Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 (Cánh diều): Nguyên tố hóa học

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 2.

1 3,843 21/10/2024
Tải về


Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học

Bài giảng Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học

Mở đầu trang 15 Bài 2 KHTN lớp 7: Trên nhãn của một loại thuốc phòng bệnh loãng xương, giảm đau xương khớp có ghi các từ “calcium”, “magnesium”, “zinc”. Đó là tên của ba nguyên tố hóa học có trong thành phần của thuốc để bổ sung cho cơ thể. Vậy nguyên tố hóa học là gì?

Trên nhãn của một loại thuốc phòng bệnh loãng xương, giảm đau xương khớp có ghi các từ calcium

Trả lời:

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

Mỗi nguyên tố hóa học có tên gọi và kí hiệu riêng.

Ví dụ hình vẽ sau đây, mô tả những nguyên tử khác nhau nhưng cùng có 6 proton trong hạt nhân nên thuộc cùng nguyên tố carbon.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

I. Nguyên tố hóa học là gì?

Câu hỏi 1 trang 15 KHTN lớp 7: Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học có đặc điểm gì giống nhau?

Trả lời:

Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học đều có cùng số proton trong hạt nhân.

Do đó, các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

Luyện tập 1 trang 16 KHTN lớp 7: Số lượng mỗi loại hạt của một số nguyên tử được nêu trong bảng dưới đây. Hãy cho biết những nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học

Luyện tập 1 trang 16 KHTN lớp 7: Số lượng mỗi loại hạt của một số nguyên tử được nêu trong bảng dưới đây (ảnh 1)

Trả lời:

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

- Nguyên tử X1, X3, X7 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 8 proton trong hạt nhân.

- Nguyên tử X2, X5 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 7 proton trong hạt nhân.

- Nguyên tử X4, X8 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 6 proton trong hạt nhân.

II. Tên nguyên tố hóa học

Luyện tập 2 trang 16 KHTN lớp 7: Đọc tên 20 nguyên tố hóa học trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Tên gọi và kí hiệu của một số nguyên tố hóa học

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Phiên âm quốc tế

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Phiên âm quốc tế

1

Hydrogen

H

/ˈhaɪdrədʒən/

11

Sodium (Natri)

Na

/ˈsəʊdiəm/

2

Helium

He

/ˈhiːliəm/

12

Magnesium

Mg

/mæɡˈniːziəm/

3

Lithium

Li

/ˈlɪθiəm/

13

Aluminium (Nhôm)

Al

/ˌæləˈmɪniəm/

4

Beryllium

Be

/bəˈrɪliəm/

14

Silicon

Si

/ˈsɪlɪkən/

5

Boron

B

/ˈbɔːrɑːn/

15

Phosphorus

P

/ˈfɑːsfərəs/

6

Carbon

C

/ˈkɑːrbən/

16

Sulfur

(Lưu huỳnh)

S

/ˈsʌlfər/

7

Nitrogen (Nitơ)

N

/ˈnaɪtrədʒən/

17

Chlorine

Cl

/ˈklɔːriːn/

8

Oxygen

O

/ˈɑːksɪdʒən/

18

Argon

Ar

/ˈɑːrɡɑːn/

9

Fluorine

F

/ˈflɔːriːn/

19

Potassium (kali)

K

/pəˈtæsiəm/

10

Neon

Ne

/ˈniːɑːn/

20

Calcium

Ca

/ˈkælsiəm/

Trả lời:

Học sinh đọc tên nguyên tố hóa học trong bảng 2.1 theo phiên âm quốc tế.

III. Kí hiệu hóa học

Câu hỏi 2 trang 17 KHTN lớp 7: Hoàn thành thông tin vào bảng sau:

Nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Ghi chú

Iodine

?

Kí hiệu có 1 chữ cái

Fluorine

?

Phosphorus

?

Neon

?

Kí hiệu có 2 chữ cái

Silicon

?

Aluminium

?

Trả lời:

Nguyên tố hóa học

Kí hiệu

Ghi chú

Iodine

I

Kí hiệu có 1 chữ cái

Fluorine

F

Phosphorus

P

Neon

Ne

Kí hiệu có 2 chữ cái

Silicon

Si

Aluminium

Al

Tìm hiểu thêm 1 trang 17 KHTN lớp 7: Hãy kể tên và viết kí hiệu của ba nguyên tố hóa học chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất.

Trả lời:

- Oxygen (kí hiệu là O) là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất.

- Silicon (kí hiệu là Si) là nguyên tố phổ biến thứ 2 trong vỏ Trái Đất.

- Aluminium, còn được gọi là nhôm (kí hiệu là Al) là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ Trái Đất.

Tìm hiểu thêm 2 trang 17 KHTN lớp 7: Nguyên tố hóa học nào có nhiều nhất trong vũ trụ?

Trả lời:

Nguyên tố hóa học có nhiều nhất trong vũ trụ là hydrogen (kí hiệu là H) chiếm tới hơn 70% vũ trụ. Hydrogen cũng là nguyên tố đơn giản nhất trong vũ trụ.

Luyện tập 3 trang 17 KHTN lớp 7: Đọc và viết tên các nguyên tố hóa học có kí hiệu là: C, O, Mg, S

Trả lời:

Kí hiệu

Tên nguyên tố hóa học

Phiên âm quốc tế

C

Carbon

/ˈkɑːrbən/

O

Oxygen

/ˈɑːksɪdʒən/

Mg

Magnesium

/mæɡˈniːziəm/

S

Sulfur (lưu huỳnh)

/ˈsʌlfər/

Luyện tập 4 trang 18 KHTN lớp 7: Hoàn thành thông tin về tên hoặc kí hiệu hóa học của nguyên tố theo mẫu trong các ô sau:

Hoàn thành thông tin về tên hoặc kí hiệu hóa học của nguyên tố theo mẫu trong các ô sau

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

Luyện tập 5 trang 18 KHTN lớp 7: Đọc tên của các nguyên tố hóa học có trong mỗi ô trên

Đọc tên của các nguyên tố hóa học có trong mỗi ô trên

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

(Chú ý: Phần in nghiêng, đậm dùng để hoàn thành thông tin ở các ô, học sinh đọc tên các nguyên tố ở mỗi ô theo phiên âm quốc tế)

Vận dụng trang 18 KHTN lớp 7: Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng giúp cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, calcium còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh, cơ, tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu. Thực phẩm và thuốc bổ chứa nguyên tố calcium giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở tuổi già và hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của trẻ em.

a) Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium.

b) Kể tên ba thực phẩm có chứa nhiều calcium mà em biết.

Trả lời:

a) Nguyên tố calcium có kí hiệu hóa học là Ca.

b) Ba thực phẩm có chứa nhiều calcium là: sữa, cá mòi, đậu phụ.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

Tìm hiểu thêm trang 18 KHTN lớp 7: Tìm hiểu nguyên tố hóa học

Em hãy lựa chọn một nguyên tố hóa học trong số các nguyên tố sau: hydrogen, helium, oxygen, neon, phosphorus. Tìm hiểu một số thông tin về nguyên tố hóa học đó và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Gợi ý một số thông tin có thể tìm hiểu về nguyên tố hóa học:

- Tên và kí hiệu của nguyên tố hóa học đó là gì?

- Nguyên tố hóa học đó được tìm thấy khi nào? Ai là người phát hiện ra nguyên tố hóa học đó và bằng cách nào?

- Nguyên tố đó có ứng dụng gì trong cuộc sống.

Trả lời:

Nguyên tố oxygen

- Tên: Oxygen

- Kí hiệu hóa học: O

- Nhà khoa học người Anh Joseph Priestley là người đầu tiên phát hiện oxyen và cô lập nó ở trạng thái khí. Khám phá của ông là tiền đề giúp các nhà khoa học sau này có thể hiểu được bản chất của quá trình đốt cháy hoặc oxi hóa một chất hóa học.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

Joseph Priestley và các dụng cụ ông thường dùng khi nghiên cứu về khí

- Một số ứng dụng phổ biến của oxygen:

+ Oxygen là chất có vai trò quan trọng cho sự sống và sự cháy.

+ Hàng năm trên thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn oxygen để đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học

I. Nguyên tố hóa học là gì?

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

Ví dụ: Hình vẽ dưới đây mô tả những nguyên tử khác nhau có cùng 1 proton nên thuộc cùng một nguyên tố hydrogen.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều  (ảnh 1)

- Nguyên tố hóa học đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử.

- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố đều có chung tính chất hóa học.

- Cho đến nay, Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (IUPAC) đã công bố tìm thấy 118 nguyên tố hóa học gồm:

+ 90 nguyên tố trong tự nhiên

+ Số còn lại do con người tổng hợp, được gọi là nguyên tố nhân tạo

II. Tên nguyên tố hóa học

- Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên riêng.

- Một số cách đặt tên nguyên tố hóa học khác nhau:

+ Dựa vào tính chất và ứng dụng của nguyên tố.

Ví dụ: Tên nguyên tố lithium, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “lithos” nghĩa là đá.

Tên nguyên tố carbon (thành phần chính là than) bắt nguồn từ tiếng La – tinh, “carbo” nghĩa là than.

Tên nguyên tố hydrogen bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là tạo ra nước.

+ Theo tên các nhà khoa học.

Ví dụ: Tên nguyên tố Gadolini, tên gọi của nhà hóa học người Phần Lan Iogana Gagolina.

Tên nguyên tố mendelevium bắt nguồn từ tên nhà hóa học người Nga Đ.I. Men-đê-lê-ép.

+ Theo tên địa danh.

Ví dụ: Tên nguyên tố Germani, tên gọi để kỉ niếm nước Đức (Germanie).

Tên nguyên tố polonium bắt nguồn tùa tên đất nước Balan (Poland).

- Có 13 nguyên tố hóa học đã quen dùng trong đời sống của người Việt Nam là: vàng (gold), bạc (silver), đồng (copper), chì (lead), sắt (iron), nhôm (aluminium), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), thiếc (tin), nitơ (nitrogen), natri (sodium), kali (potassium) và thủy ngân (mercury). Vì vậy, trong thực tế, các nguyên tố này được dùng cả tên tiếng Việt và tên tiếng Anh để tiện tra cứu.

III. Kí hiệu hóa học

- Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố.

- Cách biểu diễn kí hiệu hóa học:

+ Biểu diễn bằng một hay hai chữ cái trong tên nguyên tố.

+ Chữ cái đầu tiên được viết in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) được viết thường.

- Ví dụ:

+ Kí hiệu hóa học của nguyên tố Bromine là Br;

+ Kí hiệu hóa học của nguyên tố sulfur là S;

+ Kí hiệu hóa học của nitrogen là N,…

- Trong một số trường hợp, kí hiệu hóa học của nguyên tố không tương ứng với tên theo IUPAC. Ví dụ: Kí hiệu nguyên tố sodium là Na; Kí hiệu của nguyên tố iron là Fe,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều  (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài tập Chủ đề 1, 2

Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Nguyên tố hóa học

1 3,843 21/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: