Câu hỏi:
19/07/2024 72Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm khác biệt của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn so với trật tự hai cực Ianta?
A. Không phân cực, phân tuyến rõ ràng
B. Các nước đế quốc nắm quyền chi phối trật tự
C. Trừng phạt quá nặng nề với nước bại trận
D. Thiết lập một tổ chức quốc tế để duy trì trật tự
Trả lời:
Đáp án D
Đáp án D không phù hợp, vì đây là điểm tương đồng giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta.
+ Trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn: thiết lập Hội Quốc liên (1920).
+ Trật tự Ianta: thành lập tổ chức Liên hợp quốc (1945).
- Nội dung các đáp án A, B, C phản ánh đúng điểm khác biệt giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và trật tự hai cực Ianta:
| Hệ thống Vécxai - Oasinhton | Trật tự hai cực Ianta |
Lực lượng tham gia chi phối trật tự | Các nước đế quốc. | Các nước tư bản (Mĩ, Anh) và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô). |
Tính phân cực | Không có sự phân cực rõ ràng. Đây thực chất là sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận trong khối tư bản chủ nghĩa. | Phân thành 2 cực đứng đầu mỗi cực là Liên Xô và Mĩ. Điều này không chỉ đơn thuần là sự phân chia quyền lợi chiến tranh mà còn thể hiện sự đối lập về ý thức hệ. |
Tính chất | Mang tính áp đặt, quá khắt khe với các nước bại trận (ví dụ: nước Đức bị cắt 1/8 lãnh thổ,...), chà đạp quyền lợi của dân tộc nhược tiểu không bền vững. | Mang tính ôn hòa hơn so với Vécxai - Oasinhtơn, không trừng phạt các nước bại trận quá nặng nề mang tính bền vững cao hơn. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối thoại sau khi giải quyết xong vấn đề
Câu 2:
Quốc gia được mệnh danh là “Lá cờ trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh” sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là
Câu 3:
Bài học kinh nghiệm nào của phong trào cách mạng 1936 - 1939 đã được Đảng Đông Dương vận dụng vào Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Câu 5:
Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là
Câu 6:
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã
Câu 7:
Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” (thập niên 90 của thế kỉ XX), để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mĩ đã
Câu 8:
“Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình
Câu 9:
Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là
Câu 10:
Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là
Câu 12:
Hội nghị tháng 7/1936 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là
Câu 13:
Trong thời kì 1954 - 1975, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng cả nước, vì cuộc cách mạng này đã
Câu 14:
Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
Câu 15:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam khởi xướng là