàn cầu hóa
Trả lời:
Đáp án A
Sau khi chiên tranh lạnh chấm dứt; chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, trật tự hai cực Ianta tan rã, Mĩ đã ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhất là trong những năm gần đây, tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng; so sánh tương quan lực lượng và sức mạnh của các nước lớn đã và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Điều này được thể hiện:
+ Mĩ tuy vẫn là siêu cường số một thế giới, song Mĩ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong so sánh với các cường quốc khác. Ví dụ: Mĩ vẫn là nền knh tế số một thế giới, nhưng vị thế đó đang đứng trước những thách thức to lớn, ngày càng bị thu hẹp và vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các trung tâm kinh tế - tài chính khác; sức mạnh quân sự của Mĩ tuy vượt trội so với các quốc gia trên thế giới, nhưng khoảng cách (về trình độ phát triển) giữa Mĩ và các nước như Anh, Nga, Trung Quốc đang bị thu hẹp dần,…
+ Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (2011) và sức mạnh quân sự không ngừng được nâng cao.
+ Liên bang Nga đã có bước phục hồi và phát triển mạnh, khôi phục lại vị trí cường quốc về kinh tế, quân sự.
+ Liên minh châu Âu (EU) với 26 nước thành viên (2016, Anh rời EU) là một thực thể kinh tế lớn, có vai trò quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới (ví dụ: năm 2012, GDP của EU đạt khoảng hơn 16210 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng GDP toàn cầu: EU cũng có nhiều đóng góp lớn trong việc thiết lập các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua các thể chế tài chính như G8, IMF, WB, WTO,…). Ngoài ra, EU còn là một trong những trung tâm khoa học – công nghệ, đi đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.
+ Nhật Bản tiếp tục duy trì địa vị cường quốc kinh tế, từng bước tăng cường sức mạnh về chính trị - quân sự và ngày càng có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế.
+ Sau 20 năm cải cách kinh tế Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế luôn duy trì tốc độ phát triển ở mức cao, trở thành một trong mười nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới; có tiềm lực quân sự mạnh,…
Như vậy, sự phát triển mạng mẽ EU và các cường quốc: Mĩ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ,… đã làm thay đổi sâu sắc tương quan so sánh lực lượng giữa các nước xu thế “đa cực” trong quan hệ quốc tế đang từng bước được hình thành
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là
Câu 2:
Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) vì
Câu 3:
Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động như thế nào tới quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN?
Câu 4:
Việc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa trở lại” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?
Câu 5:
Những địa phương giành chính quyền muộn nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Câu 6:
Từ năm 1991 đến năm 2000, nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga là
Câu 7:
Căn cứ địa chính của Việt Nam trong cuộc kháng chiên toàn quốc chống thực dân Pháp là
Câu 8:
Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất. Đâu là yếu tối “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào năm 1941?
Câu 9:
Sự kiện nào dưới đây không phản ánh đúng hoạt động của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX?
Câu 10:
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930), Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) có sự khác biệt căn bản trong việc xác định
Câu 11:
Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cách mạng tháng mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này
Câu 12:
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 của quân dân Việt Nam lần lượt trải qua các chiến dịch là
Câu 13:
Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân lao động Nga đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917)?
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?