Khoa học lớp 4 Bài 19 (Cánh diều): Thực phẩm an toàn
Với lời giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 19: Thực phẩm an toàn sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 4.
Giải Khoa học lớp 4 Bài 19: Thực phẩm an toàn
A/ Câu hỏi đầu bài
Giải Khoa học lớp 4 trang 80
Câu hỏi mở đầu trang 80 SGK Khoa học lớp 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn phải thực phẩm còn chứa thuốc trừ sâu hoặc bị nhiễm nấm mốc?
Trả lời:
Nếu chúng ta ăn phải thực phẩm còn chứa thuốc trừ sâu hoặc bị nhiễm nấm mốc chúng ta sẽ bị các triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, đau đầu … nặng hơn có thể suy hô hấp.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Thực phẩm an toàn và sự cần thiết phải sử dụng thực phẩm an toàn
Câu hỏi quan sát trang 80 SGK Khoa học lớp 4: Nêu các công đoạn để có được thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng theo gợi ý dưới đây.
Trả lời:
Các công đoạn để có được thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng:
- Sản xuất thực phẩm an toàn như: không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học với cây trồng hoặc thức ăn tăng trọng đối với vật nuôi, … Quá trình sản xuất không gây hại đến môi trường.
- Đóng gói, vận chuyển và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
- Sử dụng thực phẩm an toàn.
- Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh.
Giải Khoa học lớp 4 trang 81
Câu hỏi trang 81 SGK Khoa học lớp 4: Vì sao chúng ta cần phải sử dụng thực phẩm an toàn?
Trả lời:
Chúng ta cần sử dụng thực phẩm an toàn để:
- Phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
- Phòng tránh các bệnh ung thư.
- Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, lành mạnh cho sức khỏe con người.
Luyện tập, vận dụng trang 81 SGK Khoa học lớp 4: Nêu những việc gia đình em thường làm để giữ thực phẩm được an toàn.
Trả lời:
Những việc gia đình em thường làm để giữ thực phẩm được an toàn:
- Tự trồng rau trong vườn, không sử dụng thuốc trừ sâu hoá học.
- Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.
II. Lựa chọn thực phẩm an toàn
Câu hỏi quan sát 1 trang 81 SGK Khoa học lớp 4: Nêu sự khác nhau giữa thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn trong mỗi hình dưới đây.
Trả lời:
Sự khác nhau giữa thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn trong mỗi hình:
Hình, thực phẩm |
Thực phẩm an toàn |
Thực phẩm không an toàn |
Hình 2: Thịt |
Thịt tươi, có màu đỏ tự nhiên |
Thịt không tươi, bị đổi màu so với tự nhiên |
Hình 3: Gạo |
Có màu trắng ngà tự nhiên |
Gạo đã chuyển màu nâu, có dấu hiệu mốc |
Hình 4: Ớt chuông |
Tươi, có màu đỏ tươi. |
Héo và chuyển màu |
Hình 5: Cà rốt |
Tươi, có màu tự nhiên |
Củ đã héo, xuất hiện nấm mốc |
Hình 6: Bắp cải |
Có màu tự nhiên, tươi |
Héo, chuyển màu |
Hình 7: Khoai tây |
Tươi, có màu tự nhiên |
Chuyển màu và bắt đầu mọc mầm |
Giải Khoa học lớp 4 trang 82
Câu hỏi quan sát 2 trang 82 SGK Khoa học lớp 4: Các bạn trong hình dưới đây cần chú ý điều gì để mua được thực phẩm an toàn.
Trả lời:
Các bạn trong hình cần chú ý hạn sử dụng và nơi sản xuất để mua được thực phẩm an toàn.
Luyện tập, vận dụng trang 82 SGK Khoa học lớp 4: Hãy chia sẻ với các bạn về một số dấu hiệu của thực phẩm không an toàn. Cho ví dụ.
Trả lời:
Một số dấu hiệu của thực phẩm không an toàn: Không còn màu, mùi tự nhiên; không tươi; xuất hiện nấm mốc; không có hạn sử dụng; không có cơ sở sản xuất rõ ràng.
Ví dụ: quả cà chua khi bị hỏng có dấu hiệu héo, chảy nước, có nấm phủ xung quanh và mùi chua khó chịu.
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 20: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh
Xem thêm các chương trình khác: