Câu hỏi:

11/08/2024 171

So với Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, Cách mạng tháng Mười Nga (1917) có sự khác biệt cơ bản về

A. Lực lượng lãnh đạo

B. Động lực cách mạng

C. Khuynh hướng chính trị

D. Tính chất điển hình

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) có sự khác biệt về tính chất điển hình.

+ Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) là cuộc cách mạng vô sản điển hình.

+ Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc – theo khuynh hướng vô sản.

- Nội dung các đáp án A, B, C phản ánh điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945).

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp vô sản thông qua đội tiên phong là chính đảng của giai cấp vô sản (Đảng Bosevich ở Nga và Đảng Cộng sản Đông Dương ở Việt Nam).

+ Kết quả đấu tranh: thắng lợi.

+ Khuynh hướng chính trị: cách mạng vô sản

→ D đúng.A,B,C sai

* Cách mạng tháng Mười (1917):

- Nguyên nhân:

+ Cục diện hai chính quyền song song tồn tại.

+ Chính phủ tư sản lâm thời không đáp ứng những quyền lợi cơ bản của nhân dân.

- Mục tiêu: Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản; tạo điều kiện đưa Nga tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Lãnh đạo: Giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsêvích

- Diễn biến chính:

+ Tháng 10/1917, Đảng Bôsêvich Nga đã quyết định chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân Nga sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

+ Ngày 7/10/1917, Lênin bí mật rời Phần lan về nước để trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

+ Đêm 24/10/ 1917, khởi nghĩa bùng nổ tại Matxcơva và nhanh chóng giành thắng lợi.

+ Đầu năm 1918, cách mạng đã giành thắng lợi hoàn toàn trên nước Nga rộng lớn.

- Kết quả: thắng lợi. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

- Ý nghĩa:

+ Giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.

+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.

- Tính chất: cách mạng vô sản.

♦ Diễn biến chính của cách mạng tháng Tám

- Đến giữa tháng 8/1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước.

- Từ ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để phát động nhân dân khởi nghĩa.

- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa.

- Ngày 18/8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất.

- Tối 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền.

- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn.

- Ngày 28/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước (trừ một số thị xã do quân Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng từ trước).

- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.

- 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

♦ Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, vì đã:

+ Lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp trong hơn 80 năm, của quân phiệt Nhật Bản gần 5 năm; chấm dứt thời kì quân chủ hơn 1000 năm; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập, tự do; giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

+ Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bí mật trở thành đảng cầm quyền, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.

+ Chứng tỏ năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự sáng tạo và tinh thần yêu nước của nhân dân; chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Giải Lịch sử 12 Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 9: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa phong trào Cần Vương (1885 – 1896)?

Xem đáp án » 23/07/2024 361

Câu 2:

Năm 1923, một số địa chủ và tư sản Việt Nam đã tổ chức phong trào đấu tranh nào dưới đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 203

Câu 3:

Năm 1925, tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản ở Pháp?

Xem đáp án » 17/07/2024 197

Câu 4:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) được triệu tập tại

Xem đáp án » 19/07/2024 190

Câu 5:

Quốc gia nắm giữ 3/4 dự trữ vàng của thế gới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 21/07/2024 156

Câu 6:

Trong những năm 1970 – 1971, Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn tiến công xâm lược Campuchia và Lào nhằm thực hiện âm mưu nào sau đây?

Xem đáp án » 21/07/2024 156

Câu 7:

Thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) đã

Xem đáp án » 17/07/2024 148

Câu 8:

Thực chất Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là hội nghị

Xem đáp án » 13/07/2024 141

Câu 9:

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phát huy bài học kinh nghiệm nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án » 23/07/2024 137

Câu 10:

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, từ năm 1949, chính phủ Pháp bắt đầu nhận viện trợ của nước nào?

Xem đáp án » 17/07/2024 135

Câu 11:

Điều khoảng nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với xự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước Việt Nam?

Xem đáp án » 20/07/2024 135

Câu 12:

Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Liên Xô trong những năm 1921 – 1925 là

Xem đáp án » 13/07/2024 134

Câu 13:

Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án » 21/07/2024 132

Câu 14:

Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là

Xem đáp án » 22/07/2024 131

Câu 15:

Hiệp ước Bali (tháng 2/1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã

Xem đáp án » 30/10/2024 125

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »