Khoa học lớp 4 Bài 7 (Cánh diều): Sự truyền ánh sáng

Với lời giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 7: Sự truyền ánh sáng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 4.

1 1,342 13/09/2023


Giải Khoa học lớp 4 Bài 7: Sự truyền ánh sáng

A/ Câu hỏi đầu bài

Giải Khoa học lớp 4 trang 29

Câu hỏi mở đầu trang 29 SGK Khoa học lớp 4: Quan sát hình 1 và cho biết vì sao có bóng cây.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng

Trả lời:

Ánh sáng mặt trời truyền theo đường thẳng, khi chiếu vào cây thì cây giống như một vật chắn sáng, kết quả là tạo ra bóng tối phía sau vật sáng.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Vật phát sáng và vật được chiếu sáng

Giải Khoa học lớp 4 trang 30

Câu hỏi quan sát trang 30 SGK Khoa học lớp 4: Hãy cho biết vật phát sáng, vật được chiếu sáng trong các hình dưới đây.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng

Trả lời:

- Hình 2: Vật phát sáng: Mặt trời.

- Hình 3: Vật phát sáng: Đuôi con đom đóm.

- Hình 4: Vật được chiếu sáng: Mặt trăng. (Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng, sở dĩ ta nhìn thấy mặt trăng vì nó hắt lại ánh sáng từ mặt trời chiếu vào nó)

- Hình 5:

+ Vật phát sáng: Các bóng đèn trong phòng.

+ Vật được chiếu sáng: Các vật dụng trong phòng.

Luyện tập, vận dụng trang 30 SGK Khoa học lớp 4: Nêu thêm ví dụ về vật phát sáng và vật được chiếu sáng.

Trả lời:

- Vật phát sáng: Đèn pin; đèn pha ô tô…

- Vật được chiếu sáng: cây cối, con gà, con chó …

II. Sự truyền thẳng của ánh sáng. Vật cho ánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.

Thực hành, thí nghiệm 1 trang 30 SGK Khoa học lớp 4Tìm hiểu về đường truyền ánh sáng.

Chuẩn bị: Tấm bìa có khe hẹp, đèn pin.

Tiến hành:

- Đặt đèn pin và tấm bìa có khe hẹp trên bàn (hình 6). Hãy dự đoán về đường truyền của ánh sáng phía sau khe hẹp của tấm bìa nếu bật đèn pin.

- Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của em.

- Nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng

Trả lời:

- Dự đoán: Đường truyền của ánh sáng là đường thẳng.

- Học sinh làm thí nghiệm như hình 6 trang 30 để kiểm chứng.

- Nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là một đường thẳng.

Giải Khoa học lớp 4 trang 31

Thực hành, thí nghiệm 1 trang 31 SGK Khoa học lớp 4Tìm hiểu một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng.

Chuẩn bị: Đèn pin, tấm bìa, tấm kính trong, tấm kính mờ…

Tiến hành:

- Trao đổi với bạn bè về cách làm thí nghiệm để biết trong số các vật đã chuẩn bị thì vật nào là vật cho ánh sáng truyền qua và vật nào là vật cản ánh sáng.

- Làm thí nghiệm theo cách đã chọn.

- Ghi kết quả vào vở theo gợi ý sau:

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng

- Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra nhận xét gì?

Trả lời:

- Học sinh trao đổi với bạn bè, dự đoán:

+ Vật cho ánh sáng truyền qua: tấm kính trong; tấm kính mờ.

+ Vật cản sáng: tấm bìa.

- Học sinh thực hiện thí nghiệm: Lần lượt bật đèn pin chiếu qua tấm kính trong, tấm kính mờ và tấm bìa. Quan sát.

- Kết quả thí nghiệm:

Vật cho ánh sáng truyền qua

Vật cản ánh sáng

Vật cho hầu hết ánh sáng truyền qua

Vật chỉ cho một phần ánh sáng truyền qua

Tấm kính trong

Tấm kính mờ

Tấm bìa

- Nhận xét: Một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng.

Luyện tập, vận dụng 1 trang 31 SGK Khoa học lớp 4: Kể thêm một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng.

Trả lời:

- Một số vật cho ánh sáng truyền qua: túi ni - lông trong suốt, cốc thủy tinh trong suốt…

- Một số vật cản ánh sáng: Bức tường bê tông, khúc gỗ, tấm bảng ….

Luyện tập, vận dụng 2 trang 31 SGK Khoa học lớp 4: Quan sát các vật trong mỗi hình dưới đây, nêu tên bộ phận của vật cho ánh sáng truyền qua. Vì sao các bộ phận đó phải làm bằng vật liệu mà ánh sáng truyền qua được.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng

Trả lời:

Bộ phận cho ánh sáng truyền qua:

- Hình 7: Ống kính đèn pin (là phần nhựa trong, nhìn thấy ở mặt trước của đèn pin để bảo vệ bóng đèn; vì bóng đèn làm bằng thuỷ tinh nên dễ bị vỡ).

- Hình 8: Mặt kính đồng hồ.

- Hình 9: Mặt kính đèn ô tô.

Các bộ phận đó phải làm bằng vật liệu mà ánh sáng truyền qua được để giúp ta nhìn thấy vật (Hình 8) hoặc vật được chiếu sáng từ đèn pin, đèn ô tô (Hình 7; Hình 9).

Luyện tập, vận dụng 3 trang 31 SGK Khoa học lớp 4: Dựa vào các hình dưới đây, cho biết không khí xung quanh ta có cho ánh sáng truyền qua không.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng

Trả lời:

Không khí xung quanh ta có cho ánh sáng truyền qua.

Luyện tập, vận dụng 4 trang 31 SGK Khoa học lớp 4: Vì sao chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi trong hồ khi nước trong? Khi cá bơi phía sau tảng đá, chúng ta có nhìn thấy cá nữa không? Vì sao?

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng

Trả lời:

Chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi trong hồ khi nước trong vì: Khi nước trong thì ánh sáng có thể chiếu qua nước đến con cá (vật được chiếu sáng) khiến cho mắt chúng ta nhìn thấy được con cá.

- Khi cá bơi phía sau tảng đá, chúng ta không nhìn thấy cá nữa vì: Tảng đá là vật cản ánh sáng, ánh sáng không thể truyền qua nó tới con cá được.

III. Tìm hiểu về sự tạo thành bóng của vật.

Giải Khoa học lớp 4 trang 32

Thực hành, thí nghiệm 1 trang 32 SGK Khoa học lớp 4Tìm hiểu sự tạo thành bóng của vật.

Chuẩn bị: Một chiếc đèn, một quyển sách, một giá đỡ, một tấm kính trong và một tấm bìa khổ A3.

Tiến hành:

- Đặt quyển sách lên giá đỡ chắn giữa đèn và tấm bìa (hình 13). Khi bật đèn sáng, em nhìn thấy gì trên tấm bìa? Giải thích hiện tượng.

- Thay quyển sách bằng tấm kính trong, kết quả quan sát được trên tấm bìa có thay đổi gì? Giải thích hiện tượng.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng

Trả lời:

- Học sinh thực hiện thí nghiệm như hình 13 trang 32.

- Khi bật đèn sáng, em nhìn thấy bóng của quyển sách in trên tấm bìa. Vì quyển sáng là vật cản sáng nên tạo bóng tối phía sau vật sáng.

- Khi thay quyển sách bằng tấm kính trong thì không thấy bóng của vật nào trên tấm bìa.

Vì tấm kính trong là vật truyền sáng.

Thực hành, thí nghiệm 2 trang 32 SGK Khoa học lớp 4Tìm hiểu sự thay đổi bóng của vật khi vị trí vật hoặc nguồn sáng thay đổi.

- Dự đoán: Bóng của quyển sách sẽ thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp nêu trong bảng dưới đây?

- Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

- Rút ra kết luận về sự thay đổi bóng của vật khi vị trí vật hoặc nguồn sáng thay đổi.

Khoa học lớp 4 Cánh diều Bài 7: Sự truyền ánh sáng

Trả lời:

- Học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

- Kết quả:

Trường hợp

Dự đoán về bóng của vật

Kết quả thí nghiệm

Kết luận

Di chuyển đèn lại gần quyển sách

Bóng của quyển sách in trên tấm bìa lớn hơn.

Giống với dự đoán

Khi di chuyển đèn lại gần vật cản sáng thì bóng của vật in trên tấm bìa sẽ lớn hơn.

Di chuyển đèn ra xa quyển sách

Bóng của quyển sách in trên tấm bìa nhỏ hơn.

Giống với dự đoán

Khi di chuyển đèn ra xa vật cản sáng thì bóng của vật in trên tấm bìa  sẽ nhỏ hơn.

Di chuyển quyển sách lại gần đèn

Bóng của quyển sách in trên tấm bìa lớn hơn.

Giống với dự đoán

Khi di chuyển vật cản sáng lại gần đèn thì bóng của vật in trên tấm bìa lớn hơn.

Di chuyển quyển sách ra xa đèn

Bóng của quyển sách in trên tấm bìa nhỏ hơn

Giống với dự đoán

Khi di chuyển vật cản sáng ra xa đèn thì bóng của vật in trên tấm bìa nhỏ hơn

- Rút ra kết luận: Khi được chiếu sáng, phía sau vật cản ánh sáng có bóng của vật đó. Bóng của vật thay đổi khi vị trí của nguồn sáng đối với vật đó thay đổi và ngược lại.

Giải Khoa học lớp 4 trang 33

Luyện tập, vận dụng 1 trang 33 SGK Khoa học lớp 4: Bàn học của Nam kê sát cửa sổ nên buổi chiều mùa hè thường bị nắng chiếu vào. Theo em, bạn Nam có thể làm cách nào để hạn chế ánh nắng chiếu vào?

Trả lời:

Theo em, Nam nên thay đổi vị trí của bàn học tránh cửa sổ để hạn chế nắng chiếu vào.

Hoặc Nam có thể dùng rèm che cửa sổ vào buổi chiều.

Luyện tập, vận dụng 2 trang 33 SGK Khoa học lớp 4: Chơi trò chơi: “Tạo bóng”.

Sử dụng tay để tạo bóng có hình dạng của các con vật (con chim, con thỏ,…) trên tường. Nhận xét về vị trí, hình dạng, kích thước của bóng khi thay đổi vị trí tay.

Trả lời:

Học sinh tự tạo các bóng có hình dạng con vật bằng tay.

Khi tay đổi vị trí tay:

- Vị trí của bóng không thay đổi: bóng vẫn nằm nguyên trên tường.

- Hình dạng của bóng không thay đổi.

- Kích thước của bóng có thay đổi: Khi càng đưa tay gần lại nguồn sáng (bóng điện, bóng đèn) thì kích thước các con vật mà tay ta tạo hình sẽ càng lớn.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Ánh sáng trong đời sống

Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

Bài 10: Âm thanh trong cuộc sống

Bài 11: Sự truyền nhiệt

Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém

1 1,342 13/09/2023